Dự trữ bắt buộc là gì? Vai trò và tỷ lệ dự trữ bắt buộc – Luật ACC

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là gì

Dự trữ bắt buộc, hay tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một quy định của ngân hàng trung ương về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các ngân hàng thương mại bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản. Vậy Dự trữ bắt buộc là gì? Để bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ hướng dẫn qua bài viết dưới đây: Dự trữ bắt buộc là gì? Vai trò và tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Dự Trữ Bắt Buộc Là Gì? Vai Trò Và Tỷ Lệ Dự Trữ Bắt Buộc

Dự trữ bắt buộc là gì? Vai trò và tỷ lệ dự trữ bắt buộc

1. Dự trữ bắt buộc là gì?

Dự trữ bắt buộc (reserve requirements) là tỷ lệ phần trăm tiền gửi mà các ngân hàng thương mại buộc phải giữ làm dự trữ theo yêu cầu của ngân hàng trung ương. Thông thường, các ngân hàng thương mại phải gửi số tiền này vào một tài khoản đặc biệt ở ngân hàng trung ương. Ngoài ra, cũng cần chú ý rằng ngân hàng trung ương thường quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc khác nhau cho các khoản tiền gửi có kỳ hạn khác nhau.

Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, tiền dự trữ bắt buộc gồm:

+ Tiền gửi của kho bạc Nhà nước

+ Tiền gửi của khách hàng trong và ngoài nước: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn thuộc loại phải dự trữ bắt buộc, tiền gửi vốn chuyên dùng, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn…

+ Tiền thu được từ việc phát hành giấy tờ có giá

+ Tất cả các loại tiền gửi này sẽ được theo dõi trên tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng thương mại tại ngân hàng Nhà nước (tài khoản tiền gửi thanh toán).

2. Nội dung của dự trữ bắt buộc

Dự trữ bắt buộc được tính toán trên cơ sở số dư tiền gửi huy động bình quân của từng loại tiền gửi phải dự trữ bắt buộc tại Hội sở chính và các chi nhánh của tổ chức tín dụng trong kỳ xác định dự trữ bắt buộc và tỷ lệ dự trữ bắt buộc tương ứng được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.

+ Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định tùy thuộc vào mục tiêu chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.

+ Đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt ( kiểm soát thông qua hoạt động kiểm soát hàng ngày của tổ chức tín dụng ) , Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho tổ chức tín dụng đến mức tối thiểu 0%. Đối với tổ chức tín dụng đang thực hiện phương án cơ cấu lại đã được phê duyệt, tổ chức tín dụng tham gia cơ cấu lại tổ chức tín dụng yếu kém theo chỉ định, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cụ thể cho từng tổ chức tín dụng.

3. Vai trò của dự trữ bắt buộc

Cơ chế hoạt động của công cụ dự trữ bắt buộc nhằm khống chế khả năng tạo tiền, hạn chế mức tăng bội số tín dụng của các ngân hàng thương mại.

Công cụ dự trữ bắt buộc mang tính áp đặt trực tiếp, đầy quyền lực và cực kỳ quan trọng để điều khiển lạm phát, khôi phục hoạt động kinh tế trong trường hợp nền kinh tế phát triển chưa ổn định và khi các công cụ thị trường mở tái chiết khấu chưa đủ mạnh để có thể đảm trách điều hoà mức cung tiền tệ cho nền kinh tế.

Sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc để kiểm soát cung tiền tệ qua đó kiểm soát lạm phát ít đưọc sử dụng trên thế giới (đặc biệt là những nước phát triển , có nền kinh tế ổn định).

4. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Các ngân hàng thương mại luôn phải đảm bảo một lượng tiền mặt dự trữ tối thiểu. Ngân hàng Trung Ương (TW) sẽ đưa ra một tỷ lệ cụ thể cho khoản tiền dự trữ này. Nó được gọi là tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Tỷ lệ này sẽ khác nhau phụ thuộc vào loại tiền và kỳ hạn tiền gửi.

Hiện nay, Ngân hàng TW quy định tiền gửi nội tệ không kỳ hạn hoặc kỳ hạn dưới 12 tháng có tỷ lệ dự trữ 3%. Với tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng thì tỷ lệ này là 1%.

Tỷ lệ dự trữ đối với ngoại tệ được quy định có phần cao hơn. Cụ thể, đổi với tiền gửi ngoại tệ không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 8%. Còn lại, tiền gửi ngoại tệ kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 6%. Đây là quy định với phần lớn tổ chức tín dụng. Các tổ chức như Ngân hàng chính sách, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, ngân hàng hợp tác xã,… được quy định tỷ lệ riêng.

Việc duy trì một khoản tiền dự trữ bắt buộc sẽ giúp ngân hàng đối phó với các tình huống khẩn cấp. Ví dụ như khi khách hàng đột ngột muốn rút tiền. Đây là một cách thức đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.

5. Một số câu hỏi thường gặp

Công thức tính lượng tiền dự trữ bắt buộc là gì?

Lượng tiền dự trữ bắt buộc được tính bằng công thức dưới đây:

Lượng tiền dự trữ = Lượng tiền gửi x tỷ lệ dự trữ bắt buộc

Ví dụ, tổng lượng tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng tại ngân hàng A là 100 tỷ. Theo quy định thì tỷ lệ dự trữ bắt buộc với loại tiền này là 1%.

Vậy, lượng tiền dự trữ ngân hàng A cần duy trì là: 100 tỷ x 1% = 1 tỷ

Ảnh hưởng của tỷ lệ dự trữ bắt buộc đến thị trường chứng khoán?

Nhà đầu tư có thể sử dụng tỷ lệ dự trữ bắt buộc như một chỉ báo với nền kinh tế. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc thấp sẽ thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Theo đó, thị trường chứng khoán cũng lạc quan hơn. Ngược lại, nếu Nhà nước tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các hoạt động kinh doanh sẽ bị hạn chế hơn. Kết quả là thị trường chứng khoán cũng gặp nhiều biến động.

Ví dụ về dự trữ bắt buộc?

Giả sử một ngân hàng có 200 triệu đô la tiền gửi và được yêu cầu dự trữ 10%. Ngân hàng hiện được phép cho vay 180 triệu đô la, điều này làm tăng mạnh hoạt động tín dụng ngân hàng. Ngoài việc cung cấp một bộ đệm để chống lại các vụ rút tiền hàng loạt và các lớp thanh khoản, dự trữ bắt buộc cũng được Cục Dự trữ Liên bang sử dụng như một công cụ tiền tệ.

Xem thêm: Phân đoàn là gì? (Cập nhật 2022)

Xem thêm: Tiếp tuyến là gì? (Cập nhật 2022)

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Dự trữ bắt buộc là gì? Vai trò và tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc ✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình ✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn ✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật ✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác ✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin