Gần đây, thuật ngữ “Tư bản đỏ” được các thế lực thù địch sử dụng rộng rãi. Đây là quan điểm hoàn toàn phi lý, mang nặng âm mưu chia rẽ, thù địch nhằm thực hiện mưu đồ “diễn biến hòa bình”.
Trang mạng RFA đã khắc họa “Chân dung Tư bản đỏ”. Theo đó, “Tư bản đỏ” là “những người vừa giàu có, có cơ sở làm ăn kinh doanh lớn nhưng trụ vững lâu dài, có quan hệ thân hữu”…;
Đây là luận điệu hết sức nực cười và phi lý. Thử hỏi RFA Việt Nam, “những người vừa giàu có, có cơ sở làm ăn kinh doanh lớn nhưng trụ vững lâu dài, có quan hệ thân hữu”… được gọi là Tư bản Đỏ. Vậy, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh doanh trong nước, xây dựng sự nghiệp từ hai bàn tay trắng, không có quan hệ thân hữu thì được gọi là gì? Họ không tạo giá trị gì cho đất nước hay sao? Họ không đóng góp vào ngân sách nhà nước hay sao?
Tính đến tháng 8 năm 2020, Việt Nam có khoảng 541.753 doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động, tổng số vốn đăng ký khoảng 130 tỷ USD. Hàng năm, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp khoảng 40% GDP, nộp ngân sách nhà nước 30%, đóng góp giá trị sản lượng công nghiệp 33%, giá trị hàng hóa xuất khẩu 30% và thu hút gần 60% lao động… Vậy, tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ đó đều là “sân sau” hay sao? Nếu Việt Nam chỉ thu lợi nhuận từ “Tư bản đỏ” theo đối tượng xuyên tạc, vậy con số trên là vô lý?
Theo khái niệm vô lý của RFA Việt Nam, “các tập đoàn lớn trong nước rất ít người trong số họ tạo được những thương hiệu nhờ phát minh, sáng chế, sáng tạo ra cái gì có ích cho dân cho nước, hoặc tạo dựng nên những thương hiệu uy tín cả trong và ngoài nước,…”. Vậy, thử hỏi RFA, các thương hiệu lớn như Vinamilk, Bitis,… họ đang sản xuất cái gì? Họ sản xuất sản phẩm nước ngoài hay sao?
Càng nói, càng thấy khái niệm “Tư bản Đỏ” mà RFA Việt Nam đưa ra hết sức phi lý. Thực chất, đây là luận điệu xuyên tạc, chụp mũ nhằm cổ xúy, vớt vát mưu đồ chính trị thâm độc. “Tư bản Đỏ” chính là thuật ngữ, công cụ giúp các đối tượng chia rẽ các thành phần kinh tế xã hội Việt Nam, làm biến chất lý luận Chủ nghĩa Mác- Lê-nin. Mục đích các đối tượng muốn xuyên tạc đồng nhất kinh tế thị trường với chủ nghĩa tư bản. Đây chính là một trong các chiêu trò thâm độc của diễn biến hòa bình.
Khẳng định lại, Việt Nam không có cái gọi là “Tư bản Đỏ”. Do có các yếu tố khách quan, chưa đồng đều về lực lượng sản xuất nên còn tồn tại chế độ sở hữu khác nhau: chế độ sở hữu tư nhân và chế độ sở hữu xã hội. Nền kinh tế quá độ trong thời kỳ hiện nay được phân làm 3 thành phần: kinh tế công, kinh tế tư nhân và kinh tế hỗn hợp. Tuy nhiên, tất cả các thành phần đều có cơ hội kinh doanh, làm ăn, phát triển một cách công bằng. Miễn sao, các tập đoàn, doanh nghiệp tuân thủ đúng pháp luật của Việt Nam.
Lợi dụng “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến, tự chuyển hóa” về mặt nhận thức là âm mưu hết sức nguy hiểm và thâm độc. Chúng sẽ làm xói mòn niềm tin của nhân dân nhà nước, hoài nghi về mục tiêu dân tộc. Chính vì vậy, người dân cần hết sức cảnh giác trước những quan điểm xuyên tạc, sai trái của các đối tượng.
Đinh Thảo