Làm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là thủ tục bắt buộc theo quy định pháp luật đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Cách làm giấy an toàn thực phẩm, hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là việc đầu tiên bạn nên tìm hiểu. Điều này sẽ giúp bạn biết thêm về thủ tục đăng ký an toàn thực phẩm ở đâu, làm giấy VSATTP (hay còn gọi là xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hay thủ tục làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm hay giấy chứng nhận VSATTP).
Sau đây Luật ACC sẽ tư vấn cách làm giấy phép an toàn thực phẩm và hướng dẫn thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm tại tphcm, xin giấy an toàn thực phẩm tại hà nội và các tỉnh khác một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất trong tất cả các ngành hàng như cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho hộ kinh doanh, giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng,…
Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
1. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm (giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm) là gì?
Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm (giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm) là giấy phép được cơ quan có thẩm quyền cấp cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh thực phẩm, sản xuất thực phẩm, dịch vụ ăn uống để đảm bảo cơ sở đủ điều kiện VSATTP theo quy định của pháp luật.
2. Hồ sơ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, hồ sơ vệ sinh an toàn thực phẩm
Mẫu hồ sơ đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm bạn có thể tải trên mạng; hoặc lấy mẫu tại cơ quan cấp phép. Đây là khâu rất quan trọng; và mất nhiều thời gian trong thủ tục xin cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm nếu bạn không chuẩn bị kỹ. Nên lưu ý kiểm tra rà soát thật kỹ; trước khi nộp hồ sơ thủ tục cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì khi thành phần hồ sơ theo quy định cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm không chuẩn thì bạn sẽ mất nhiều công sức.
2.1. Hồ sơ xin giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
- Bản thuyết minh về vật chất, trang thiết bị; dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm (chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm)
2.2. ACC soạn hồ sơ cấp giấy phép an toàn thực phẩm
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận attp
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận đơn vị kinh doanh)
- Bản thuyết minh về vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm (có xác nhận của đơn vị kinh doanh), bao gồm:
- Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng và khu vực xung quanh;
- Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình bảo quản, phân phối sản phẩm và bản thuyết minh về vật chất, trang thiết bị, dụng cụ.
- Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
- Đối với dưới 30 người: Nộp bản sao giấy xác nhận;
- Đối với từ 30 người trở lên: Nộp danh sách kết quả khám sức khỏe, xét nghiệm phân của chủ và người tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
10 tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm
2.3 Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất, kinh doanh thực phẩm
Hiện tại theo thông tư 14/2013/tt-byt hướng dẫn khám sức khỏe do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Theo đó Bộ y tế quy định “Danh sách cơ sở y tế đủ điều kiện khám sức khỏe theo Thông tư 14/2013/TT-BYT”
Tham khảo danh sách bệnh viện tại đây
3. Cơ quan nào cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm ?
Xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm ở đâu? Giấy vệ sinh an toàn thực phẩm ai cấp? Thẩm quyền cấp giấy an toàn vệ sinh thực phẩm?
Trong thủ tục xin giấy an toàn vệ sinh thực phẩm, việc xác định nơi đăng ký giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là rất quan trọng vì có rất nhiều cơ quan có thể cấp loại giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm này tùy thuộc vào loại hình kinh doanh của cơ sở bạn, bao gồm:
Bộ Y tế cấp giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở đáp ứng điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ sở:
- Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm để sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng.
- Vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm.
- Vệ sinh an toàn thực phẩm cho các sản phẩm yến sào, Linh Chi, nhân sâm, đông trùng hạ thảo.
Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm – Sở Y tế cấp Giấy phép an toàn thực phẩm cho các đơn vị sau:
- Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng, quán ăn, quán cà phê.
- Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nước uống đóng chai, nước đóng chai, nước đá.
- Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách sạn.
- Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể.
Sở Nông nghiệp cấp giấy phép an toàn thực phẩm cho các cơ sở sau:
- Giấy tờ đáp ứng điều kiện an toàn thực phẩm để kinh doanh rau, củ, quả.
- Đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản xuất cà phê bột và cà phê hòa tan.
- Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống.
- Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh chè.
- Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất đậu nành, đậu phộng, mè…
Sở Công Thương cấp giấy phép an toàn thực phẩm cho các cơ sở sau:
- Vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất bánh kẹo.
- An toàn thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh sữa và sản phẩm từ sữa.
- Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho siêu thị, cửa hàng tiện lợi.
Đây sẽ là 03 cơ quan trả lời cho câu hỏi làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm ở đâu. Tùy theo từng ngành nghề mà chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đăng ký thì việc xin giấy VSATTP cũng sẽ thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của các cơ quan trên.
