“Trung ương” là cụm từ mà có lẽ mọi người đều được nghe nói dù ở bất cứ tầng lớp, địa vị nào. Có thể kể đến như cơ quan trung ương, ban chấp hành trung ương,…Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ bản chất của trung ương, do đó bài viết này sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc về vấn đề trung ương là gì? (cập nhật 2022).
Trung ương là gì? (cập nhật 2022)
1. Trung ương là gì?
Hiện nay chưa có một định nghĩa nào nói về từ “trung ương”. Nhưng có thể hiểu trung ương theo các nghĩa sau:
– Khi ‘trung ương” là danh từ: “trung ương” có nghĩa là cơ quan lãnh đạo cao nhất cả nước.
– Khi “trung ương là tính từ”:
+ Thuộc bộ phận quan trọng nhất, có tác dụng chi phí các bộ phận liên quan (ví dụ: thần kinh trung ương).
+ Thuộc cấp lãnh đạo cao nhất, chung cho cả nước (ví dụ: cơ quan trung ương, ủy ban trung ương, ban chấp hành trung ương).
+ Thuộc quyền quản lý của cơ quan trung ương.
2. Các cơ quan trung ương của Việt Nam
2.1 Quốc hội
– Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (gọi tắt: Quốc hội Việt Nam) là một cơ quan thực hiện quyền lập pháp quan trọng trong hệ thống chính trị Việt Nam, là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân Việt Nam và là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cơ quan này có ba chức năng chính:
+ Lập hiến, lập pháp
+ Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước
+ Giám sát tối cao hoạt động của Nhà nước.
– Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội kéo dài 5 năm. Mỗi năm Quốc hội họp thường kỳ 2 lần. Quốc hội Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Bộ máy hoạt động của Quốc hội gồm: Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (cơ quan thường trực), Hội đồng dân tộc và 12 Ủy ban, Ban và Viện khác.
– Chức vụ đứng đầu Quốc hội Việt Nam là Chủ tịch Quốc hội, người này cũng đồng thời là chủ tịch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội – cơ quan thường trực của Quốc hội.
– Quốc hội đương nhiệm hiện nay là Quốc hội khóa XV, được bầu vào ngày 23 tháng 5 năm 2021 và bầu ra 499 đại biểu. Chủ tịch Quốc hội đương nhiệm là ông Vương Đình Huệ.
2.2 Chính phủ
– Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (gọi tắt: Chính phủ Việt Nam) là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.
– Trước khi có tên là Chính phủ, cơ quan này được gọi với tên là Hội đồng Chính phủ trong giai đoạn 1959-1980 và Hội đồng Bộ trưởng trong giai đoạn 1980-1992.
– Hiến pháp 2013, Điều 97 quy định: “Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chính phủ tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới thành lập Chính phủ”. Trong đó, Điều 71 quy định nhiệm kì của mỗi khóa Quốc hội là 5 năm.
– Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định. Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Thủ tướng chính phủ hiện nay là đồng chí Phạm Minh Chính.
– Chính phủ chịu sự giám sát của Chủ tịch nước và Quốc hội. Chính phủ phải chấp hành:
+ Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội,
+ Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội,
+ Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
– Chính phủ phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Chủ tịch nước, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
– Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, cách thức hoạt động của Chính phủ được quy định tại: Chương VII Hiến pháp 2013, Luật Tổ chức Chính phủ 2015 (sửa đổi 2019), và Nghị định Ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ 2016.
– Nghị định của Chính phủ và quyết định của Thủ tướng Chính phủ là văn bản quy phạm pháp luật dưới luật ở Việt Nam.
– Chính phủ hiện nay có 18 bộ và 4 cơ quan ngang bộ.
2.3 Tòa án nhân dân tối cao
– Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
– Nhiệm vụ và quyền hạn của Tòa án nhân dân tối cao được quy định trong Điều 20, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 như sau:
+ Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của các Tòa án nhân dân các cấp, Toà án quân sự các cấp đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
+ Giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định.
+ Tổng kết thực tiễn xét xử của các Tòa án, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
+ Đào tạo; bồi dưỡng Thẩm phán, Hội thẩm, các chức danh khác của Tòa án nhân dân.
+ Quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức theo quy định của Luật này và các luật có liên quan, bảo đảm độc lập giữa các Tòa án.
+ Trình Quốc hội dự án luật, dự thảo nghị quyết; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết theo quy định của luật.
– Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao gồm:
+ Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: gồm Chánh án, các Phó Chánh án và một số Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao. Tổng số không được quá 17 người, không dưới 13 người.
+ Bộ máy giúp việc.
+ Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
2.4 Viện kiểm sát nhân dân tối cao
– Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cấp cao nhất trong hệ thống Viện kiểm sát nhân dân của Việt Nam. VKSNDTC được lãnh đạo bởi Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
– Danh sách các đơn vị trực thuộc:
+ Văn phòng, Chánh Văn phòng: Đỗ Văn Phương.
+ Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án an ninh (Vụ 1), Vụ trưởng: Nguyễn Tiến Sơn.
+ Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án trật tự xã hội (Vụ 2), Vụ trưởng: Lê Minh Long.
+ Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế (Vụ 3), Vụ trưởng: Hồ Đức Anh.
+ Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án ma túy (Vụ 4), Vụ trưởng: Nguyễn Văn Hải.
+ Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng, chức vụ (Vụ 5), Vụ trưởng: Nguyễn Đức Thái.
+ Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án xâm phạm hoạt động tư pháp, tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp (Vụ 6), ra mắt ngày 6 tháng 8 năm 2015[3], Vụ trưởng: Lại Văn Loan.
+ Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự (Vụ 7), Vụ trưởng: Lại Viết Quang.
+ Vụ Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự (Vụ 8), Vụ trưởng: Lương Minh Thống.
+ Vụ Kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình (Vụ 9), Vụ trưởng: Vương Văn Bép.
+ Vụ Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật (Vụ 10), Vụ trưởng: Lê Đức Xuân.
+ Vụ Kiểm sát thi hành án dân sự (Vụ 11), Vụ trưởng: Nguyễn Kim Sáu.
+ Vụ Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (Vụ 12), Vụ trưởng: Trần Hưng Bình.
+ Vụ Hợp tác quốc tế và Tương trợ tư pháp về hình sự (Vụ 13), Vụ trưởng: Vũ Thị Hải Yến.
+ Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học (Vụ 14), Vụ trưởng: Hoàng Thị Quỳnh Chi.
+ Vụ Tổ chức cán bộ (Vụ 15), Vụ trưởng: Tăng Ngọc Tuấn.
+ Vụ Thi đua – Khen thưởng (Vụ 16), thành lập tháng 9 năm 2013.
+ Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Cục 1), Thủ trưởng: Lê Xuân Lộc.
+ Cục Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin (cục 2), Cục trưởng: Nguyễn Như Hùng.
+ Cục Kế hoạch – Tài chính (Cục 3), Cục trưởng: Nguyễn Văn Hà.
+ Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao (T1), Chánh thanh tra: Mai Thị Nam.
+ Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (T2), Hiệu trưởng: Phan Văn Tâm.
+ Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát tại thành phố Hồ Chí Minh (T3), Hiệu trưởng: Nguyễn Văn Khoát.
+ Tạp chí Kiểm sát (T4), Tổng biên tập: Hoàng Anh Tuyên.
+ Báo Bảo vệ pháp luật (T5), Tổng biên tập: Nguyễn Văn Thắng.
3. Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương (Việt Nam)
Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương hay còn gọi là Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương là cấp ủy trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và thường xuyên của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Đây cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương giữa hai nhiệm kỳ Đại hội, có chức năng lãnh đạo, kiểm tra, giám sát các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc phát huy vai trò hạt nhân chính trị, lãnh đạo cán bộ đảng viên và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của cấp ủy cấp trên, của Đảng ủy, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Ngành, của cơ quan đơn vị. Xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh gắn với xây dựng chính quyền và các đoàn thể trong Khối các cơ quan Trung ương vững mạnh.
Nhiệm vụ:
– Lãnh đạo, chỉ đạo các đảng bộ, chi bộ trực thuộc phát huy vai trò hạt nhân chính trị lãnh đạo cán bộ, đảng viên và công nhân viên trong cơ quan, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đúng với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; không ngừng cải tiến, nâng cao hiệu quả, hiệu suất công tác; góp ý kiến với lãnh đạo các cơ quan, đơn vị và đề xuất với Trung ương những vấn đề cần thiết nhằm bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ chính trị của các cơ quan thuộc khối.
– Lãnh đạo các đảng bộ, chi bộ làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và công nhân viên trong cơ quan, đơn vị quán triệt và chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức, năng lực hoạt động thực tiễn cho cán bộ, đảng viên.
– Lãnh đạo đảng bộ thực hiện công tác kiểm tra, giữ gìn kỷ luật đảng, phát hiện cán bộ, đảng viên vi phạm, ngăn chặn kịp thời những biểu hiện về tư tưởng và việc làm trái với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chống quan liêu, cục bộ, gia trưởng, vi phạm về tổ chức, kỷ luật, suy thoái về tư tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác; bảo đảm đoàn kết nội bộ.
– Lãnh đạo, chỉ đạo và hướng dẫn xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh, thực hiện đúng Điều lệ Đảng và các quy định của Trung ương về nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng; bồi dưỡng cấp uỷ viên về phẩm chất, năng lực lãnh đạo; chăm lo công tác phát triển đảng viên; thực hiện việc khen thưởng và kỷ luật.Lãnh đạo, chỉ đạo các đảng bộ, chi bộ chăm lo xây dựng các đoàn thể trong các cơ quan, đơn vị thuộc khối bảo đảm thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo Điều lệ của các đoàn thể.
– Tham gia ý kiến về nhân sự diện Trung ương quản lý theo quy chế quản lý cán bộ của Trung ương.Lãnh đạo đảng bộ thực hiện các chủ trương của Trung ương về công tác bảo vệ chính trị nội bộ; nhiệm vụ quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đề cao cảnh giác, giữ gìn bí mật của Đảng và Nhà nước.
Trên đây là toàn bộ nội dung về Trung ương là gì? (cập nhật 2022) mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu vấn đề nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất, Chúng tôi có các dịch vụ hỗ trợ mà bạn cần.
✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc ✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình ✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn ✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật ✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác ✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin