Địa chỉ khám rối loạn tăng động giảm chú ý uy tín – Wellcare.vn

Trẻ tăng đông giảm chú ý khám ở đâu

Rối loạn tăng động giảm chú ý là rối loạn hành vi phổ biến, ảnh hưởng đến trẻ em ở độ tuổi đi học và có thể tiếp diễn cho đến khi trẻ trưởng thành. Nhiều cha mẹ thấy con chạy nhảy, đứng ngồi không yên lại nghĩ rằng con đang hiếu động, nhưng đến khi đi học nhận được sự phàn nàn của giáo viên về hành vi nghịch ngợm của con cùng với sự giảm sút kết quả học tập, nhiều cha mẹ mới hoang mang đưa trẻ đi thăm khám. Vậy khám tăng động giảm chú ý cho trẻ ở đâu? Cần thực hiện những xét nghiệm nào?…

Dưới đây là danh sách địa chỉ khám tăng động giảm chú ý uy tín. Cha mẹ có thể tham khảo và lựa chọn khi cần thiết.

Địa chỉ khám tăng động giảm chú ý ở TP.HCM

1. Khoa Tâm lý – Bệnh viện Nhi đồng 1

Địa chỉ: Số 341 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, TP.HCM.

Điện thoại: (028) 3927 1119.

2. Khoa Tâm lý – Bệnh viện Nhi đồng 2

Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM.Điện thoại: (028) 3829 5723.

3. Khoa tâm lý tâm thần – Bệnh viện Tâm Thần

Địa chỉ: 165B Phan Đăng Lưu, Phường 1, Quận Phú Nhuận, TP.HCM.Điện thoại: (028) 3844 2972.

4. Phòng khám Nhi đồng Thành phố

Địa chỉ: Số 31 đường Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM.Điện thoại: (028) 3829 4702.

Địa chỉ khám tăng động giảm chú ý tại Hà Nội

1. Khoa Tâm thần kinh – Bệnh viện Nhi Trung ương

Địa chỉ: Số 18/879 đường La Thành, Phường Láng Thượng, Quận Đống Đa, Hà Nội.Điện thoại: (024) 6273 8532.

2. Khoa Tâm thần kinh – Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ: Số 78 đường Giải Phóng, Phường Phương Mai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.Điện thoại: (024) 3869 3731.

3. Khoa Thần kinh – Bệnh viện Quân y 103

Địa chỉ: Số 261, đường Phùng Hưng, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Hà Nội.Điện thoại: 096 781 1616.

Khám từ xa với bác sĩ chuyên khoa Nhi bằng cách Gọi thoại hoặc Gọi video

Khi bé xuất hiện các triệu chứng tăng động giảm chú ý như: hoạt động liên tục, không thể ngồi yên một chỗ, mất tập trung, mất đồ chơi, dụng cụ học tập, thường xuyên cắt lời người khác, gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc, kết quả học tập sa sút… hãy đưa bé đi khám bác sĩ hoặc Gọi thoại – Gọi video khám từ xa với bác sĩ Phan Thiệu Xuân Giang, khoa Tâm lý và các vấn đề phát triển, Bệnh viện Đa khoa quốc tế CMI để được tư vấn, chẩn đoán và hướng dẫn điều trị.

Chuyên khám và điều trị:

  • Rối loạn tăng động kém chú ý (ADHD)
  • Rối loạn phổ tự kỷ
  • Khuyết tật trí tuệ (chậm phát triển tâm thần)
  • Các khó khăn về ngôn ngữ và giao tiếp
  • Các vấn đề về cảm xúc và hành vi như: lo âu, trầm cảm, thách thức chống đối và rối loạn cư xử…

Các bước gọi bác sĩ

  • Chọn bác sĩ, chọn giờ & thanh toán phí khám
  • Gửi trước mô tả triệu chứng, tải hình ảnh/ video clip triệu chứng, các kết quả xét nghiệm và đơn thuốc đã uống (nếu có) để bác sĩ xem trước; và Gọi bác sĩ đúng giờ hẹn
  • Xem Dặn dò, Chẩn đoán, Toa thuốc sau khi tư vấn xong.

>>> Bài kiểm tra sàng lọc tự kỷ cho trẻ dưới 3 tuổi (trên messenger)