Tử cung đôi là một dị dạng bẩm sinh hiếm gặp, không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày nhưng có thể gây cản trở quá trình thụ thai và tăng nguy cơ biến chứng sản khoa nghiêm trọng. Dưới đây là thông tin về tử cung đôi và cách điều trị bệnh an toàn, hiệu quả.
17/11/2022 | Xét nghiệm ung thư cổ tử cung và những điều cần biết27/10/2022 | Khâu eo tử cung là gì? Khi nào cần khâu eo tử cung?27/10/2022 | Tìm hiểu về tình trạng thai tăng trưởng chậm trong tử cung21/10/2022 | Cổ tử cung cao có gây ảnh hưởng cho khả năng mang thai không?
1. Tử cung đôi là gì?
Tử cung đôi là tử cung có 2 buồng tử cung riêng biệt, mỗi buồng có thể dẫn đến cổ tử cung và âm đạo. Điều này có nghĩa là phụ nữ bị tử cung đôi có thể có hai tử cung và hai cổ tử cung riêng biệt cùng hai âm đạo. Ở mỗi trường hợp bệnh nhân, tử cung đôi sẽ mang nhiều hình dạng khác nhau. Cụ thể như sau:
Tử cung đôi là dị tật rất hiếm gặp
– Tử cung vách ngăn: Đây là những trường hợp bệnh nhân có một tử cung nhưng lại có vách ngăn đôi, đồng thời vẫn có 2 ống dẫn trứng, 2 buồng trứng.
– Tử cung 2 sừng: Đối với những bệnh nhân nay, tử cung vẫn nối liền với âm đạo nhưng lại bị chia thành 2 phần và mỗi bên sẽ được nối với một vòi trứng và 1 buồng trứng.
– 2 tử cung: Đây là những trường hợp bệnh nhân có 2 tử cung rõ ràng và nối liền với 2 cổ tử cung nhưng chỉ có một âm đạo. Đồng thời ở mỗi bên tử cung sẽ có một ống dẫn trứng và 1 buồng trứng riêng biệt.
2. Tử cung đôi ảnh hưởng như thế nào đến mẹ bầu và thai nhi?
Khi phôi thai phát triển, 2 ống dẫn trứng song song và có thể tạo ra một tạng rỗng, đó chính là tử cung. Nếu quá trình sáp nhập 2 ống dẫn trứng có vấn đề bất thường thì sẽ dẫn đến tình trạng tử cung đôi. Hiện nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể dẫn đến tử cung đôi. Tuy nhiên, yếu tố di truyền rất có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.
Tử cung đôi làm tăng nguy cơ sinh non
Những trường hợp tử cung đôi vẫn có thể mang thai và sinh nở bình thường nhưng khả năng thụ thai sẽ thấp hơn do trứng khi đi vào buồng tử cung sẽ khó phát triển được bình thường. Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai, nhánh động mạch nuôi thai có thể bị phân tán, tử cung co giãn kém sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi.
Thai nhi trong các trường hợp mẹ có tử cung đôi sẽ định vị điểm bám vào tử cung rất khó khăn. Khi thai nhi phát triển và tăng về kích thước thì vách ngăn phân chia của tử cung có thể ảnh hưởng đến sự lớn lên của thai, tăng nguy cơ sảy thai và sinh non. Ngoài ra việc định vị ngôi thai cũng rất khó khăn và quá trình cung cấp dinh dưỡng cho thai cũng bị cản trở, tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở thai nhi. Ngoài ra, tử cung đôi còn có thể dẫn đến những vấn đề sau:
– Sinh khó: Khi tử cung có chứa phôi thai ngày càng lớn thì tử cung còn lại không có nhiều thay đổi về kích thước. Do vậy, quá trình chuyển dạ sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Vì thế, những mẹ bầu có tử cung đôi thường được chỉ định sinh mổ. Tuy nhiên, với những trường hợp, tử cung còn lại không gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ thì mẹ bầu vẫn có thể sinh thường qua đường âm đạo.
– Thai nhẹ cân: Thai phụ có một tử cung thì sẽ có 2 động mạch tử cung có nhiệm vụ cung cấp máu và nuôi dưỡng thai. Với những trường hợp tử cung đôi thì mỗi tử cung chỉ có một động mạch tử cung để cung cấp máu cho thai. Vì thế, lượng máu cung cấp đến thai nhi sẽ giảm đi và em bé sẽ không được cung cấp đủ dưỡng chất, làm tăng nguy cơ nhẹ cân.
Tử cung đôi gây ra nhiều khó khăn khi chuyển dạ
– Sinh non: Đây là vấn đề rất thường gặp ở những trường hợp dị tật tử cung đôi. Do tử cung của chị em phát triển hạn chế hơn so với những trường hợp có một tử cung. Vì thế, nguy cơ sinh non là rất cao.
– Sảy thai: Những bệnh nhân tử cung đôi sẽ hiếm khi có thể phát triển toàn diện ở cả hai bên tử cung. Đây chính là lý do khiến tăng nguy cơ sảy thai. Bên cạnh đó, những trường hợp này, buồng trứng của chị em rất hẹp và khi thai nhi phát triển quá giới hạn sẽ dẫn tới sảy thai.
3. Phương pháp chẩn đoán và điều trị tử cung đôi
3.1. Phương pháp chẩn đoán
Với những trường hợp tử cung đôi, có 2 cổ tử cung, thì khi khám lâm sàng bác sĩ có thể nhìn thấy 2 cổ tử cung và định hướng được chẩn đoán.
Với những trường hợp có nghi ngờ về tình trạng tử cung đôi, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện những xét nghiệm như sau:
– Siêu âm: Tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện siêu âm qua thành bụng hoặc qua ngả âm đạo.
– Chụp cộng hưởng từ (MRI) tử cung – buồng trứng.
– Chụp X-quang tử cung vòi trứng có bơm thuốc cản tử quang.
3.2. Cách điều trị tử cung đôi
Tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định điều trị hoặc không điều trị tình trạng tử cung đôi. Với những người bệnh không xuất hiện dấu hiệu bất thường thì sẽ không cần điều trị. Trong trường hợp, người bệnh có tử cung đôi và 2 âm đạo thì cần thực hiện điều trị bằng phẫu thuật nhằm mục đích loại bỏ vách ngăn, giúp chị em có thể thụ thai dễ dàng hơn và sinh con thuận lợi hơn.
Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với từng ca bệnh cụ thể
Bên cạnh đó, những trường hợp bị tử cung đôi cũng cần chú trọng hơn đến sức khỏe trong quá trình mang thai. Nguyên nhân là vì những mẹ bầu này sẽ có nguy cơ cao về một số vấn đề như ngôi thai không thuận, sinh non, sinh con nhẹ cân và sảy thai. Chính vì thế, việc thăm khám thai định kỳ là rất quan trọng.
Khám phụ khoa định kỳ rất cần thiết đối với chị em để có thể nhận biết sớm những vấn đề về sức khỏe sinh sản, trong đó có dị dạng tử cung đôi và một số bệnh lý phụ khoa khác. Phát hiện sớm sẽ giúp việc điều trị bệnh hiệu quả hơn, đồng thời có thể phòng tránh những biến chứng nguy hiểm. Để được đặt lịch thăm khám với các chuyên gia Sản phụ khoa đầu ngành, mời quý khách hàng liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số máy tổng đài 1900 56 56 56.