Cho đến nay, túi ni lông vẫn được xem là một phát minh lớn làm thay đổi cả thế giới. Bên cạnh những lợi ích mà loại túi này đem lại, chúng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe con người và môi trường. Cùng tìm hiểu các thông tin về mặt tối khi sử dụng túi ni lông qua bài viết dưới đây.
1. Túi ni lông – phát minh làm thay đổi thế giới
1.1. Khái niệm túi ni lông
Túi ni lông hay còn gọi là túi bóng là một loại bao bì bằng nhựa mỏng, nhẹ và rất dẻo dai. Nguyên liệu chính để sản xuất túi ni lông là các hạt nhựa tổng hợp và các phụ gia như chì, cadimi… để tạo màu, tăng tính chống thấm nước, chống ẩm và khả năng chịu lực.
Tùy theo mục đích sử dụng, bao bì ni lông sẽ được thiết kế với kiểu dáng và kích thước khác nhau. Một số loại túi bóng thường gặp là túi ni lông đục quai lỗ dập quả trám, túi bóng có quai, túi ni lông cuộn, túi zipper..
1.2. Bao bì ni lông được phát minh khi nào?
Vật liệu nilon được phát minh vào năm 1935 bởi một nhà khoa học người Mỹ có tên là Wallace Hume Carothers. Ông là tác giả của hơn 100 bằng sáng chế và 50 tài liệu kỹ thuật hiện đang được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Hợp chất cao phân tử nilon này ngay sau đó đã được đưa vào sản xuất các sản phẩm đầu tiên như bàn chải đánh răng, tất da chân… và nhận được sự đón nhận nồng hậu của người dùng.
Đến năm 1960, Sten Gustaf Thulin – một kỹ sư người Thụy Điển đã phát triển thêm và cho ra mắt sản phẩm túi nhựa mua sắm được tạo ra bằng cách gấp, hàn và cắt một ống nhựa phẳng mang đến khả năng chịu tải cao.
Từ giữa những năm 1980 trở đi, loại túi này bắt đầu xuất hiện phổ biến “phủ sóng” ở khắp mọi nơi trên thế giới.
Trong các vật liệu nhựa làm túi này, phổ biến nhất là PE và PP, chứ không còn là vật liệu nilon ban đầu. Tuy nhiên danh xưng túi nilon đã trở nên quen thuộc với hầu hết người dùng. Đến nay, đa số người dùng Việt Nam vẫn quen dùng từ túi nilon để chỉ các loại túi nhựa dùng một lần, mặc dù chúng đã không còn được làm từ nilon đã rất lâu rồi.
Wallace Hume Carothers là người đã phát minh ra vật liệu nilon nhưng không thấy được thành công của phát minh này do ông tự vẫn vào năm 1937, trước khi nó được đưa vào sản xuất
2. Thực trạng của việc sử dụng túi ni lông hiện nay
Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, mỗi năm thế giới sản xuất ra hơn 400 triệu tấn nhựa và tiêu thụ khoảng 1.000 – 5.000 tỷ túi nilon.
Đây quả thực là con số đáng báo động, nếu không có biện pháp giảm tải và xử lý, tái chế rác thải đúng đắn, kịp thời thì chỉ sau vài chục năm nữa, cả thế giới sẽ chìm ngập trong rác thải nhựa và ni lông.
Điều đáng buồn, một lượng lớn rác thải đó là đến từ các quốc gia châu Á trong đó có Việt Nam.
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, mỗi năm chúng ta sử dụng hơn 30 tỷ túi nilon, trung bình một hộ gia đình sẽ sử dụng từ 5 – 7 bao bì ni lông/ngày. Đa phần các túi ni lông đều được sử dụng duy nhất một lần rồi thải ra ngoài môi trường tạo thành rác thải.
Ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM mỗi ngày có đến 80 tấn rác thải nhựa được thải ra môi trường, trong đó lượng rác thải túi ni lông chiếm 7 – 8% (tức là khoảng 5,6 – 6.4 tấn).
Những núi rác túi nilon khổng lồ phải mất hàng trăm ngàn năm mới có thể phân hủy
3. Đặc tính và ứng dụng của túi bóng (túi ni lông) trong đời sống
Túi ni lông được làm chủ yếu từ nhựa dẻo và các chất phụ gia nên có đặc tính là:
- Mềm, mịn
- Dẻo dai, có thể kéo giãn
- Chịu tải tốt
- Không thấm nước, thấm khí
- Chịu được các hiện tượng thời tiết nắng nóng hoặc mưa gió
- Chống nấm mốc và côn trùng tốt…
Chính vì sở hữu nhiều đặc tính vượt trội này nên từ khi ra đời cho đến nay túi ni lông đã dần khẳng định vị thế của mình và nhanh chóng phủ sóng khắp mọi mặt từ đời sống cho đến sản xuất như:
- Dùng để đóng gói sản phẩm, giúp bảo quản hàng hóa bên trong không bị hỏng hoặc hư hại
- Đựng hàng hóa mỗi khi mua sắm đồ
- Đựng và bảo quản mẫu vật xét nghiệm, thuốc, thiết bị… trong ngành y tế
- Đựng và bảo quản đồ vật không dùng đến như quần áo, chăn màn, giầy dép, túi xách… giúp các đồ vật này không bị hỏng hóc hoặc bị côn trùng xâm nhập.
- Làm áo mưa, che chắn, bảo vệ con người không bị ướt.
- Đựng rác thải…
4. Túi ni lông: Nhiều lợi ích nhưng hiểm họa cũng không kém
Mặc dù mang đến rất nhiều tiện ích nhưng túi ni lông cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hại cho môi trường và sức khỏe con người, sinh vật.
Lý do là bởi túi ni lông rất khó để phân hủy trong tự nhiên.
Theo ước tính của các nhà nghiên cứu, nếu không bị tác động của ánh sáng mặt trời một chiếc túi ni lông sẽ phải mất từ 500 – 1.000 năm mới có thể phân hủy. Trong quá trình dài này chúng gây ra biết bao tác hại cho môi trường.
- Tác hại của bao bì ni lông với môi trường: Làm tăng hiệu ứng nhà kính, gây cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật, dẫn đến tình trạng xói mòn và sạt lở đất, làm tắc nghẽn đường ống, gây ngập úng ở các đô thị vào mùa mưa, gây bùng phát các bệnh dịch nguy hiểm…
- Tác hại của túi bóng với sức khỏe của con người: Túi nilon khi đốt sẽ tạo ra hai khí cực độc là dioxin và furan gây dị tật bẩm sinh ở trẻ, ngộ độc, suy giảm miễn dịch, ung thư… cho con người. Nếu dùng bao bì nilon đựng thực phẩm khi còn nóng còn xuất hiện tình trạng các kim loại nặng trong túi như chì và cadimi sẽ bị ngấm vào thức ăn gây suy gan, ung thư não và ung thư phổi…
- Tác hại của bao bì ni lông với sinh, động vật trong hệ sinh thái: Túi ni lông tồn tại trong môi trường khiến rất nhiều động vật tưởng nhầm là thức ăn. Túi ni lông khi bị động vật ăn phải sẽ tích tụ trong dạ dày mà không thể tiêu hóa được, gây ra cái chết cho rất nhiều sinh vật biển, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển.
5. Các giải pháp hạn chế sử dụng túi ni lông
5.1. Thế giới đã làm gì để hạn chế sử dụng túi nilon?
Với những tác hại tiêu cực mà túi ni lông mang lại, nhiều quốc gia, thành phố trên thế giới đã ban hành các đạo luật về túi ni lông để hạn chế người dân sử dụng loại túi tiện lợi nhưng rất nguy hại này. Cụ thể:
- Ireland: Là nước đầu tiên ở Châu Âu áp dụng biện pháp hạn chế túi bóng. Từ tháng 5/2002, mỗi túi ni lông được sử dụng trong siêu thị sẽ phải chịu mức phí 15 cent (khoảng 4.400 VND). Sau khi quy định này được áp dụng lượng túi ni lông được sử dụng đã giảm 90%.
- Nam Phi: Chính phủ Nam Phi cấm người dân sử dụng túi ni lông siêu mỏng từ 5/2003. Đối với các nhà bán lẻ nếu phân phát loại túi ni lông này cho khách hàng sẽ bị phải khoảng $13.8 hoặc 10 năm tù giam.
- Kenya: Năm 2017, Kenya đã chính thức quy việc sản xuất túi bóng là bất hợp pháp. Bất cứ cá nhân, tổ chức nào vi phạm sẽ bị phạt 4 năm tù và 38.000 USD.
