“Huyết thanh” là một khái niệm y học mà bạn đã có thể đã từng nghe, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về cụm từ này. Thậm chí có một số người còn nhầm lẫn huyết thanh với huyết tương và coi chúng là một. Vậy huyết thanh là gì, cách phân biệt huyết thanh và huyết tương như thế nào?
03/12/2020 | Vai trò của huyết thanh là gì trong hỗ trợ điều trị và bảo vệ sức khỏe?21/05/2020 | Vai trò của IgE toàn phần huyết thanh (tIgE) trong sàng lọc bệnh dị ứng27/04/2020 | Bạn biết gì về huyết thanh và những ứng dụng trong y học17/04/2020 | Ý nghĩa của xét nghiệm sắt huyết thanh liệu bạn có biết ?
1. Huyết thanh là gì?
Máu gồm 2 phần đó là các tế bào máu và huyết tương. Phần huyết tương này sau khi được tách và loại bỏ những yếu tố đông máu sẽ trở thành huyết thanh. Vì thế, bạn cần biết rằng, huyết thanh và huyết tương không phải là một, chúng là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Huyết thanh là dung dịch màu vàng nhạt phía trên
Trong huyết thanh có các protein (không được dùng trong quá trình đông máu) cùng với một số chất điện giải và các nguyên tố vi lượng, nguyên tố đa lượng, chẳng hạn như Kali, Canxi, Natri, Magie, Photpho, axit uric, bilirubin, glucose, ure, creatinine,…
Các chuyên gia thường tách huyết thanh từ huyết tương bằng cách để máu tự đông trong khoảng thời gian từ 30 phút đến 1 tiếng. Sau đó, dùng cơ chế ly tâm để tách dịch vàng nổi ở phía trên.
2. Cách phân biệt huyết thanh và huyết tương
Cùng là thành phần của máu nhưng huyết thanh và huyết tương sẽ có những khác biệt nhất định. Cụ thể như sau:
2.1. Huyết tương
– Một số đặc điểm của huyết tương:
Huyết tương và các tế bào máu góp phần là hai cấu thành của máu. Huyết tương chiếm khoảng 50 đến 65% lượng máu trong cơ thể và nó chính là một thành phần quan trọng của máu.
– Màu sắc của huyết tương:
Màu sắc của huyết tương không cố định, tùy thuộc vào tình trạng sinh lý, sức khỏe của con người, huyết tương có thể thay đổi màu sắc.
Ở những người khỏe mạnh, màu của huyết tương thường là vàng nhạt hoặc trong suốt. Sau khi tiêu thụ thức ăn, màu sắc của huyết tương có thể chuyển sang màu đục hơn và nó có thể chuyển sang màu vàng chanh sau khi ăn khoảng vài giờ.
– Thành phần của huyết tương:
Trong huyết tương có khoảng 90% là nước về thể tích, còn lại là một số protein, thành phần hữu cơ, muối vô cơ,… Một số protein quan trọng nhất trong huyết tương bao gồm Albumin với vai trò là yếu tố quan trọng tạo ra áp suất thẩm thấu của máu, Globulin có thể hòa tan trong huyết tương, Fibrinogen có tác dụng liên kết với máu trong quá trình cầm máu.
2.2. Huyết thanh
– Đặc điểm của huyết thanh:
Thông thương, huyết thanh có những đặc điểm biểu hiện và có chứa các thành phần giống với huyết tương. Sự khác biệt là: Huyết thanh không có chứa Fibrinogen – yếu tố làm đông máu. Nói một cách dễ hiểu hơn, huyết thanh bao gồm các loại protein không có tác dụng làm đông máu và bên cạnh đó là các chất điện giải, kháng nguyên, kháng thể, nội tiết tố, chất ngoại vi sinh,…
Huyết thanh không có chứa Fibrinogen – yếu tố làm đông máu
– Về màu sắc:
Màu sắc của huyết thanh có thể cảnh báo những vấn đề sức khỏe mà cơ thể đang gặp phải. Chẳng hạn nếu huyết thanh có màu sữa, đục màu hoặc có màu vàng đậm thì có thể là do tình trạng Cholesterol trong máu tăng cao hoặc cũng có thể bệnh nhân đang gặp phải biểu hiện tăng Bilirubin máu.
