Trùng kiết lị gây nên bệnh kiết lỵ cực kỳ nguy hiểm ở người. Vậy trùng kiết lị kí sinh ở đâu? Cấu tạo và hình thức của chúng như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết ở bài viết dưới đây nhé!
Trùng kiết lị là sinh vật gì? Ký sinh ở đâu?
Trùng kiết lị có tên khoa học là Entamoeba histolytica, hình dạng của chúng giống với trùng biến hình. Điểm khác là chân giả của sinh vật này ngắn và sinh sản của chúng nhanh hơn trùng biến hình. Trong môi trường tự nhiên thì bào xác của trùng kiết lị có thể tồn tại được 9 tháng.
Trùng kiết lị kí sinh ở đâu trong cơ thể con người? Chúng thường bám vào cơ thể của ruồi, nhặng để truyền qua thức ăn và xâm nhập vào cơ thể con người. Khi đến đường ruột, chúng sẽ chui khỏi bào xác và gây loét niêm mạch ruột, gây nên bệnh kiết lị. Sau đó, chúng sẽ nuốt hồng cầu để tiêu hóa. Trùng kiết lị có thể sinh sản rất nhanh.
Người mắc bệnh kiết lỵ thường xuất hiện triệu chứng đau bụng, đi ngoài ra máu gây nguy hiểm đến tính mạng.
Hình thức dinh dưỡng của trùng kiết lị
Trùng kiết lị có hình thức dinh dưỡng là dị dưỡng. Chúng sẽ sống ký sinh ở đường ruột gây loét niêm mạc ruột rồi nuốt hồng cầu để tiêu hóa. Do đó, có thể nói thức ăn của trùng kiết lị chính là hồng cầu trong cơ thể người.
Xem thêm: Trùng roi là gì? Hình thức dinh dưỡng của trùng roi xanh
Đặc điểm cấu tạo của trùng kiết lị
Mặc dù trùng kiết lị có hình dạng giống với trùng biến hình nhưng chân giả của nó rất ngắn. Do đó, cấu tạo trùng kiết lị cũng tương tự như cấu tạo của trùng biến hình, bao gồm: chất nguyên sinh, nhân, không bào co bóp và không bào tiêu hóa. Chất nguyên sinh của trùng kiết lị có dạng lỏng và đây cũng là chất để tạo ra chân giả ở trùng kiết lị.
Vòng đời của trùng kiết lị
Như đã nói, trùng kiết lị ở ngoài môi trường tự nhiên thì bào xác của chúng có thể tồn tại lên đến 9 tháng. Tiếp đó, các tế bào của trùng kiết lị sẽ xâm nhập vào ruồi, nặng và truyền bệnh cho con người thông qua thức ăn.
Có thể khái quát đơn giản về vòng đời của trùng kiết lị như sau: Thông qua thức ăn, bào xác của trùng kiết lị xâm nhập vào đường ruột của con người. Khi đến ruột thì chúng sẽ chui ra khỏi bào xác và gây loét ở niêm mạc dạ dày.
So sánh trùng kiết lị và trùng sốt rét
Trùng kiết lị và trùng sốt rét có những điểm nào khác nhau không? Chúng ta sẽ cùng so sánh hai loài trùng để có thể phân biệt được chúng:
Trùng kiết lịTrùng sốt rétCấu tạoKhông có không bào và có chân giả ngắnKhông có không bào và không có bộ phận di chuyểnKích thướcTo hơnNhỏ hơnHình thức dinh dưỡng
- Nuốt hồng cầu
- Trao đổi dinh dưỡng qua màng tế bào
- Tổng hợp dinh dưỡng từ hồng cầu
- Trao đổi chất dinh dưỡng qua màng tế bào
Sinh sảnNhân bản vô tínhNhân bản vô tínhCon đường truyền bệnhĐường tiêu hóaMáuNơi ký sinhRuột người và kết bào xác ở ngoài tự nhiênMáu người, tuyến nước bọt của muỗi AnophenTác hạiGây loét dạ dày, loét đường ruột, giảm hồng cầuPhá hủy hồng cầuBệnh lý gây nênBệnh kiết lịBệnh sốt rét
Tác hại và cách phòng bệnh kiết lị
Trùng kiết lị gây nên những tác hại gì và nguy hiểm như thế nào? Trùng kiết lị gây nên rất nhiều căn bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Như đã nói, chúng sẽ gây loét dạ dày, đường ruột, đi ngoài ra máu,… ở người cực kỳ nguy hiểm. Do đó, trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta cần phải biết cách phòng tránh trùng kiết lị để bảo vệ sức khỏe bằng những việc như:
- Ăn chín, uống sôi, thức ăn cần đảm bảo hợp vệ sinh
- Luôn giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, hợp vệ sinh và dọn dẹp, vệ sinh khu vực sống hằng ngày
- Khi thấy dấu hiệu của bệnh thì cần đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị
- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn
Việc rửa tay là cách thức ngăn chặn những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa cực kỳ đơn giản và dễ thực hiện, mang đến hiệu quả phòng ngừa cao. Rửa tay sạch sẽ với xà phòng kháng khuẩn sẽ giúp bạn hạn chế được vi khuẩn tiếp xúc.
Xem thêm: Trùng biến hình là gì? Cấu tạo, môi trường sống, hình thức dinh dưỡng
Chúng ta cần rửa tay sạch vào những thời điểm như:
- Trước khi chế biến món ăn, trước khi ăn và khi chăm sóc trẻ
- Sau khi đi vệ sinh xong
- Sau khi tiếp xúc với những chất bẩn như giặt quần áo, vệ sinh nhà tắm, thay bỉm cho bé, dọn dẹp nhà cửa,…
Các biện pháp cách ly khi bị nhiễm bệnh kiết lị
Nếu như chẳng may mắc bệnh kiết lị thì cần có biện pháp cách ly kịp thời để tránh lây nhiễm cho người khác. Lý do là bệnh này rất dễ lây nhiễm trong thời gian mắc bệnh. Tốt hơn hết, bệnh nhân nên ở nhà nghỉ ngơi cho đến khi tình trạng ổn định hơn. Sau 48 giờ khỏi bệnh thì bệnh nhân mới nên đi làm hoặc tiếp tục việc học.
Như vậy, bài viết đã giải đáp cho chúng ta kiến thức trùng kiết lị kí sinh ở đâu, gây nên bệnh gì. Như đã nói, trùng này gây nên bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, bạn nên có chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đầy đủ, hợp vệ sinh nhé!