Trong nghiên cứu hồ sơ và xác định những vấn đề pháp lý đòi hỏi chúng ta cần phải nắm được và phân tích xác định vấn đề pháp lý khi nghiên cứu hồ sơ và giải quyết vụ việc. Vậy để hiểu thêm về Vấn đề pháp lý là gì? Phân tích và xác định vấn đề pháp lý? Hãy theo dõi ngay dưới đây nhé.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
1. Vấn đề pháp lý là gì?
Như chúng ta đã biết thì vai trò của pháp luật rất quan trọng đây là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích và định hướng của nhà nước. Ví dụ như Hiến pháp năm 2013, Bộ luật dân sự năm 2015, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Luật Thương mại năm 2005, Luật đất đai năm 2013…
Trên thực tế hàng ngày sinh hoạt của chúng ta có thể nghe được rất nhiều về pháp luật và hơn hết, ai trong số chúng ta cũng đều hiểu được pháp luật là gì dù theo cách hiểu chi tiết, cụ thể hay là khái quát.
Có một thuật ngữ được dùng trong nghiên cứu pháp luật chuyên sâu, đó chính là “pháp lý”. “Pháp lý” và “pháp luật” nghe có vẻ giống nhau nhưng chúng lại mang những ý nghĩa, cách dùng khác nhau:
Thuật ngữ pháp lý được nhắc rất nhiều nhưng không phải a cũng hieu rõ về nó cụ thể thì pháp lý là sự lý luận, vận dụng các quy định pháp luật do Nhà nước ban hành từ đó có thể đưa ra những lý lẽ, lẽ phải theo pháp luật hoặc cũng có thể là những giá trị pháp lý mà bắt nguồn từ một sự việc, hiện tượng trong xã hội.
Khi có sự suất hiện của pháp luật thì sẽ dẫn tới sự xuất hiện của pháp lý và không bao giờ có trường hợp sự xuất hiện của pháp lý dẫn tới sự xuất hiện của pháp luật. Thông thường, khi gặp những điều cần phải xem xét, nghiên cứu, tìm ra hướng giải quyết thì chúng ta thường gọi đó là vấn đề. Ví dụ như vấn đề về nguồn nước bẩn, vấn đề về sự chậm phát triển của trẻ em, vấn đề về hạn ngập mặn tại miền Tây,…
Như vậy dựa trên những căn cứ chúng tôi đã đưa ra như trên ta thấy một vấn đề pháp lý chính là những điều, những câu hỏi vấn đề trọng tâm cần được tranh luận hoặc cần được giải quyết theo hình thức pháp luật của vấn đề. Vấn đề nào mà không được tiếp cận, giải quyết theo hình thức pháp luật thì không được gọi là vấn đề pháp lý. Để giải quyết được vấn đề pháp lý, cần phải xác minh được pháp luật có liên quan thì từ đó mới có thể giải quyết được. Nếu không tìm được pháp luật có liên quan để có hướng đi khi giải quyết vấn đề pháp lý thì có chăng nếu giải quyết được vấn đề, thì vấn đề đó cũng không thể được coi là vấn đề pháp lý.
Để hiểu hơn về pháp lý ta thử hình dung về vấn đề pháp lý liên quan đến thành lập doanh nghiệp tức là vấn đề thành lập doanh nghiệp được tìm hiểu dưới góc độ của quy định pháp luật. Hay là vấn đề pháp lý về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là những vấn đề liên quan tới bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng dưới góc độ những quy định của pháp luật về vấn đề đó.
Hoặc cũng có thể là:
+ Dựa vào quy định của pháp luật trong Bộ luật Dân sự năm 2015, khái niệm về “ Người chưa thành niên”, khái niệm “Bảo lãnh”,…là các khái niệm pháp lý do các nhà làm luật xây dựng nên.
+ Giá trị pháp lý của Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Việt Nam là các quyền dân tộc cơ bản, quyền tự quyết của nhân dân Việt Nam.
+ Giá trị pháp lý của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là việc Nhà nước chỉ không thừa nhận chứ không còn cấm hôn nhân giữa những người cùng giới tính nữa.
Mỗi vấn đề đều cần được đi theo hướng giải quyết đúng đắn và đó cũng là một trong những yếu tố mà ta có thể xác định được tên gọi của vấn đề đó là gì? Một vấn đề cũng có thể có nhiều hướng giải quyết.
Ví dụ như cùng một sự kiện về hạn ngập mặn của người dân miền Tây nhưng nếu ta lựa chọn giải quyết vấn đề trên dựa vào quy định của pháp luật về mức kinh phí hỗ trợ và các biện pháp hỗ trợ cho người dân trong phòng, chống hạn mặn thì sẽ khác so với khi chúng ta dựa vào sự hiểu biết, kiến thức về nguyên nhân và cách khắc phục hậu quả của hạn ngập mặn.