4. Quy trình thủ tục xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Để cơ sở kinh doanh của bạn có thể tự do hoạt động, thì việc trang bị kiến thức về cách làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là không thể thiếu. Sau đây là cụ thể các bước để có được giấy xác nhận vệ sinh an toàn thực phẩm mà bạn cần nắm rõ:
– Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh t
hực phẩm; hoặc cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
– Bước 2: Nộp lệ phí.
- Chi phí cấp giấy chứng nhận lần đầu
- Ngoài ra còn cần nộp phí xét hồ sơ, phí kiểm tra thực tế địa điểm sản xuất kinh doanh khi xin được cấp phép và phí kiểm tra định kỳ sau khi đã có giấy phép.
– Bước 3: Khi hồ sơ đã hợp lệ, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm tổ chức đoàn kiểm tra thực tế. Kết quả ghi vào Biên bản kiểm tra thực tế.
– Bước 4: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại địa điểm kinh doanh, sản xuất thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Bước 5: Trường hợp kết quả thực tế không đạt, trong biên bản phải ghi rõ thời hạn kiểm tra thực tế
lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả vẫn không đạt thì đoàn lập biên bản và đề xuất đình chỉ hoạt động.
Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm cho học sinh, sinh viên được quy định như thế nào ? Mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết Quy định an toàn vệ sinh thực phẩm trong trường học
5. Mẫu giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm).
6. Tư vấn làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Hệ thống pháp lý Việt Nam còn đang ở thời kỳ quá độ; cần điều chỉnh nhiều và có sự chồng chéo dẫn đến thủ tục hành chính rờm rà. Doanh nghiệp thật sự gặp nhiều khó khăn vì khó tiếp xúc được kiến thức pháp lý; và còn nhiều yếu tố ngoài luồng dẫn đến sự khó khăn nếu cơ sở tự mình xin giấy chứng nhận.
Ngay cả chúng tôi có nhiều kinh nghiệm nhưng vẫn không dám đảm bảo chính xác hoàn toàn; vì chính môi trường pháp lý không có nhiều hỗ trợ cho người kinh doanh và quá rờm rà phức tạp.
Và nếu bạn đang gặp rắc rối liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận ATTP; thì hãy để chúng tôi giúp bạn. Hệ thống ACC tự hào là đơn vị tiên phong đem đến cho bạn sự nhanh chóng, tiện lợi và chi phí hợp lý.
Nhằm mang lại cho Quý khách hàng dịch vụ chất lượng tốt nhất, hiệu quả và nhanh chóng nhất, công ty chúng tôi đã xây dựng dịch vụ xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm/giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cụ thể gồm các bước như sau:
Bước 1: Khảo sát
Khảo sát sơ bộ về cơ sở vật chất, khảo sát sơ bộ về hồ sơ khách hàng hiện có.
Bước 2: Tư vấn miễn phí về các vấn đề liên quan tới việc đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
- Phân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp của các yêu cầu liên quan tới việc xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do khách hàng đề xuất.
- Tư vấn các điều kiện cần đáp ứng để có thể được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
- Tư vấn các thủ tục cần thiết khi thực hiện xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
- Tư vấn việc chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, tài liệu hợp lệ; và cần thiết để làm hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
- Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề có liên quan khác cho khách hàng.
Bước 3: Ký hợp đồng với khách hàng
Công ty và khách hàng thỏa thuận ký hợp đồng.
Bước 4: Tư vấn về cơ sở vật chất thực tế và các giấy tờ hành chính và các vấn đề liên quan
- Trên cơ sở khảo sát; công ty sẽ tư vấn cho khách hàng để khắc phục những tồn tại của cơ sở vật chất; trang thiết bị; dụng cụ sản xuất; kinh doanh thực phẩm như: quy trình chế biến, sản xuất thực phẩm; các điều kiện về hệ thống xử lý chất thải; kho chứa; điều kiện về trần, tường, nền,… đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.
- Tư vấn và hỗ trợ khách hàng hoàn thiện các giấy tờ hành chính như: sổ theo dõi nguyên liệu đầu vào; sổ theo dõi việc chế biến…
- Tư vấn cho khách hàng về các lớp học tập huấn về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở; và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Tư vấn cho khách hàng về thực hiện khám sức khỏe cho chủ cơ sở; và người trực tiếp tham gia sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Bước 5: Xây dựng và hoàn thiện Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm cho khách hàng
- Chuẩn bị Hồ sơ.
- Đại diện khách hàng nộp Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm.
- Hỗ trợ đón tiếp đoàn kiểm tra tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.
