Bạn là người yêu âm nhạc? Bạn có thể nghe nhạc cả ngày mà không thấy chán? Bạn sẵn sàng bỏ thời gian dài để nghiên cứu sâu về âm nhạc tuy nhiên vẫn có nhiều khái niệm mà bạn không nắm rõ được như “tone là gì” ? Bạn muốn biết tone là gì hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây bạn sẽ hiểu rõ nó.
Xem thêm: 199+ Dàn karaoke gia đình HAY, GIÁ RẺ chỉ dưới 20 TRIỆU
Tone là gì?
Tone là một từ của tiếng anh được dịch sang tiếng việt trong lĩnh vực âm nhạc gọi là giọng. Hay hiểu đơn giản là tone là giọng của bạn nhạc. Giọng của bản nhạc được là độ cao của một giai điệu cụ thể nào đó. Người ta quy ước có 30 thể giọng khác nhau được xếp theo từng cặp giọng trưởng và giọng thứ song song, bao gồm:
Đô Trưởng (C) và La thứ (Am)
Sol Trưởng (G) và Mi thứ (Em)
Rê Trưởng (D) và Si thứ (Bm)
La Trưởng (A) và Fa (thăng) thứ (F#m)
Mi Trưởng (E) và Đô (thăng) thứ (C#m)
Si Trưởng (B) và Sol (thăng) thứ (G#m)
Fa (thăng) trưởng (F#) và Rê (thăng) thứ (D#m)
Đô (thăng) Trưởng (C#) và La (thăng) thứ (A#m)
Fa Trưởng (F) và Rê thứ (Dm)
Si (giáng) Trưởng (Bb) và Sol thứ (Gm)
Mi (giáng) Trưởng (Eb) và Đô thứ (Cm)
La (giáng) Trưởng (Ab) và Fa thứ (Fm)
Rê (giáng) Trưởng (Db) và Si (giáng) thứ (Bbm)
Sol (giáng) Trưởng (Gb) và Mi (giáng) thứ (Ebm)
Đô (giáng) Trưởng (Cb) và La (giáng) thứ (Abm)
Trong đó: Thứ tự các dấu hóa xuất hiện trên khuông nhạc lần lượt là:
Thăng (#): Fa – Đô – Sol – Rê – La – Mi – Si
Giáng (b): Si – Mi – La – Rê – Sol – Đô – Fa
Cách xác định Tone của bản nhạc
Xác định “tone” hay “giọng” của một bản nhạc là ta đi chọn ra những nốt nhạc chính trong toàn bộ bài hát cùng thuộc giai điệu để việc đệm hát dễ dàng hơn và hay hơn.
Vậy làm thế nào để xác định được tone/giọng của một bài hát! Rất đơn giản, ta làm như sau:
– Nhìn vào số dấu hóa của bài hát để xác định cặp giọng song song có thể là “tone” của bài hát.
Ví dụ:
Bản nhạc không có dấu hóa nào thì giọng của nó có thể là Đô Trường (C) hoặc La thứ (Am). Còn bản nhạc có 4 dấu giáng (b) thì giọng của nó có thể là La (giáng) Trưởng (Ab) hoặc Fa thứ (Fm).
– Tiếp theo, để xác định giọng của bài hát chuẩn nhất, chúng ta sẽ cần chú ý tới một vài yếu tố sau:
+ Các dấu hóa bất thường xuất hiện trong bài hát.
+ Ô nhịp mở đầu (không tính nhịp lấy đà) và ô nhịp kết thúc của bản nhạc. Thông thường, các ô nhịp này chính là âm chủ của giọng trong bài hát.
+ Nếu bài hát đã có sẵn các hợp âm để đệm hát thì sẽ dễ xác định giọng hơn, vì trong hầu hết các trường hợp, tác phẩm đều được kết thúc bằng hợp âm chủ.
Lưu ý:
Để xác định được hai giọng Trường và thứ song song từ số dấu hóa có trên khuông nhạc một cách dễ dàng hơn bằng cách ghi nhớ 2 quy luật sau đây:
– Nếu sau khóa nhạc có các dấu thăng, ta lấy dấu thăng cuối cùng tăng lên một bậc sẽ có giọng Trưởng, từ đó suy ra được giọng thứ song song.
Ví dụ:
Bản nhạc có 3 dấu thăng, vậy dấu thăng thứ ba là Sol, cộng thêm một bậc thành La, vậy bản nhạc có giọng Trưởng là La Trưởng (A), suy ra giọng thứ song song là Fa (thăng) thứ (F#m).
– Trường hợp sau khóa nhạc có các dấu giáng, ta xác định giọng của bản nhạc, bạn chỉ cần lấy tên của dấu giáng đứng thứ hai từ cuối lên để làm giọng trưởng chính của bài và từ đó suy ra giọng thứ song song.
Ví dụ:
Bản nhạc có 6 dấu giáng thì dấu giáng thứ 2 từ cuối lên là Sol, ta xác định giọng Trưởng của bài là Sol (giáng) Trưởng, suy ra giọng thứ song song là Mi (giáng) thứ (Ebm)
Vậy qua bài viết này các bạn đã hiểu được khái niệm tone là gì? và cách xác định tone của bài hát rồi chứ. Ngoài ra để có được một bài hát chất lượng thì bạn cũng phải đầu tư một bộ dàn âm thanh chuẩn để có thể truyền tải đến người nghe những giai điệu hay nhất. Vậy hãy đển Khang Phú Đạt Audio tư vấn cho bạn chúng tôi tự tin là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp các thiết bị âm thanh chất lượng như Loa, Mixer, Amply, Micro, Cục đẩy công suất, Phụ kiện…Hãy liên hệ để được tư vấn nhé
Đơn vị chúng tôi chuyên cung cấp và lắp đặt dàn âm thanh hội trường sân khấu cao cấp, dàn âm thanh karaoke chính hãng số 1 tại Việt Nam hiện nay. Đảm bảo 100% thiết bị âm thanh được nhập khẩu và được bảo hành lên tới 36 tháng tại đây.