UTM Source là gì?
UTM là viết tắt của Urchin Tracking Module, đây là một đoạn code mà bạn thêm vào đường dẫn URL để bổ xung thông tin cho URL ấy. Có nghĩa là với mỗi URL có sẵn trên website, chúng ta sẽ phải nhập thêm thông tin (code UTM) để về sau có thể phân tích được nguồn truy cập. Các thông tin này sẽ giúp chúng ta tìm ngược được traffic đã click vào link đến trang web của chúng ta đến từ nguồn nào.
Đối với các bạn kiếm tiền online bằng cách xây dựng website Affiliate, UTM source là một công cụ rất quan trọng và cần thiết để theo dõi, phân tích các nguồn truy cập. Từ đó có cơ sở để chúng ta tối ưu website ngày càng tốt hơn, đồng thời kiểm tra chất lượng user nếu có chạy quảng cáo dẫn traffic về website.
Công cụ tracking UTM
Bên cạnh lọc ra nguồn traffic thì còn một vài ứng dụng khá hay ho khác sẽ được kể tiếp ở phần dưới.
Code UTM có ưu điểm là khả dụng trên mọi công cụ phân tích như Google Analytics, Kiss Metrics, Hotjar …
http://[URL trang đích có sẵn từ đầu]/?utm_source=facebook&utm_campaign=viddyoze_private&utm_medium=cpc&utm_term=videotool&utm_content=broad
Sau này, khi theo dõi trên công cụ phân tích chúng ta sẽ dễ dàng tìm được lượt truy cập này được chuyển đổi từ trên Facebook về website của mình.
Thành tố trong đoạn code UTM
Ok, sau khi biết UTM source là gì và mặt mũi nó ra sao, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ý nghĩa của từng thành tố trong 1 đoạn code UTM, thực ra chỉ có 5 cái thôi!
Như bôi đậm ở ví dụ bên trên, một đoạn code UTM có 5 thành tố chính mà Content Marketer phải tự khai báo:
- utm_source: Chúng ta sẽ nhập địa chỉ trang web mà từ đó lượt truy cập chạy sang trang của mình.
Ví dụ: utm_source=facebook có nghĩa là đường dẫn link đặt ở facebook, người dùng trên facebook click vào đường dẫn đó và được điều hướng về website của chúng ta.
- utm_medium: Nếu như khai báo source cho ta câu trả lời traffic đến từ đâu thì khai báo medium cho chúng ta biết traffic đến bằng cách nào từ trên source đấy. Ví dụ source=facebook thì URL có thể đặt ở mẫu quảng cáo, đặt ở bài post, đặt ở trang của KOLs …
Ví dụ: utm_medium=cpc có nghĩa traffic đến với website của chúng ta qua một mẫu quảng cáo trả tiền mỗi click (cost per click). Nếu như chúng ta không chủ động khai báo medium thì trên Googel Analytics sẽ chỉ mặc định các medium như cpc, organic, email, social, referral. Do đó, với tính chất đa dạng của các nguồn traffic chúng ta cần phải làm rõ ngay từ đầu để dễ dàng hơn khi phân tích về sau.
- utm_campaign: Là tên chiến dịch mà bạn đang triển khai trong đó có sử dụng URL này. Việc này sẽ giúp chúng ta phân biệt được hiệu quả của từng chiến dịch nếu như bạn triển khai cùng lúc nhiều chiến dịch Digital Marketing. Việc khai báo campaign hoàn toàn phụ thuộc vào bạn, miễn sao là dễ nhớ và dễ quản lý. Một gợi ý là bạn nên sử dụng cú pháp [Tên chiến dịch]_[Thời gian bắt đầu].
