Trong năm 2021, sự thiếu hụt container đã gây ra sự cạnh tranh gay gắt về vỏ container và space trên tàu. Không những vậy, lịch trình mỗi chuyến tàu lại không ổn định theo kế hoạch. Cho dù các hãng tàu, bãi cảng đã quản lý vận hành các container xuất khẩu đúng lịch nhưng hàng hóa không đến được nước nhập khẩu một cách dễ dàng, và một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàng không đến được cảng đích chính là vấn đề trung chuyển (transshipment)
Direct shipment và Transshipment là gì? Ưu và nhược điểm của 2 loại hình vận chuyển.
Đầu tiên phải kể đến 2 loại hình vận tải là vận chuyển thẳng (Direct shipment) và chuyển tải (Transshipment). Direct shipment là việc hàng hóa được vận chuyển từ cảng xuất khẩu đến cảng nhập khẩu cùng một con tàu. Transshipment là việc hàng hóa được xếp vào một con tàu ở cảng xuất khẩu nhưng lại xếp vào con tàu khác ở một cảng trung chuyển đến cảng nhập khẩu. Tùy thuộc vào từng tuyến đường biển, có thể không có chuyến Direct nào nên hàng hóa cần phải transit. Chúng tôi sẽ liệt kê những ưu điểm và nhược điểm của Direct shipment và Transshipment dưới đây.
Direct shipment có đặc điểm là thời gian vận chuyển ngắn hơn và giá cước vận chuyển đường biển cao hơn so với Transshipment. Mặt khác, Trung chuyển mất nhiều thời gian hơn so với Direct shipment, điều này có thể giải thích được tại sao cước vận chuyển đường biển có xu hướng thấp hơn. Tuy nhiên, nếu có sự cố xảy ra như tắc nghẽn tại cảng trung chuyển, hàng hóa có thể không được xếp lên tàu theo lịch trình và có khả năng phải chờ chuyến tàu tiếp theo. Chờ đợi một chuyến tàu trung chuyển có thể gây ra sự chậm trễ trong tiến độ giao hàng. Ngoài ra, có một nhược điểm khác là khả năng hàng hóa hư hỏng nhiều hơn do phải tăng cường công việc bốc dỡ container tại cảng trung chuyển. Vì vậy, nếu bạn muốn chuyển những loại hàng lạnh như trái cây tươi,…bạn cần phải tìm kiếm những chuyến tàu Direct, tránh tình trạng nếu bị delay quá lâu sẽ làm hư hàng, người nhập khẩu sẽ từ chối nhận hàng, bỏ hàng.
Hub port là gì?
Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể thoải mái lựa chọn giữa Direct shipment và Transshipment. Chúng tôi sẽ giải thích từ “Hub port” liên quan đến việc trung chuyển này.
Hub Port là cảng trung tâm trung chuyển hàng hóa tập trung, là cửa ngõ cho các khu vực kinh tế, nhận được lượng lớn hàng hóa thông qua việc kết nối hệ thống vận tải nội địa và hệ thống tàu feeder. Nó được thiết kế để giúp tàu hoạt động dễ dàng hơn, chẳng hạn như miễn thuế để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển tải và hoạt động 24/24.
Hub Port là một khu vực hoạt động với chức năng làm trung tâm trung chuyển hàng hóa (transshipment centre) và là cửa ngõ cho khu vực kinh tế, sản xuất thông qua việc kết nối hệ thống vận tải nội địa và hệ thống tàu feeder. Các cầu cảng trong hệ thống Hub Port được thiết kế có thể đón được các tàu mẹ (tải trọng lớn hơn 80,000 – 100,000 DWT và dung lượng trên 8,000 TEU) cập vào xếp dỡ hàng hóa sau đó vận tải viễn dương sang các châu lục khác. Đặc điểm kỹ thuật của các cẩu cảng này thường có chiều dài khoảng 400 mét, độ sâu mớn nước lớn hơn 14 mét và các thiết bị cẩu giàn xếp dỡ tại bờ có sức nâng trên 40 tấn, tầm với xa hơn 40 mét.
Singapore được mệnh danh là trung tâm trung chuyển toàn cầu của thế giới, là cảng transit nổi tiếng nhất. Người ta ước tính rằng, Singapore là quốc gia lớn nhất thế giới về xử lý khối lượng hàng hóa trung chuyển. Ở Châu Á, Hongkong, Cao Hùng, Đài Loan và Busan cũng thường được sử dụng để trung chuyển. Ví dụ, nếu bạn muốn vận chuyển hàng từ Nhật Bản đến các nước Đông Nam Á, nó có thể đi qua Singapore. Ngoài ra, trong trường hợp hàng hóa đến các cảng khu vực ở Nhật Bản, nó thường được vận chuyển qua Busan, hàng hóa từ Thái Lan đến Châu Phi cũng thường transit qua Singapore.
Đối với tình hình trung chuyển hiện nay, việc kết nối trung chuyển có thể không hoạt động do tình trạng ùn tắc ngày càng nghiêm trọng tại các hub port, hạn chế hoạt động tại hub port do công nhân bị nhiễm Virus Corona. Ngoài ra, tình trạng thiếu tài xế xe tải khiến container không được xử lí, và đôi khi hàng hóa không thể bốc dỡ theo đúng lịch trình ngay cả khi tàu đã đến cảng. Mặc dù mỗi tuần có một chuyến tàu nối chuyến nhưng nếu có sự nhầm lẫn trong việc xếp dỡ container thì hàng hóa của bạn không thể xếp hàng tàu nối chuyến theo lịch trình và bạn phải đợi đến tuần tiếp theo cho chuyến tàu trung chuyển. Ngay cả ở Singapore, một trong những cảng trung tâm của thế giới, tình trạng tắc nghẽn nghiêm trọng vẫn đang diễn ra khiến lịch trình tàu thuyền bị chậm trễ.
-
Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường biển
-
Vận chuyển hàng hóa quốc tế đường hàng không
-
Vận chuyển hàng đóng ghép container, hàng kho CFS – CFS
-
Dịch vụ khai báo hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu
-
Dịch vụ vận chuyển nội địa bằng xe tải, xe đầu kéo đến kho, xưởng khách hàng
-
Dịch vụ xin giấy phép nhập khẩu, công bố, hợp quy, hợp chuẩn, kiểm định, kiểm tra chất lượng
Để biết thêm thông tin chi tiết, quý doanh nghiệp có thể liên hệ chúng tôi