1. Trách nhiệm là gì?
Trách nhiệm là việc mà mỗi người phải làm và phải có ý thức với những việc làm đó. Trách nhiệm luôn là một gánh nặng nhưng nó sẽ giúp chúng ta rất nhiều trong quá trình phát triển. Người sống có trách nhiệm sẽ được người khác tôn trọng và sẽ dễ dàng đạt được thành công.
Trách nhiệm có thể kể đến là trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội. Đối với mỗi cá nhân trách nhiệm là một điều thiết yếu cần phải có trong mỗi con người. Người sống có trách nhiệm họ sẽ luôn luôn chủ động trong mọi việc, tự tin phát triển bản thân mình, dám làm những điều mình muốn và sẵn sàng đứng ra chịu trách nhiệm về mình muốn và sẵn sàng đứng ra chịu trách nhiệm về những việc đã làm mà không đổ lỗi hay đùn đẩy cho bất kỳ ai. Người sống có trách nhiệm sẽ được mọi người yêu quý và sẽ được cấp trên quan tâm và trọng dụng.
Xem thêm: Trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng theo Luật Thương mại
2. Biểu hiện của người có trách nhiệm:
– Biết coi trọng thời gian
Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn là người trưởng thành, người sống có trách nhiệm. Đó là bạn biết cách quản lý thời gian – một trong những khía cạnh quan trọng nhất của cuộc sống mà ai cũng phải biết.
Nếu bạn không biết coi trọng thời gian, có xu hướng lãng phí thời gian, dùng thời gian của mình để làm những việc vô bổ. Thì sẽ khiến cho bạn trở thành một con người thất bại, bạn sẽ trở nên lười biếng, lề mề, hiệu quả công việc không cao.
– Biết chịu trách nhiệm trong mọi việc, hiểu được trách nhiệm phải do nỗ lực mới có được
– Lập kế hoạch cho mọi thứ: Những người có trách nhiệm sẽ không bao giờ họ làm việc một cách bốc đồng và không có kế hoạch cụ thể. Mà họ luôn cân nhắc mọi vấn đề và lập kế hoạch làm việc cụ thể. Họ hiểu được rằng, chỉ cần mắc phải một sai lầm nhỏ thôi thì cũng có thể kéo theo vô vàn những rắc rối khác, khó có thể sửa chữa lại được.
– Biết cách tập trung: Tập trung để có thể hoàn thành công việc đó tốt hơn, mang lại hiệu quả cao hơn. Người biết cách tập trung làm việc luôn mong muốn sự cầu toàn, không muốn bản thân mắc phải những sai lầm cho dù là nhỏ nhất để tránh ảnh hưởng đến những công việc liên quan.
– Không đổ lỗi và luôn tôn trọng sự cố gắng của người khác: Những người có tinh thần trách nhiệm họ cũng sẽ không bao giờ đổ lỗi cho những người xung quanh. Bạn không chủ động đi làm sớm nên đừng đổ lỗi cho tắc đường; bạn bị điểm kém là do bạn lười học nên đừng đổ lỗi cho các thầy cô không biết dạy học,… Cuộc sống của bạn chắc chắn sẽ thay đổi tốt hơn nếu như bạn ngưng đổ lỗi cho người khác và sống có trách nhiệm hơn.
– Không than thở và không viện cớ: Than thở là một biểu hiện xấu của những người sống thiếu trách nhiệm. Bạn thường xuyên than thở về công việc, về sếp, về thời tiết,… than thở để đổ lỗi cho bất kỳ cái gì khác. Những người sống có trách nhiệm thay vì than thở họ sẽ tự mình tìm ra giải pháp khắc phục.
– Thừa nhận sai trái: Người sống có trách nhiệm sẽ biết cách tận dụng triệt để sai lầm của mình để phát triển bản thân. Việc này không chỉ biến sai lầm của mình thành bài học kinh nghiệm đáng quý mà nó còn mang tính bước ngoặt giúp cho bạn không mắc phải những lỗi như vậy thêm một lần nào nữa. Một người sống có trách nhiệm sẽ không ngần ngại thừa nhận lỗi lầm của mình và coi đó là bài học đáng quý.
Xem thêm: Trách nhiệm pháp lý là gì? Đặc điểm và phân loại trách nhiệm pháp lý?
3. Cách để trở thành người sống trách nhiệm:
Thứ nhất, đối với bản thân
Trách nhiệm đối với bản thân được hiểu là phải cố gắng hết sức mình để đạt được những gì mà ta mong muốn. Và ta phải làm gì đê giúp ích cho bản thân mình ở hiện tại và cả ở tương lai. Phải có niềm tin vào chính bản thân mình rằng chỉ cần cố gắng hết sức mình thì ta sẽ làm được. Khi bị điểm kém ta không nên đổ lỗi rằng đề khó hay giáo viên dạy không hiểu mà ta phải nhận lấy trách nhiệm về mình. Vì bản thân mình không chú ý lắng nghe nên không hiểu những gì giáo viên giangr và không làm được bài. Từ đó ta phải nỗ lực cố gắng hơn đề đạt được kết quả tốt.
Thứ hai, đối với gia đình
Trách nhiệm đối với gia đình đó chính là mỗi học sinh, sinh viên, cá nhân phải cố gắng học tập thật tốt phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ để làm vui lòng cha mẹ, ông bà. Ngoài ra, chúng ta còn có thể giúp đỡ, phụ giúp gia đình, không được la cà, rong chơi, không được phá làng phá xóm hay nói những lời ẽ thô tục khiến cho những người thân trong gia đình đau lòng.