– Thành phần của huyết thanh:
Trong huyết thanh có các nguyên tố vi lượng, đa lượng, chẳng hạn như Kali, Natri, Canxi, Clorua, Magie, Enzyme, glucose, bilirubin, creatinine, axit uric,…
3. Một số ứng dụng trên lâm sàng của huyết thanh và huyết tương
Dưới đây là một số ứng dụng trên lâm sàng của huyết thanh và huyết tương:
3.1. Ứng dụng của huyết tương
Huyết tương góp phần vận chuyển một số yếu tố quan trọng của cơ thể chẳng hạn như glucose, sắt, oxy, các loại hormone và các loại protein,…
Hiện nay, với những tiến bộ vượt bậc của y học, chúng ta đã tạo ra được chế phẩm máu có thể an toàn và có tác dụng tích cực hơn đối với người được truyền máu, đồng thời hạn chế được các tai biến có thể xảy ra khi truyền máu. Trong đó, huyết tương rất hữu ích khi được tiến hành tách các thành phần của máu để truyền cho những đối tượng phù hợp. Một số chế phẩm từ dòng huyết tương đang được sử dụng phổ biến đó là huyết tương giàu tiểu cầu và huyết tương tươi đông lạnh. Trong đó huyết tương giàu tiểu cầu rất hữu ích trong quá trình làm đẹp và điều trị bệnh.
Tuy nhiên, bạn cần biết rằng, khi truyền huyết tương phải tuân thủ theo những chỉ định cụ thể như:
-
Người bệnh có giảm 1 yếu tố đông máu bẩm sinh khi không có chế phẩm máu chuyên biệt để truyền.
-
Trường hợp người bệnh có hiện tượng ban xuất huyết vì giảm tiểu cầu trong khi có chỉ định phải thay huyết tương.
-
Chỉ định truyền huyết tương với những trường hợp bệnh nhân phải truyền máu với khối lượng lớn, có dấu hiệu rối loạn và đang trong tình trạng chảy máu.
-
Các trường hợp thiếu antithrombine III và không có antithrombine III đậm đặc để truyền.
-
Các trường hợp chảy máu cấp và trong tình trạng bị giảm yếu tố đông máu.
-
Bệnh nhân mắc bệnh đông máu.
3.2. Ứng dụng của huyết thanh
Đặc điểm, màu sắc của huyết thanh có thể góp phần giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác một số bệnh do vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra, chẳng hạn như bệnh sởi, bệnh viêm gan B, HIV/AIDS và một số bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Khi truyền huyết thanh cần phải cân nhắc đến tiền sử bệnh và thể trạng của bệnh nhân
– Khi nào chỉ định truyền huyết thanh?
Các bác sĩ thường chỉ định truyền huyết thanh cũng chính là chỉ định truyền vào máu những chất mà máu đang bị thiếu hụt, chẳng hạn khi cơ thể đang thiếu hụt miễn dịch, một số loại huyết thanh điều chế cũng có tác dụng khá hiệu quả trong điều trị bệnh ho gà, uốn ván và viêm gan B hay bệnh quai bị, nhiều trường hợp phòng và điều trị bệnh nhiễm trùng bằng cách truyền huyết thanh.
Cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ khi truyền huyết thanh
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp câu hỏi huyết thanh là gì và cách phân biệt huyết thanh và huyết tương như thế nào. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn tự hào cung cấp đến bạn những dịch vụ y tế chất lượng với đội đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao và hệ thống trang thiết bị hiện đại, thái độ phục vụ chuyên nghiệp. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm về độ chính xác khi thực hiện các xét nghiệm tại MEDLATEC. Hãy gọi đến 1900 56 56 56, để được các bác sĩ tư vấn cụ thể hơn cho bạn.