Sự mất cân bằng hệ vi khuẩn âm đạo dẫn đến tình trạng viêm âm đạo với biểu hiện ngứa ngáy, tiểu buốt, tiểu rắt, tiết dịch âm đạo bất thường (huyết trắng), dịch có mùi hôi, đau rát khi quan hệ,… Viêm âm đạo nếu không điều trị kịp thời có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm các bộ phận khác: viêm nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung, viêm nhiễm đường tiết niệu,… và có thể dẫn đến vô sinh.
04/06/2020 | Viêm âm đạo do Gardnerella vaginalis29/04/2020 | Nấm Candida – nguyên nhân chủ yếu gây viêm âm đạo04/04/2020 | Nếu bị viêm âm đạo do nấm Candida, chị em phụ nữ cần phải làm gì?
1. Viêm âm đạo là gì?
Viêm âm đạo là sự mất cân bằng hệ vi khuẩn bình thường (Lactobacillus – trực khuẩn Gram dương), mà thay vào đó là sự tăng sinh quá mức các vi sinh vật khác (vi khuẩn Gram âm, vi nấm, ký sinh trùng,…).
Hình ảnh nhuộm soi Lactobacillus trong dịch âm đạo của bệnh nhân bình thường
Lactobaccillus là vi khuẩn ký sinh bình thường trong âm đạo, chúng có vai trò:
– Duy trì pH âm đạo < 4.5 (do sản xuất acid lactic, H2O2).
– Sản xuất các cytokine làm giảm viêm.
– Giải phóng Bacteriocins: một loại protein tiêu diệt vi khuẩn có hại.
– Sản xuất Biosurfactans: phá vỡ màng sinh học của vi sinh vật gây bệnh.
2. Nguyên nhân nào gây nên Viêm âm đạo?
– Rối loạn nội tiết: khi nội tiết bị rối loạn nhất là phụ nữ mang thai hay đến kỳ kinh nguyệt, làm tăng pH âm đạo dẫn đến sự phát triển quá mức của các vi sinh vật khác (vi khuẩn, vi nấm, virus, ký sinh trùng).
– Sử dụng thuốc: sử dụng thuốc kháng sinh lâu dài, thuốc đặt âm đạo có thể làm tiêu diệt vi khuẩn có lợi gây viêm nhiễm.
– Suy giảm miễn dịch: khả năng loại bỏ tác nhân gây bệnh yếu đi là cơ hội cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển.
– Vệ sinh không đúng cách đặc biệt là thụt rửa âm đạo không đúng cách: tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh từ bộ phận khác hoặc bên ngoài xâm nhập vào và gây bệnh.
– Mặc đồ lót không sạch, dùng chung đồ lót với người khác dễ bị lây nhiễm bệnh.
– Lây nhiễm qua đường tình dục: quan hệ tình dục không an toàn, có nhiều bạn tình (không chung thủy 1 vợ 1 chồng/1 bạn tình) rất dễ bị lây nhiễm bệnh (Lậu, Giang mai,…) từ bạn tình.
3. Triệu chứng của viêm âm đạo
Tùy thuộc vào từng loại tác nhân mà có những biểu hiện bệnh khác nhau.
– Do vi khuẩn:
+ Tiết dịch âm đạo bất thường (huyết trắng/ xám), mùi hôi khó chịu.
+ Âm đạo rát bỏng, ngứa ngáy,…
Ra khí hư gây cảm giác khó chịu ở phụ nữ
– Do vi nấm:
+ Ngứa rát bỏng âm đạo, đau rát khi quan hệ.
+ Đái buốt, đái dắt.
+ Tiết dịch âm đạo bất thường: đặc như sữa, màu trắng/ vàng.
+ Niêm mạc âm đạo có giả mạc trắng, da vùng âm đạo ban đỏ, phù nề,…
– Do ký sinh trùng:
+ Bệnh nhân ngứa dữ dội.
+ Tiết dịch âm đạo bất thường màu xanh lá, nhiều bọt, mùi hôi.
+ Niêm mạc âm đạo viêm đỏ.
+ Đái buốt, đái dắt,…
-
Do một số tác nhân lây truyền qua đường tình dục khác.
+ Do vi khuẩn Lậu (Neisseria gonorrhoeae)
Hình ảnh vi khuẩn Lậu khi nhuộm soi dịch sinh dục
-
Nữ giới mắc Lậu thường không có triệu chứng rõ ràng.
-
Tiết dịch bất thường, có mủ.
-
Tiểu buốt, tiểu rắt.
-
Chảy máu giữa kỳ kinh nguyệt.
+ Do vi khuẩn Giang Mai (Treponema pallidum)
-
Loét săng ở bộ phận sinh dục, vết loét cứng không ngứa, không đau, viêm hạch ở vùng lân cận.
Hình ảnh loét săng do Giang Mai
-
Xuất hiện các nốt màu hoa đào (hồng đào) hay các nốt đào ban,…
-
Biểu hiện có thể không điển hình nhưng có thể gây lên nhiều biến chứng nguy hiểm.
+ Do vi khuẩn Hạ Cam (Haemophilus ducreyi)
Loét săng ở bộ phận sinh dục, không đau, không cứng, viêm hạch ở vùng lân cận,…
+ Do Herpes sinh dục
-
Xuất hiện cục u trên nền ban đỏ, sau đó hình thành các mụn nước (mụn nước phát triển trên môi bé, môi lớn, niêm mạc tử cung,…), mụn nước vỡ trở thành vết loét.
-
Viêm hạch vùng lân cận: hạch bẹn, hạch vùng chậu,…
4. Chẩn đoán viêm âm đạo
Bạn nên đi khám ngay khi có triệu chứng bất thường ở vùng âm đạo. Cảm giác ngứa ngáy, đau rát, ra máu bất thường, tiểu buốt tiểu dắt,… dù ít hay nhiều đều là dấu hiệu cảnh báo của viêm âm đạo. Nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến vô sinh, ung thư, thậm chí tử vong nếu bạn không chữa trị kịp thời.
-
Việc đầu tiên bạn cần làm là đến cơ sở y tế tin cậy để thăm khám phụ khoa: cần cung cấp thông tin triệu chứng, tình trạng quan hệ tình dục, tiền sử bệnh/ tiền sử sử dụng thuốc (nếu có).
-
Sau đó sẽ được Bác sĩ/ điều dưỡng lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm: dịch cổ tử cung/ âm đạo, nước tiểu, máu,…
Các bệnh phẩm sau khi lấy sẽ được gửi tới phòng xét nghiệm bằng một số kỹ thuật sau:
-
Nhuộm soi: giúp phát hiện vi khuẩn, vi nấm và ký sinh trùng.
-
Nuôi cấy: là phương pháp ưu tiên sử dụng để chẩn đoán viêm âm đạo do vi khuẩn, vi nấm.
Một số phương pháp chẩn đoán viêm âm đạo
+ Huyết thanh học chẩn đoán Giang mai: RPR, VDRL, TPHA,…
+ Một số phương pháp chuyên sâu khác: Papanicolaou (PAP), Lậu – Chlamydia PCR, 9 tác nhân gây bệnh đường sinh dục,…
-
Khi có kết quả sẽ được bác sĩ tư vấn và điều trị (nếu cần).
5. Các biện pháp phòng tránh viêm âm đạo
Cần thực hiện các biện pháp hàng ngày, giữ gìn đảm bảo vệ sinh để có thể phòng tránh bệnh:
-
Giữ cho cuộc sống thoải mái giảm stress/ căng thẳng, điều hòa nội tiết.
-
Không sử dụng thuốc/ hay chất kích thích gây hại: không sử dụng dung dịch rửa có tính sát khuẩn mạnh, dung dịch khử mùi có pH cao,…
-
Vệ sinh âm đạo đúng cách: luôn giữ sạch sẽ, lau chùi từ trước ra sau để tránh lây nhiễm từ hậu môn đến âm đạo.
-
Chăn, ga giường, quần áo,… cần được vệ sinh và làm sạch thường xuyên để tránh nhiễm khuẩn từ môi trường ngoài.
-
Mặc đồ lót bằng cotton: mặc quần lót có đáy quần bằng cotton. Nếu cảm thấy thoải mái có thể bỏ qua mặc đồ lót đi ngủ.
-
Chỉ thụt rửa âm đạo theo chỉ định và hướng dẫn của Bác sĩ.
-
Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy 1 bạn tình.
-
Khám sức khỏe định kỳ để phòng tránh bệnh phụ khoa.
Khi có bất cứ triệu chứng nghi ngờ viêm âm đạo, bạn hãy liên hệ ngay theo hotline 1900565656 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chúng tôi, để được tư vấn chẩn đoán và điều trị kịp thời.