2. Phân tích và xác định vấn đề pháp lý:
Khả năng phân tích là một đòi hỏi quan trọng nhất đối với luật sư. Để có thể trở thành luật sư ở Một số thước như Mỹ, Anh , Đức một cá nhân cần có những tố chất “nhà nghề”. Bên cạnh những tố chất cần có trước khi được đào tạo thì sau khi được đào luật sư cần phải có khả năng phân tích vấn đề. Những yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý được đề xuất với luật sư luôn tiềm ẩn trong đó tính phức tạp nội tại và thường ở tình trạng “có vấn đề”, “đang tranh chấp” Nhiệm vụ của luật sư được ví như “phải gỡ một cuộn dây rối”, muốn “gỡ” được luật sư cần phải xem nó “rối” như thế nào, ở đâu và gỡ bằng cách nào? Quá trình phân tích là quá trình luật sư luôn phải đặt ra các câu hỏi để làm rõ các sự kiện của vụ việc. Không dừng lại ở đó, việc phân tích hồ sơ vụ việc luôn đặt trong môi trường kiến thức chuyên môn, là hiểu biết của luật sư về các quy định của pháp luật và thực tế áp dụng các quy định đó,
Phương pháp phân tích vụ việc, nói đơn giản hơn là những cách thức tiếp cận đề luật sư “bóc tách” thông tin vụ việc, đặt ra các câu hỏi vì tự lý giải các câu hỏi đó với những định hướng về chuyên môn cụ thể. Có một số cách tiếp cận sau thường được các luật sư sử dụng:
+ Phân tích trên cơ sở diễn biến của sự việc.
+ Phân tích theo từng vấn đề
+ Phân tích theo yêu cầu cung cấp dịch vụ pháp lý của khách hàng (có thể khách hàng đặt ra các câu hỏi cụ thể)
Trong quá trình phân tích không tránh khỏi trường hợp luật sư bị hạn chế bởi các thông tin, tài liệu khách hàng đã cung cấp hoặc các thông tin, chứng cứ khách hàng cung cấp có những mâu thuẫn, không rõ ràng và nếu chỉ dựa vào hồ sơ chưa thể lý giải được. Trong những trường hợp đó, việc luật sư đưa ra những suy diễn, lý giải trên cơ sở kinh nghiệm và kiến thức của luật sư là cần thiết nhưng sẽ là in toàn và tốt hơn nếu luật sư kiểm định suy nghĩ của mình với người trong cuộc – khách hàng của mình để sáng tỏ những thắc mắc, băn khoăn.
Xác định vấn đề pháp lý:
Mục đích của việc xác định câu hỏi pháp lý là nhằm tìm đúng quy định pháp luật áp dụng vào vụ việc của khách hàng. Một câu hỏi pháp lý chứa đựng ba thành tố: (i) một hay nhiều sự kiện mấu chốt; (ii) vấn đề pháp lý; (iii) điều luật áp dụng”.
Sự kiện mấu chốt là những sự kiện chính và quan trọng phản ánh nội dung, bản chất pháp lý của vụ việc. Trong tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần thì sự kiện mấu chốt là việc các bên ký hợp đồng và sự kiện một bên thực hiện hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Bên cạnh những dấu mốc quan trọng phản ánh bối cảnh chính của sự việc còn có những sự kiện phụ có giá trị bổ trợ, góp phần hoàn thiện nội dung về vụ việc của khách hàng.
Vấn đề pháp lý là một vấn đề được khái quát từ bối cảnh của vụ việc thường được thể hiện dưới hình thức một mệnh đề được nêu ra, cần được luật sư đánh giá. Ví dụ, trong tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, Bên nhận chuyển nhượng cho rằng Bên chuyển nhượng đã vi phạm nghĩa vụ hoàn tất các thủ tục pháp lý để tiến hành việc ghi nhận tư cách cổ đông của Bên nhận chuyển nhượng vào Sổ cổ đông của công ty. Vấn đề pháp lý có thể được nêu ra là “Bên chuyển nhượng có nghĩa vụ hoàn tất thủ tục pháp lý để ghi nhận tư cách cổ đông của Bên nhận chuyển nhượng vào Sổ cổ đông của công ty hay không?”
Xác định được vấn đề pháp lý mấu chốt, luật sư sẽ tiếp đáp câu hỏi: luật nào sẽ áp dụng để điều chỉnh, giải quyết vấn lý đã được nhận diện?
Thường thì Luật sư sẽ xác định những câu hỏi pháp lý và theo dõi các các sự kiện có trong bối cảnh vụ việc với kiến thức pháp lý, kinh nghiệm nghề nghiệp để giải quyết những vấn đề pháp lý phát sinh từ vụ việc. Để quá trình này có hiệu quả cao, luật sư cần thực hiện tuần tự, cẩn trọng từ những bước đầu tiên của quy trình nghiên cứu hồ sơ, phân tích vụ việc, xác định vấn đề tư vấn, bởi đây là chuỗi mắt xích có quan hệ mật thiết, gắn kết chặt chẽ với nhau. Trong một số trường hợp, câu hỏi pháp lý của vụ việc khá gần với đề nghị, câu hỏi mà chính khách hàng đã nêu ra. Bên cạnh đó, có những trường hợp có nhiều câu hỏi pháp lý khác nhau cần được giải quyết thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.