Người tầm thường và người ưu tú, bởi vì tầm nhận thức khác nhau, thế giới trong mắt cũng hoàn toàn không giống nhau. Tầm nhận thức càng thấp, tầm nhìn càng nhỏ hẹp, cơ hội càng ít ỏi, càng phải chịu bất công của xã hội. Ngược lại, tầm nhận thức càng cao, tầm nhìn càng xa rộng, cơ hội càng nhiều, càng cảm nhận rõ nét hơn thế giới rộng lớn và những phong cảnh vô hạn.
“Tôi của hiện tại” và “Tôi của tương lai”
Đối với một người tầm thường, họ thích an ổn với thực tại, hài lòng với tôi của hiện tại.
Công việc và gia đình đều ổn định, mỗi ngày đi làm đều đều, hết giờ làm thì kiếm cái gì đó ngon để ăn, cái gì đó vui để chơi, cuộc sống vui vẻ, nhẹ nhàng. Điều này là rất dễ hiểu.
Nhưng cuộc sống chỉ có như vậy thôi ư? Phần lớn những người bình thường đều đã nghĩ tới vấn đề này, nhưng nghĩ vẫn chỉ là nghĩ, hành động hay không nó lại là một chuyện khác.
Vì bản thân và gia đình, vì sao không nỗ lực một lần, nâng cao tính không thể thay thế của mình trong công việc, để được thăng chức tăng lương. Hoặc là bước ra khỏi vùng an toàn, tiếp xúc với những việc mình không giỏi, mở rộng vòng tròn bạn bè của mình, khai thác điểm kĩ năng mới của bản thân.
Nhưng nghĩ đi nghĩ lại thì cuộc sống vốn dĩ đã đủ vất vả và khó khăn rồi, sao còn cứ phải dày vò, làm khó mình mà không hưởng thụ hiện tại đi!
Đối với người tầm thường, trong lòng họ sớm đã dựng sẵn một chiếc cột mang tên “tôi của hiện tại”, khi đối mặt với chỉ trích hay phê phán của người khác, phản ứng đầu tiên của họ sẽ là giãy nảy lên, tìm đủ các cớ để chứng minh mình là đúng, dù mình có sai thì cũng là do nguyên nhân khách quan tạo nên, tất cả chỉ để bảo vệ hình tượng quang minh chính đại của mình trước mặt mọi người. Tóm lại, chỉ có 3 chữ thôi, tôi không sai.
“Tôi của hiện tại” là vô cùng đúng đắn, hình tượng bắt buộc phải hoàn mỹ, đối mặt với những đánh giá phiến diện từ thế giới bên ngoài, người tầm thường sẽ ngay lập tức ép nó lại, bất luận bản thân sự việc là đúng hay sai.
Duy trì một hình ảnh “hoàn hảo” hư vô, không tiếp nhận được những tiếng nói khác nhau tới từ thế giới bên ngoài, sống trong lầu các bản thân tự xây dựng nên, những người tầm thường với nội tâm cắm sâu một cây cột mang tên “tôi của hiện tại”, càng ngày càng trở nên xa cách với thực tế, cũng càng ngày càng cách xa hơn với “bản thân ở một version tốt đẹp hơn”.
Còn người ưu tú, cây cột trụ trong lòng họ là “tôi của tương lai”. Đối mặt với bình luận và đánh giá phê bình tới từ người khác, họ sẽ ngồi lại để suy nghĩ nghiêm túc, đâu là điều mình thực sự cần phải thay đổi, từ đó biến mình trở thành tôi của một tương lai tốt đẹp hơn.
Trong mắt của những người ưu tú, “là chính mình” có nghĩa là luôn giữ được cái tâm niệm và mình của ban đầu, làm việc có nguyên tắc, nhưng tuyệt đối không phải kiểu bảo thủ, không có chí tiến thủ. “Là chính mình” của hiện tại là cần tới sự cải tiến đổi mới, chỉ khi nắm chắc được mỗi một cái trước mắt, rồi hành động, làm tốt bản thân ở mỗi giai đoạn hiện tại, mới có thể từng bước từng bước một trở thành tương lai, trở thành bản thân ở một phiên bản tốt hơn.
“Người có ích” và “Người giúp đỡ”
Người tầm thường trong quan hệ xã giao, luôn cố tình tiếp xúc và làm quen với những người mà họ cho là có ích với mình. Họ luôn đặt giá trị của một quan hệ lên trên quá cao. Cho rằng bản thân chỉ cần làm quen với những người có giá trị, chẳng hạn như cao nhân, học bá, người có quyền lực, người có tiền bạc, chỉ cần những người đó đưa một tay ra là bản thân có thể bớt được mười năm phấn đấu, một bước lên trời.
Họ xem trọng giá trị của mối quan hệ, đồng thời cũng quá xem nhẹ giá trị của bản thân. Đắm chìm vào kết giao, thậm chí tự hạ thấp bản thân để nịnh nọt khiến người khác vui lòng, đánh mất đi bản thân của ban đầu, mất đi không gian và thời gian để mình trưởng thành và phát triển.
Còn người ưu tú thì sao? Họ luôn đặt trọng tâm của các mối quan hệ vào việc mình có thể giúp người khác được tới đâu. Thứ mà họ nghĩ luôn là, tôi có thể giúp được người khác những gì?
Trên thực tế thì mỗi chúng ta đều có được giá trị thông qua sự hợp tác với xã hội, khi chúng ta cung cấp giá trị cho người khác, những người khác sẽ cung cấp lại giá trị cho ta.
Người tầm thường sẽ hỏi, thứ tôi muốn là gì? Tôi có thể có được điều gì từ đối phương?
Người ưu tú sẽ hỏi, đối phương cần gì? Tôi có thể đem lại cái gì cho họ?
Đạo lý rất đơn giản, bạn không cho đối phương giá trị, vì sao họ lại phải kéo bạn đi cùng?
Chỉ những người mà bạn giúp đỡ mới trở thành mối quan hệ bền vững của bạn. Nếu bản thân năng lực của bạn không giúp được gì cho người ta thì dù bạn có quen biết rộng lớn tới đâu, họ cũng sẽ không bao giờ có thể là chỗ dựa vững chắc cho bạn.
Chỉ khi giúp đỡ người khác xuất phát từ ý tốt, không có ý đồ gì, thì khi bạn cần mới có người ra tay giúp đỡ bạn.
Người tầm thường và người ưu tú khác nhau ở đâu? Suy cho cùng cũng chỉ là vấn đề tầm nhận thức cao thấp. Bạn là người chỉ nhìn thấy nhu cầu, đôi bàn chân và bản thân của trước mắt, hay có thể trông thấy được tương lai và nhu cầu của người khác?