- Theo dõi Hồ sơ và báo cáo tiến độ, kết quả cho Hồ sơ cho khách hàng.
- Đại diện khách hàng nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn thực phẩm hoặc tư vấn khiếu nại về cấp giấy chứng nhận (nếu có).
7. Điều kiện được cấp giấy phép an toàn thực phẩm
Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định tại Chương IV của Luật an toàn thực phẩm 2010;
- Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
8. Thủ tục cấp lại giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Trường hợp nào sẽ được cấp lại? Bạn sẽ được cấp lại mà không phải làm thủ tục lại từ đầu trong trường hợp đơn vị ĐỔI TÊN, ĐỔI CHỦ, ĐỔI ĐỊA CHỈ NHƯNG KHÔNG VỊ TRÍ CŨ HOẶC THAY ĐỔI QUY TRÌNH KINH DOANH.
Đơn vị cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ an toàn thực phẩm sau:
- Đơn đề nghị cấp đổi (Thông tư 47/2014)
- Bản gốc giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
- Bản sao y công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh; hoặc giấy xác nhận về việc thay đổi tên, thay đổi chủ…
- Bản sao giấy khám sức khỏe; giấy xác nhận kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ đơn vị mới (nếu đổi chủ) đóng dấu công ty.
Trong vòng 7 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ xin cấp đổi Giấy phép; đơn vị chức năng có trách nhiệm cấp đổi Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm mới cho đơn vị; nếu từ chối phải phản hồi cho đơn vị lý do không cấp đổi Giấy phép.
Bạn cần phân biệt rõ trường hợp được cấp lại giấy chứng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc và trường hợp hết hạn sau 3 năm kể từ ngày được cấp.
9. Mức phạt không có giấy phép an toàn thực phẩm
Căn cứ Điều 18 Nghị Định 115/2018/NĐ-CP về Vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm sẽ có các mức xử phạt không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm như sau:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
- a) Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
- b) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.
10. Mẫu giấy phép an toàn thực phẩm
Dưới đây là các loại giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm được ACC cập nhật thực tế và mới nhất
Giấy an toàn thực phẩm của Ban ATPP Bộ Y Tế
Giấy an toàn thực phẩm của Ban ATPP Bộ Nông Nghiệp
Giấy an toàn thực phẩm của Ban ATPP Bộ Công Thương
Giấy an toàn thực phẩm của Cục ATTP Bộ Y Tế
11. Cơ sở nào phải xin cấp giấy phép an toàn thực phẩm
Căn cứ Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Giấy phép an toàn thực phẩm) khi hoạt động.
Như vậy các cơ sở thực hiện các hoạt động nêu trên thì phải được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp đặc biệt, mà cơ sở kinh doanh sản xuất thuộc một trong số các trường hợp sau đây không phải xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP gồm:
- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ, nghĩa là cơ sở thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác nhỏ lẻ ban đầu.
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
- Sơ chế nhỏ lẻ bao gồm các hoạt động: Xử lý sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác nhằm tạo ra thực phẩm tươi sống có thể ăn ngay hoặc tạo ra nguyên liệu thực phẩm hoặc bán thành phẩm cho khâu chế biến thực phẩm dưới hình thức nhỏ lẻ.
- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn gồm những thực phẩm được bao gói và ghi nhãn hoàn chỉnh, sẵn sàng để bán trực tiếp cho mục đích chế biến tiếp hoặc sử dụng để ăn ngay.
- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
- Nhà hàng trong khách sạn;
- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
- Kinh doanh thức ăn đường phố như bán rong, bày bán trên đường phố, nơi công cộng hoặc những nơi tương tự.
- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
12. Các ngành nghề, đối tượng trong thủ tục làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
- Cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống cố định là bất cứ một gian nhà, toà nhà nằm trong mặt phố, dùng để kinh doanh thực phẩm được chia làm hai loại: cơ sở dịch vụ ăn uống và cơ sở bán thực phẩm.
- Cơ sở dịch vụ ăn uống là các cơ sở chế biến, xử lý thực phẩm để bán cho khách ăn uống ngay tại chỗ.
- Cơ sở bán thực phẩm là các cơ sở chỉ để bán thực phẩm (còn gọi là cửa hàng thực phẩm) không có dịch vụ ăn uống tại chỗ.
- Cửa hàng ăn hay còn gọi là tiệm ăn là các cơ sở dịch vụ ăn uống cố định tại chỗ bảo đảm cùng lúc cho số lượng người ăn khoảng dưới 50 người (cửa hàng cơm bình dân, phở, bún, miến, cháo…).
- Nhà hàng ăn uống là các cơ sở ăn uống, thường có từ 50 người ăn đồng thời một lúc.
