Data Visualization là khái niệm chỉ xuất hiện trong vài năm trở lại đây. Liệu nó mang ý nghĩa gì và tại sao lượt tìm kiếm từ khóa này ngày một tăng nhanh, hãy cùng BAC tìm hiểu nhé!
Khái niệm Data Visualization được tìm kiếm rất nhiều trong vài năm trở lại
1. Data Visualization là gì?
Data Visualization được dịch là trực quan hóa dữ liệu, là cách biểu diễn dữ liệu dưới các hình ảnh, biểu đồ, bảng đồ trực quan. Từ đó, truyền tải thông tin đến người xem một cách sinh động hơn, dễ hiểu hơn.
Data Visualization là cách biểu diễn dữ liệu thông qua hình ảnh
Có thể hiểu khái niệm Data Visualization một cách đơn giản là dùng các biểu đồ, bảng đồ, đồ thị thay vì con số. Giúp người xem, người đọc có thể hiểu được nội dung được truyền đạt, nắm bắt thông tin, khai thác tối ưu dữ liệu.
Một ví dụ thường gặp là khi viết báo cáo công việc, đối với phương pháp truyền thống bạn sẽ gửi cho sếp một bảng báo cáo “ngập tràn” các con số. Cũng với dữ liệu này nhưng được “trực quan” sẽ cho một kết quả hoàn toàn khác biệt.
Báo cáo Google Analytic được trực quan dưới dạng biểu đồ
2. Ưu điểm của Data Visualization
Chỉ vài dòng ở trên hẳn đã làm bạn thấy nôn nao trong lòng phải không. Có lẽ bạn cũng đã nhìn thấy được những ưu điểm quá vượt trội của dữ liệu sau khi được trực quan và dữ liệu “thô”.
Báo cáo trực quan cho phép người xem tương tác trực tiếp
Đúng như vậy, với hình ảnh não bộ của con người sẽ cho phản ứng tốt hơn rất nhiều so với các ký hiệu và con số đơn sơ. Đây chính là điểm khiến Data Visualization được đánh giá rất cao và nhiều chuyên gia nhận định nó sẽ trở thành xu thế trong tương lai.
Nhận định này hoàn toàn có căn cứ khi việc trực quan dữ liệu đã giúp người xem dễ dàng đánh giá, so sánh, phân tích số liệu một cách chính xác, hiệu quả. Đặc biệt, khi thời đại của Big Data lên ngôi, công việc phân tích dữ liệu sẽ mang tính chất quyết định đối với doanh nghiệp. Một bằng chứng cụ thể hơn nữa là các doanh nghiệp với quy mô vừa và lớn đã bắt đầu tìm kiếm nhân sự với mức thu nhập khá cao cho khả năng thành thạo một trong các công cụ trực quan dữ liệu mà BAC sắp giới thiệu dưới đây.
3. Các công cụ trực quan hóa dữ liệu
Khi nhắc đến công việc trực quan hóa dữ liệu sẽ luôn đi kèm với một công cụ. Không phải vì người làm công việc Data Visualization bị phụ thuộc vào công cụ mà vì sự hỗ trợ đắc lực của những sản phẩm này.
Hiện nay, có thể nói số lượng công cụ Data Visualization lên đến hàng tá. Nhưng để nói về bộ công cụ phổ biến nhất chắc chắn phải kể đến 2 cái tên là Power BI và Tableau.
Xem thêm: So sánh Power BI và Tableau
Power BI và Tableau là 2 công cụ đang dẫn đầu bảng xếp hạng
Sở dĩ, BAC gợi ý cho bạn đọc Power BI và Tableau vì số lượng doanh nghiệp sử dụng rất lớn và không ngừng tăng. Cả hai công cụ này đều sở hữu nhiều ưu điểm riêng mà bạn có thể tham khảo qua bài viết trên.
Nhiều năm liền thống trị trên bảng xếp hạng cả Power BI và Tableau vẫn không ngừng phát triển để trở nên mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó, chúng cũng rất phù hợp cho việc học và làm quen với lĩnh vực trực quan dữ liệu.
Ngoài ra, có một công cụ miễn phí mà BAC cũng rất muốn giới thiệu đến bạn đó là Google Data Studio. Đúng vậy, bạn không nghe nhầm đâu, đây chính là sản phẩm của “ông lớn” công nghệ Google. Chắc chắn, một ngành hấp dẫn như thế này sẽ không thể thiếu sự cạnh tranh được.
Xem thêm: Google Data Studio là gì?
Bây giờ khi đã hiểu được khái niệm và các công cụ trực quan dữ liệu. Đừng vội kết thúc bài viết tại đây, BAC sẽ cho bạn thêm một số thông tin hữu ích để bắt đầu làm quen với lĩnh vực này.
4. Một số phương pháp trực quan và các loại đồ thị thường dùng
Nhắc đến đồ thị, ai trong chúng ta cũng có thể hình dung về các biểu đồ cột, biểu đồ tròn. Đây cũng là những loại biểu đồ được dùng khá phổ biến khi trực quan dữ liệu. Nhưng đó chỉ là một phần rất nhỏ, bởi bạn sẽ phải tích hợp thêm rất nhiều chức năng như bộ lọc, phân loại, thậm chí là ghép 2 hay nhiều biểu đồ với nhau.
Một số loại đồ thị phổ biến thường dùng để trực quan dữ liệu
Nhờ vào sự cơ động của các công cụ Visualize Data nên người dùng hoàn toàn có thể biến mọi ý tưởng thành hiện thực. Một vài loại đồ thị và phương pháp trực quan tham khảo:
Các loại đồ thị thường dùng:
- Charts (biểu đồ)
- Tables (bảng)
- Graphs (đồ thị)
- Maps (bản đồ)
- Infographics (đồ họa)
- Dashboards (bảng điều khiển)
Một số phương pháp trực quan phổ biến:
- Area Chart
- Bar Chart
- Box-and-whisker Plots
- Bubble Cloud
- Bullet Graph
- Cartogram
- Circle View
- Dot Distribution Map
- Gantt Chart
- Heat Map
- Highlight Table
- Histogram
- Matrix
- Network
- Polar Area
- Radial Tree
- Scatter Plot (2D or 3D)
- Streamgraph
- Text Tables
- Timeline
- Treemap
- Wedge Stack Graph
- Word Cloud
- And any mix-and-match combination in a dashboard!
5. Hướng dẫn tự học Data Visualization cho người mới bắt đầu
Qua những thông tin trên nếu bạn cảm thấy có hứng thú với lĩnh vực này có thể tự mình bắt đầu tìm hiểu.
Sách, web, blog và các khóa học có thể giúp bạn học Data Visualization
- Sách và tài liệu Data Visualization
Sách vẫn luôn là một lựa chọn hiệu quả khi bắt đầu tìm hiểu về một lĩnh vực mới. Mặc dù tại Việt Nam Data Visualization vẫn là ngành mới và số lượng đầu sách chưa nhiều. Tuy nhiên, đây là lại một lĩnh vực rất hấp dẫn tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới. Hạn chế duy nhất chính là giới hạn về mặt ngôn ngữ, do các đầu sách được viết bằng tiếng Anh. Một vài cái tên mà bạn đọc nên tham khảo:
- Sách cho người mới bắt đầu:
- Guide to Information Graphics
- Show me the number
- Now you see it
- Information Dashboard Design
- Visualize This
- The Visual Display of Quantitative Information
- Sách nâng cao kỹ năng:
- The Visual Display of Quantitative Information – Edward R.Tufte
- Storytelling With Data: A Data Visualization Guide for Business Professionals -Cole Nussbaumer Knaflic
- Data Visualization – A Practical Introduction – Kieran Healy
- Good Charts: The HBR Guide to Making Smarter, More Persuasive Data Visualizations – Scott Berinato
- Infographics Designers’ Sketchbooks – Steven Heller & Rich Landers
- Website hoặc Blog chuyên ngành
Các trang web và blog chia sẻ về lĩnh vực dữ liệu là nơi để bạn tìm thấy các câu trả lời khi bắt đầu tìm hiểu. Ngoài ra, bạn có thể tìm thấy các cộng đồng những người có cùng mục đích học tập với bạn để chia sẻ cảm hứng, tài liệu học tập…
Rất tiếc là cũng giống như sách và tài liệu tự học Data Visualization. Hiện nay, các website và blog chuyên về lĩnh vực này tại Việt Nam còn khá ít. Tuy nhiên, các bạn có thể xem các bài viết về Data Visualization bằng tiếng Việt tại website bacs.vn. Những hướng dẫn cơ bản và các thủ thuật sử dụng công cụ trực quan dữ liệu rất phù hợp để bạn bắt đầu.
- Khóa học Data Visualization
Nếu thật sự muốn trang bị kiến thức nền tảng chắc chắn và có thể phát triển cho công việc trong tương lai, không gì hơn là trực tiếp tham gia một khóa học. Đối với các bạn sinh viên hoặc người đã đi làm hạn chế về mặt thời gian có thể tham khảo phương pháp học e-learning.
E-learning rất phù hợp với các bạn muốn tự học Data Visualization
Đây là hình thức học tập trực tuyến cho phép người học chủ động thời gian, chương trình học. Các video bài giảng được lưu trữ trên không gian mạng có thể xem mọi lúc, mọi nơi, trên mọi thiết bị nên rất tiện lợi. Người học cũng có thể trao đổi trực tiếp với giảng viên bằng cách công cụ liên lạc trực tuyến để được giải đáp các thắc mắc trong qua trình học.
Tham khảo chương trình đào tạo:
- Phân tích và trực quan hóa dữ liệu với Tableau
- Phân tích và trực quan hóa dữ liệu với Power BI
Tổng quan dành cho các bạn mới tìm hiểu về Data Visualization như vậy có lẽ là đủ. Tất nhiên, để gói gọn một lĩnh vực trong phạm vi một bài viết là điều không thể. Vì vậy, BAC sẽ cập nhật đến các vấn đề chi tiết trong các nội dung tiếp theo.
Hy vọng đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc và rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để nâng cao chất lượng. Đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất sẽ được cập nhật thường xuyên tại website bacs.vn.
Nguồn tham khảo:
Tổng quan về Data Visualization (Trực quan hóa dữ liệu)
Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp
BAC là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của IIBA quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.
Các bài viết liên quan Power BI:
- Power BI cơ bản cho người mới bắt đầu
- Chỉnh sửa và định hình dữ liệu trong Power BI Desktop
- Kết hợp dữ liệu trong Power BI Desktop
- Hướng dẫn kết nối dữ liệu trong Power BI Desktop
- Hướng dẫn tải & cài đặt Power BI trên máy tính
- Khóa học Phân tích và trực quan hóa dữ liệu với Power BI
- Power BI là gì ?
Các bài viết liên quan:
- TABLEAU – Giải pháp BUSINESS INTELLIGENCE (BI) – click vào đây
- Hướng dẫn cài đặt và Sử dụng TABLEAU – click vào đây
- Tính năng mới trên tableau – verion 2019.1 – click vào đây
Biên soạn và tổng hợp nội dung