Van tim
Các van tim sẽ đóng mở nhịp nhàng để cho phép máu chảy qua các buồng tim một cách hợp lý. Bốn van tim chịu trách nhiệm điều chỉnh lưu lượng máu qua các buồng tim bao gồm:
- Van ba lá là van giúp điều chỉnh lưu lượng máu nghèo oxy từ tâm nhĩ phải đến tâm thất phải.
- Van động mạch phổi kiểm soát lưu lượng máu từ tâm thất phải vào động mạch phổi, mang máu đến phổi để lấy oxy.
- Van hai lá cho phép máu giàu oxy từ phổi đi từ tâm nhĩ trái vào tâm thất trái.
- Van động mạch chủ mở đường cho máu giàu oxy đi từ tâm thất trái vào động mạch chủ, động mạch lớn nhất của cơ thể bạn.
Mạch máu
Máu giàu oxy được đưa từ tim đến đến các cơ quan, tổ chức trong cơ thể và máu nghèo oxy được mang trở lại tim thông qua một mạng lưới phức tạp các loại mạch máu bao gồm:
- Động mạch mang máu giàu oxy từ tim đến các mô của cơ thể. Ngoại trừ, động mạch phổi thì mang máu đi đến phổi.
- Các tĩnh mạch chịu trách nhiệm mang máu nghèo oxy trở lại tim.
- Mao mạch là những mạch máu nhỏ, nơi cơ thể bạn trao đổi máu giàu oxy và máu nghèo oxy.
Hệ thống dẫn điện
Hệ thống dẫn truyền tín hiệu điện trong tim chịu trách nhiệm kiểm soát nhịp tim. Chúng bao gồm:
- Nút xoang nhĩ (SA): Nằm ở đỉnh của tâm nhĩ phải, đóng vai trò là một máy tạo nhịp tim tự nhiên, chịu trách nhiệm gửi các tín hiệu điện khiến cho tâm nhĩ và tâm thất co lại, làm cho tim bạn đập.
- Nút nhĩ thất (AV): Truyền tín hiệu điện từ các buồng trên của tim đến các buồng dưới của tim.
Tuy nhiên, nhịp tim vẫn có thể thay đổi tùy thuộc vào yếu tố thể chất, tuổi tác, sức khỏe tổng thể và căng thẳng.
Những bệnh về tim phổ biến
Hiểu rõ tim nằm ở đâu, chức năng cũng như cấu trúc của tim, bạn sẽ biết được rằng việc duy trì một trái tim khỏe mạnh quan trọng như thế nào đối với sức khỏe tổng thể. Tiền sử bệnh gia đình, sức khỏe tổng thể cá nhân và lối sống hàng ngày đều là những yếu tố ảnh hưởng đến việc tim có hoạt động tốt hay không.
Tại Hoa Kỳ, bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho mọi người thuộc mọi giới tính và độ tuổi.
Các bệnh về tim phổ biến nhất có thể kể đến là:
- Rung tâm nhĩ: Nhịp tim không đều trong tâm nhĩ
- Rung tâm thất: Nhịp tim không đều trong tâm thấy
- Rối loạn nhịp tim: Nhịp tim bất thường, bao gồm tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc nhịp đập không đều
- Bệnh cơ tim: Cơ tim dày lên, to ra hoặc cứng bất thường
- Suy tim: Khi tim quá yếu để bơm máu đi khắp cơ thể
- Bệnh động mạch vành: Sự tích tụ mảng bám dẫn đến hẹp động mạch vành
- Đau tim (nhồi máu cơ tim): Sự tắc nghẽn động mạch vành đột ngột làm cắt oxy đến một phần cơ tim gây đau tim
- Viêm màng ngoài tim: Tình trạng nhiễm trùng màng bao quanh tim
- Đau thắt ngực
- Hở van tim
- Hẹp van tim
- Huyết khối tĩnh mạch sâu
- Huyết áp cao
- Cholesterol cao
- Đột quỵ.
Bạn có thể xem thêm: Nhịp tim người bình thường bao nhiêu là an toàn?
Tim nằm ở đâu và nên làm gì để giữ một trái tim khỏe mạnh?
Nếu bạn mắc một bệnh về tim, điều quan trọng là cần tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sĩ và dùng thuốc theo đúng chỉ định. Tuy nhiên, bạn cũng nên thay đổi lối sống để giữ cho trái tim khỏe mạnh ngay cả khi không mắc bất kỳ vấn đề nào về tim.
Bạn có thể quan tâm: Hỏi đáp bác sĩ: Uống gì tốt cho tim mạch?
Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ trái tim nằm ở đâu, cũng như biết thêm về chức năng và cấu trúc của tim. Nhận thức rõ về những điều này sẽ giúp bạn tăng cường ý thức bảo vệ sức khỏe trái tim bằng một lối sống lành mạnh ngay từ hôm nay.