“Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi…” Câu hát mang đến cho bạn đọc nhiều suy ngẫm về cuộc đời nhất là về lòng nhân nghĩa. Để cuộc sống của chúng ta được trọn vẹn và tốt đẹp hơn, chúng ta hãy sống có lòng nhân nghĩa, Nhân nghĩa là gì?
Nhân nghĩa là gì?
Nhân nghĩa là lòng thương người và sự đối xử với người theo lẽ phải, là tình cảm, thái độ, việc làm đúng đắn, phù hợp với đạo lí của dân tộc Việt Nam, lòng nhân nghĩa là yêu thương người và sự biết làm điều phải, khái niệm này mang nội hàm rất đẹp, rất tiến bộ và cao cả, nó gắn chặt với chủ nghĩa yêu nước.
Là sức mạnh để chiến thắng. “Chí nhân, đại nghĩa” là nền tảng của chủ nghĩa nhân đạo mà dân tộc ta bao đời đeo đuổi để tạo dựng nền văn hiến mang bản chất truvền thống của con người Việt Nam.
Nhân nghĩa là lòng thương người, đối xử với người theo lẽ phải, cư xử đúng chừng mực với mọi người; sẵn sàng đồng cảm, chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ người khác khi người ta gặp khó khăn.
Chúng ta dễ dàng nhận thấy trong xã hội hiện nay có rất nhiều mảnh đời chịu bất hạnh, đau thương, khổ cực, việc chúng ta sống tử tế, yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ những người đó làm xoa dịu, giảm bớt nỗi đau của họ, xã hội cũng sẽ phát triển đẹp đẽ, vững mạnh hơn.
Biểu hiện của nhân nghĩa
Nhân nghĩa là gì? biểu hiện của nhân nghĩa như sau:
– Người sống có lòng nhân nghĩa, biết quý trọng đạo nghĩa và giữ gìn chữ tín luôn là người nhân ái, biết yêu thương, tương trợ, giúp đỡ người khác trong hoạn nạn, lúc khó khăn không đắn đo tính toán, biết tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động, trong cuộc sống hàng ngày với mong muốn mọi người cùng hạnh phúc ấm no.
– Người nhân nghĩa luôn sống vị tha cao thượng, không cố chấp với người khác, có lỗi lầm biết hối cải, đối xử khoan hồng với kẻ có tội. Người nhân nghĩa luôn được người khác kính trọng, tin tưởng và yêu mến.
– Nhân ái, sự thương yêu giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, lúc khó khăn không đắn đo tính toán; nhường nhịn đùm bọc nhau lúc sa cơ lỡ bước.
– Tương trợ giúp đỡ nhau trong lao động, trong cuộc sống hằng ngày; Vị tha bao dung độ lượng.
– Đặc trưng nổi bật: Thế hệ sau luôn ghi nhớ công lao của các thế hệ trước. Bên cạnh đó, khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn, điều này làm lan tỏa thông điệp “cho và nhận” trong xã hội ngày càng được lan tỏa hơn.
Ví dụ về nhân nghĩa
Để hiểu rõ hơn về khái niệm Nhân nghĩa là gì? nội dung dưới đây sẽ đưa ra một số ví dụ cụ thể.
– Giúp đỡ những người nghèo khó khăn;
– Bảo vệ đùm bọc em trai của mình;
– Tha thứ cảm thông cho hành động sai trái của người khác.
Ý nghĩa của nhân nghĩa
– Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Giúp cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp, có ý nghĩa hơn.
– Con người thêm yêu cuộc sống, có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn; là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
– Lòng yêu thương, nhân ái là một đức tính tốt đẹp cần thiết đối với mỗi con người. Vì nó là một sợi dây liên kết vô hình, là một thứ keo đặc biệt gắn chặt tình người lại với nhau, tình bạn bè năm châu láng giềng cho dù bạn đang ở đâu, dù nơi đó có lạnh lẽo đến mức nào, nhưng bên cạnh bạn luôn có biết bao ngọn lửa sưởi ấm tinh thần giúp bạn vượt qua khó khăn.
– Trong cuộc sống, lòng nhân nghĩa chính là sợi dây tình cảm thiêng liêng giữa người với người, là một trong những yếu tố để xây dựng xã hội văn minh, nhân văn. Lòng nhân ái được hiểu là lòng yêu thương của con người, không chỉ đối với những người xung quanh mà còn đối với cả động vật, thực vật…
Cách rèn luyện lòng nhân nghĩa
Nhân nghĩa là gì? cách để rèn luyện lòng nhân nghĩa:
– Biết đồng cảm, xót xa trước những khổ đau bất hạnh của người khác; biết trân trọng, đề cao những phẩm giá tốt đẹp, cái cao cả, thiên lương trong mỗi con người, căm ghét những thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của người khác.
– Kính trọng, biết ơn hiếu thảo với ông bà cha mẹ; quan tâm giúp đỡ mọi người; cảm thông, bao dung, độ lượng vị tha.
– Tích cực tham gia phong trào đền ơn đáp nghĩa; tích cực tham gia hoạt động “ uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa” .
– Kính trọng biết ơn các vị anh hùng dân tốc,những anh hùng có công với cách mạng và với đất nước; tôn trọng giữ gìn tuyền thống tốt đẹp của dân tộc
– Mỗi học sinh không chỉ ra sức học tập và còn phải biết tích cực làm việc tốt, tôn tạo lòng nhân ái thông qua các việc nhỏ như quyên góp ủng hộ, giúp đỡ người già, trẻ con, trong gia đình thì yêu thương cha mẹ, ông bà, anh chị em, … để hình thành một nhân cách tốt đẹp, trở thành một trong những mảnh ghép sáng giá của xã hội mai sau.