- Bangladesh: Từ đầu những năm 2002, Bangladesh đã cấm sử dụng túi bóng ở thủ đô Dhaka.
- Ấn Độ: Ấn Độ cấm sản xuất, buôn bán và sử dụng túi nilon từ tháng 8/2003.
- Luxembourg, Đan Mạch: Chính phủ của cả hai quốc gia này đã đánh thuế rất cao cho những đơn vị sản xuất túi sử dụng túi nilon.
- San Francisco: Là thành phố đầu tiên ở Mỹ ban hành lệnh cấm sử dụng túi nilon ở trong các cửa hàng, thay vào đó là sử dụng túi sinh học được làm từ tinh bột ngô…
Túi nilon đã bắt đầu bị cấm sử dụng tại 91 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới
5.2. Bạn có thể làm gì để góp phần hạn chế sử dụng túi nilon?
Trước những hệ lụy tiêu cực của túi ni lông thì việc đưa ra các giải pháp cụ thể giúp hạn chế sử dụng túi ni lông là rất cần thiết. Dưới đây là một số giải pháp thiết thực bạn có thể áp dụng ngay từ hôm nay.
- Tái sử dụng: Hầu hết các loại bao bì ni lông đều có thể tái sử dụng lại nhiều lần nếu bạn đựng các đồ khô, không nóng… Tuy nhiên, thói quen của người dân là dùng túi một lần rồi vứt bỏ luôn. Điều này không chỉ gây lãng phí tài nguyên mà còn làm tăng lượng rác thải ra môi trường.
- Sử dụng các vật dụng thay thế: Khi đi chợ, thay vì dùng túi nilon để đựng đồ, ta có thể dùng túi vải, túi cói, giỏ nhựa hoặc túi làm từ vật liệu sinh học phân hủy hoàn toan,… để đựng. Điều này vừa giúp thực phẩm tươi ngon, không bị nhiễm độc lại vừa góp phần bảo vệ môi trường.
- Hạn chế sử dụng túi bóng 1 lần hết sức có thể: Các loại túi ni lông một lần thường có giá thành rất rẻ nhưng bù lại chất lượng kém, dễ rách và không thể tái sử dụng lại được. Vì thế, hãy sử dụng túi bóng 1 lần chỉ khi thực sự cần thiết.
- Sử dụng các túi sinh học phân hủy: Khác với túi nilon, túi sinh học phân hủy có thành phần chủ yếu là tinh bột ngô, khoai, sắn và các vật liệu phân hủy sinh học hoàn toàn… nên rất an toàn cho sức khỏe và môi trường. Đặc biệt, thời gian phân hủy của túi sinh học rất ngắn chỉ khoảng 1 – 2 năm, ít hơn rất nhiều so với thời gian phân hủy của túi ni lông.
Túi AnEco được thiết kế với nhiều kích thước và kiểu dáng khác nhau phù hợp với mọi nhu cầu: túi shopping, túi đựng rác, túi cuộn với đường gân xé tiện lợi…
Nhận thức được tầm quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ sự sống trên Trái Đất, nhãn hàng AnEco đã tiến hành nghiên cứu và cho ra đời các sản phẩm túi sinh học có khả năng phân hủy hoàn toàn.
Túi AnEco được làm từ tinh bột và vật liệu sinh học phân hủy nhập khẩu từ châu Âu, không chứa bất kì một chất phụ gia độc hại nào nên rất an toàn, có khả năng phân hủy nhanh, tốt cho môi trường. Chỉ sau 6 tháng – 1 năm chôn lấp trong điều kiện tự nhiên, túi AnEco sẽ phân hủy hoàn toàn thành nước, CO2 và mùn.
Túi sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco đã được cấp chứng chỉ OK compost HOME – một trong những chứng chỉ cao nhất và khắt khe nhất về khả năng phân hủy của vật liệu. Vì thế, đây là sản phẩm rất thích hợp để bạn mua và sử dụng thay thế túi ni lông truyền thống.
Để đặt mua hoặc tư vấn thêm về túi sinh học phân hủy hoàn toàn AnEco, bạn vui lòng liên hệ:
- Website AnEco: https://aneco.com.vn/
- Facebook AnEco: https://www.facebook.com/sanphamsinhhocphht.aneco/
- Hoặc gọi tới số điện thoại: 02432 669 600