- Quán ăn là các cơ sở ăn uống nhỏ, thường chỉ có một vài nhân viên phục vụ, có tính bán cơ động, thường được bố trí ở dọc đường, trên hè phố, địa điểm công cộng.
- Căng tin là cơ sở bán quà bánh, hàng điểm tâm giải khát và ăn uống trong tập thể nội bộ.
- Chợ là địa điểm để mọi người đến mua, bán theo những ngày, buổi nhất định.
- Nhà ăn tập thể hay bếp ăn tập thể là nhà dùng làm chỗ ăn uống cho tập thể, bao gồm cả chế biến, nấu nướng tại chỗ.
- Siêu thị là các cửa hàng rất lớn, bán thực phẩm và hàng hoá đủ loại.
- Hội chợ là địa điểm tổ chức trưng bày, giới thiệu, thi, đánh giá chất lượng hàng hoá.
13. Những lưu ý cơ bản về thủ tục cấp giấy an toàn vệ sinh thực phẩm
- Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, ban quản lý an toàn thực phẩm, phòng y tế sẽ có trách nhiệm xem xét, phê duyệt, nếu phát hiện thiếu hay sai sót; sẽ có văn bản bổ sung cho doanh nghiệp trong vòng 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
- Trong 60 ngày kể từ ngày nhận được phản hồi từ cục vệ sinh an toàn thực phẩm; nếu doanh nghiệp không thực hiện thì sẽ bị hủy.
- Khi hồ sơ đủ điều kiện trong vòng 10 ngày tiếp theo đoàn kiểm tra thực tế từ 3 tới 5 người; sẽ tiến hành xuống cơ sở.
- Doanh nghiệp sẽ được nhận giấy chứng nhận trong vòng 15 ngày khi cơ sở đạt đủ điều kiện; và trong 60 ngày để khắc phụ nếu hồ sơ không đủ.
14. Hậu quả khi không xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
- Nếu cơ sở đã đi vào hoạt động mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; thì sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật; mức phạt từ cảnh cáo đến phạt hành chính; thậm chí đóng cửa cơ sở theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, còn có các hình phạt bổ sung; như tịch thu các loại giấy tờ giả, giấy tờ bị tẩy xóa, sửa chữa hoặc các giấy tờ không hợp lệ.
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu có vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính; hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường; và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
- Nhận thấy được tầm quan trọng của Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; mỗi doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh cần tự chuẩn bị cho cơ sở mình đủ điều kiện; và tiến hành việc xin giấy chứng nhận để đảm bảo hoạt động kinh doanh của sơ sở được thuận lợi và phát triển.
15. Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có thời hạn bao lâu?
Nhiều cá nhân, doanh nghiệp nghĩ rằng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có thời hạn vĩnh viễn và họ không bao giờ xin cấp lại. Đây là một sai lầm rất thường gặp trong việc chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, hậu quả của việc này là nhiều cơ sở kinh doanh bị xử phạt ngoài ý muốn.
Vậy đây là một điều bạn phải ghi nhớ kĩ là loại giấy phép này có thời hạn 3 năm kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền cấp. Trong thời gian này, cơ quan chức năng vẫn sẽ đi kiểm tra và đánh giá xác nhận cơ sở kinh doanh của bạn đủ kiền kiện an toàn vệ an toàn thực phẩm. Doanh nghiệp của bạn có thể hoàn toàn tự do hoạt động theo đúng cam kết và thoả thuận theo quy định của cơ quan cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm.
16. Kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm
Kiểm tra định kỳ
- Không quá 02 (hai) lần/năm; đối với các cơ sở sx kinh doanh thực phẩm; do đơn vị chức năng được Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương
- Không quá 03 (ba) lần/năm; đối với các cơ sở sx kinh doanh thực phẩm; do đơn vị chức năng được Ủy ban nhân dân huyện/quận.
- Không quá 04 (bốn) lần/năm; đối với đối tượng cơ sở sx kinh doanh thực phẩm; do Uỷ ban nhân dân cấp xã/phường quản lý
Kiểm tra đột xuất
CQ nhà nước tiến hành kiếm tra đột xuất nếu xảy ra vi phạm về an toàn thực phẩm, sự cố an toàn thực phẩm liên quan, các đợt kiểm tra cao điểm theo chỉ đạo.
17. Căn cứ pháp lý của thủ tục làm giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
- Luật an toàn vệ sinh thực phẩm 2010 đã được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010;
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP ban hành ngày 02 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm
- Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm;
- Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 29 tháng 10 năm 2013 của Bộ tài chính; quy định về mức thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm.