Ví dụ: utm_campaign=khuyen_mai_cuoi_nam_24122016
- Lưu ý quan trọng: Trong 5 thành tố thì 3 thành tố kể trên là bắt buộc phải có khi khai báo trên UTM code. Khi lựa chọn thông tin khai báo bạn nên có sự nhất quán, khi nhắc tới medium cpc thì chỉ sử dụng “cpc” để khai báo, không dùng bất cứ cách thể hiện nào khác để nói về cùng 1 vấn đề. Khi này các công cụ phân tích sẽ hiểu nhầm thành 2 vấn đề khác nhau. Bên cạnh đó, công cụ phân tích cũng phân biệt viết hoa với viết thường, CPC sẽ khác với cpc, và khác với Cpc. Hết sức lưu ý tính nhất quán khi khai báo thông tin trên UTM code.
- utm_content (optional): Tên của loại content bạn sử dụng. Có thể chia theo các chủ đề mà content của bạn sử dụng để từ đó chúng ta có thể xem chủ đề nào thu hút được nhiều người click nhất.
- utm_term (optional): Sử dụng chủ yếu trong Adwords hoặc các loại quảng cáo tìm kiếm từ khóa. Tại đây chúng ta sẽ khai báo theo từ khóa để về sau phân tích từ khóa nào mang lại nhiều chuyển đổi thành công nhất.
Công cụ tạo và quản lý UTM
Cách 1: Tạo trên file Google Bảng Tính.
Xem nào! Trong 1 chiến dịch sẽ trung bình khoảng gần 20-30 URL bạn cần tracking, do đó bạn cần 1 công cụ có thể tạo link có gắn code UTM một cách nhanh chóng và dễ dàng quản lý.
Bạn có thể download bảng tính dưới ngay dưới đây và mở file ra để chúng ta tiếp tục tìm hiểu về cách sử dụng của nó.
CLICK ĐỂ TẢI VỀ BẢNG TÍNH TẠO UTM
Cách sử dụng rất đơn giản, bạn chỉ cần nhập các trường thông tin cần khai báo, các trường này sẽ tự động được tổng hợp thành đường dẫn có gắn code tracking URL tiêu chuẩn.
Vậy là xong.
Cách 2: Tạo bằng công cụ của Google
Bạn truy cập vào công cụ Campaign URL Builder và làm theo hướng dẫn. Cách làm cũng tương tự cách trên đó là nhập các trường thông tin cần thiết. Tuy nhiên công cụ này sẽ không lưu lại đường dẫn cho các bạn, do đó sẽ khó quản lý về sau này.
Cách 3 : Tạo link UTM trong phần Cài đặt ở góc trên bên phải LadiPage
Nếu sử dụng LadiPage và liên kết Google Sheet cho form đăng ký, bạn sẽ nhận được thông tin của khách hàng kèm theo link UTM source mà khách hàng đó truy cập vào. Như vậy chúng ta có thể biết nguồn truy cập nào đang là nguồn tạo chuyển đổi hiệu quả.
XEM THÊM : Các thuật ngữ trong Affiliate Marketing
Các bạn quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này hãy đến tham dự Workshop “Google AdWords & Landing page – Những bí mật bạn chưa biết” tại Hà Nội, với sự tham gia chia sẻ của 2 “lão làng” trong lĩnh vực này đó là anh Mai Xuân Đạt – Founder SEONgon.com và anh Bình Nguyễn – Founder Ladipage.vn
* Thời gian: 18:30 – 21:00, ngày 28/12/2017 * Địa điểm: Tầng 6A, nhà 9A, ngõ 9, Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội
Lưu ý: Sự kiện chỉ dành riêng cho các bạn Publisher của ACCESSTRADE, đặc biệt đang sử dụng Google AdWords và Landing page. Các bạn hãy chuẩn bị thật nhiều câu hỏi cho 2 khách mời của chúng ta nhé. Bật mí thêm, sẽ có những học bổng giá trị tại SEONgon và ưu đãi độc quyền tại Ladi Page dành cho những bạn may mắn tham gia workshop.
Nguồn: Ladipage.vn