Thứ ba, đối với xã hội
Trách nhiệm đối với xã hội là chúng ta phải cố gắng học tập thật tốt để sau này có thể giúp ích cho xã hội. Chỉ cần học tập phấn đấu không phá phách, trộm cướp, ma túy và các tệ nạn xã hội là các bạn đã có thể giúp ích cho xã hội và khi các học học thành tài làm việc trong cơ quan nhà nước dù bất cứ ở một bộ máy nào thì các bạn cũng đang giúp ích cho nhân dân.
Khi làm việc các bạn phải là người phục vụ cho nhân dân vì vậy bạn phải làm những gì có thể giúp ích cho dân cho nước, không tham nhũng, hối lộ, chèn ép nhân dân. Đó chính là trách nhiệm của cá nhân bạn đối với dân với nước chỉ cần bạn làm người dân phật lòng hay có những câu nói nặng lời đối với nhân dân là các bạn đã không hoàn thành trách nhiệm của bản thân và phải chịu trách nhiệm với cơ quan cấp trên.
Xem thêm: Trách nhiệm pháp lý khi mua xe nhập lậu
4. Trách nhiệm pháp lý là gì?
Trách nhiệm pháp lý là hậu quả bất lợi do Nhà nước áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật, theo đó cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật phải chịu những chế tài được quy định tại phần chế tài của quy phạm pháp luật.
Xem thêm: Trách nhiệm kỷ luật là gì? Phân biệt trách nhiệm kỷ luật với các loại trách nhiệm pháp lý khác?
5. Các loại trách nhiệm pháp lý:
Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm pháp luật mà cá nhân, tổ chức vi phạm phải gánh chịu những loại trách nhiệm pháp lý khác nhau như:
– Trách nhiệm hình sự;
Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý bất lợi của việc phạm tội và được thể hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của nhà nước do luật hình sự quy định.
+ Trách nhiệm hình sự là “hậu quả pháp lý của việc phạm tội thể hiện ở chỗ người đã gây tội phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước”.
+ Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, là trách nhiệm của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong PLHS bằng một hậu quả bất lợi do Tòa án áp dụng tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà người đó thực hiện.
+ Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước do luật hình sự quy định.
+ Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý bao gồm nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu Trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của Trách nhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và mang án tích.
– Trách nhiệm dân sự;
Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật dân sự nhằm bù đắp về tổn thất vật chất, tinh thần cho người bị hại.
– Trách nhiệm hành chính;
Trách nhiệm hành chính là loại trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính hay nói cách khác trách nhiệm hành chính là trách nhiệm thi hành nghĩa vụ do pháp luật hành chính quy định và trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ đó.
Trách nhiệm pháp lý hành chính gồm khiển trách, cảnh cáo, phạt tiền, cách chức, buộc thôi việc,…
– Trách nhiệm kỷ luật
Trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức do vi phạm kỷ luật, vi phạm quy tắc hay nghĩa vụ trong hoạt động công vụ hoặc vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xem thêm: Hỏi về trách nhiệm pháp lý của người bị tâm thần
6. So sánh các loại trách nhiệm pháp lý:
Thứ nhất, điểm giống nhau
Đều là hậu quả bất lợi do Nhà nước áp dụng đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật, theo đó cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật phải chịu những chế tài được quy định tại phần chế tài của quy phạm pháp luật.
Thứ hai, điểm khác nhau:
Tiêu chí
Trách nhiệm hình sự Trách nhiệm dân sự Trách nhiệm hành chính
Trách nhiệm kỷ luật
Khái niệm
Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với các cá nhân, pháp nhân thương mại vi phạm pháp luật phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi về hành vi phạm tội của mình Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm pháp lý mang tính tài sản được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật dân sự nhằm bù đắp về tổn thất vật chất, tinh thần cho người bị hại. Trách nhiệm hành chính là loại trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính hay nói cách khác trách nhiệm hành chính là trách nhiệm thi hành nghĩa vụ do pháp luật hành chính quy định về trách nhiệm phát sinh do vi phạm nghĩa vụ đó. Trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm pháp lý áp dụng đối lý áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức do vi phạm kỷ luật, vi phạm quy tắc hay nghĩa vụ trong hoạt động công vụ hoặc vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chủ thể áp dụng
Nhà nước Nhà nước Nhà nước Thủ trưởng, cư quan đơn vị, xí nghiệp
Chủ thể bị áp dụng
Cá nhân, pháp nhân, thương mại có hành vi vi phạm pháp luật hình sự bị coi là tội phạm theo quy định của luật hình sự. Áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật dân sự Các chủ thể trong trách nhiệm hành chính là Nhà nước đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật hành chính. Cá nhân khi thực hiện hành vi vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm pháp luật khác mà theo quy định phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
Mục đích
Trừng trị người, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới,… Buộc người có hành vi vi phạm pháp luật vào nghĩa vụ bồi thường cho người bị tổn hại do hành vi đó gây ra nhằm khắc phục những tổn thất đã gây ra. Xử lý vi phạm hành chính, loại trừ những vi phạm pháp luật, ổn định trật tự quản lý trên các lĩnh vực vực quản lý hành chính nhà nước. Đảm bảo trật tự nội bộ của cơ quan, tổ chức
Các hình thức xử lý
– Phạt chính
– Phạt bổ sung
– Các biện pháp khắc phục
– Bồi thường thiệt hại
– Các biện pháp khắc phục
– Cảnh cáo
– Phạt tiền
– Khiển trách;
– Cảnh cáo;
– Hạ bậc lương;
– Hạ ngạch lương;
– Cắt chức;
– Buộc thôi việc
Trình tự áp dụng
Được áp theo trình tự tư pháp Được áp dụng theo trình tự tư pháp