18. Dịch vụ cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm của Công ty Luật ACC
Công ty Luật ACC có thể cung cấp cho bạn tất cả các dịch vụ làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Bạn sẽ được các Luật sư tư có chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm thực tế tư vấn nhiệt tình, tận tâm. Bạn có thể chia sẻ mọi thắc mắc, những vấn đề mà bạn đang vướng phải trong việc xin cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Chúng tôi sẽ phân tích cụ thể chi tiết những điểm mạnh, những điểm yếu hiện tại trong vụ việc để bạn có hướng đi đúng đắn hơn.
Công ty Luật ACC hỗ trợ tư vấn trên tất cả các kênh và cung cấp dịch vụ trên toàn quốc. Xin giấy phép chứng nhận an toàn thực phẩm chưa bao giờ đơn giản đến thế. Bạn chỉ cần liên hệ chúng tôi, chúng tôi sẽ là người đồng hành trên con đường pháp lý cùng bạn.
– Hotline: 1900.3330
– Zalo: 084.696.7979
– Email: info@accgroup.vn
– Website: accgroup.vn
– Tư vấn trực tiếp:
- Hồ Chí Minh: Tầng 8, 520 Cách Mạng Tháng 8, p.11, Quận 3, TP. HCM
- Hà Nội: Tầng 8, 18 Khúc Thừa Dụ, p.Dịch Vọng, Quận Cầu giấy, Hà Nội
- Bình Dương: 30/10 Hoàng Hoa Thám, p.Phú Lợi, TP. Thủ Dầu Một
- Đà Nẵng: Tầng 3, Số 5 Cao Thắng, p.Thanh Bình, Quận Hải Châu
- Đồng Nai: 42/8 Đặng Đức Thuật, TP. Biên Hòa, Đồng Nai
19. Công ty Luật ACC giải đáp thắc mắc
Phí dịch vụ làm giấy phép an toàn thực phẩm trọn gói chưa? Có cam kết ra giấy?
ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo ra giấy chứng nhận cho khách hàng và cam kết hoàn tiền nếu không ra giấy. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.
Bao lâu sẽ có giấy phép an toàn thực phẩm?
Tổng thời gian hoàn thành công việc từ lúc nhận hồ sơ khách hàng cung cấp khoảng 25 -35 ngày. (có thể nhanh hơn tùy tình hình thực tế tại đơn vị và yếu tố khách quan khác)
Có xuống cơ sở khảo sát không?
Để đảm bảo việc được cấp phép an toàn thực phẩm; thì khảo sát cơ sở là điều bắt buộc ACC phải thực hiện. ACC sẽ xuống tận cơ sở lấy hồ sơ, tư vấn, khảo sát; và ký hợp đồng để thuận tiện cho quý khách
Giấy phép an toàn thực phẩm do ai cấp?
Hiện nay, có 03 cơ quan quản lý có thẩm quyền cấp Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm: Bộ Công thương, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tùyvào lĩnh vực hoạt động của cơ sở bạn thuộc bộ nào quản lý mà cơ quan đó sẽ cấp phép cho bạn.
Hoạt động không có giấy phép an toàn thực phẩm nhưng đã đóng phạt hành chính rồi thì có phải xin cấp phép nữa không?
Có. Nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm của bạn vẫn còn hoạt động thì bạn vẫn phải xin cấp phép theo quy định.
Hộ kinh doanh gia đình có phải xin cấp phép an toàn thực phẩm không?
Không phụ thuộc vào việc loại hình kinh doanh của bạn là loại hình doanh nghiệp hay hộ kinh doanh, việc bạn có phải xin giấy phép an toàn thực phẩm không phụ thuộc vào mô hình kinh doanh của bạn. Cụ thể là nếu bạn không thuộc các trường hợp không phải xin cấp phép theo quy định tại Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì phải xin cấp phép đúng quy định.
Lệ phí cấp giấy phép an toàn thực phẩm là bao nhiêu?
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP lần đầu
- Lệ phí cấp lại (gia hạn) cho cơ sở
- Lệ phí cấp giấy xác nhận tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm
- Ngoài ra cơ sở còn cần nộp phí thẩm định cơ sở, phí thẩm xét hồ sơ, phí kiểm tra định kỳ,….trong và sau khi xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh ATTP.
Báo giá làm giấy chứng nhận an toàn thực phẩm giúp tôi được không?
ACC báo giá ngay cho khách hàng, chỉ cần gọi điện cho chúng tôi qua
✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc ✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình ✅Dịch vụ ly hôn ⭕Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn ✅Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật ✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác ✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin ✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc ✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình ✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn ✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật ✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác ✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin