Văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình quý giá của mỗi doanh nghiệp, là những kết quả cụ thể của một nhóm, được thể hiện thông qua hành động, sở thích, ngôn ngữ, lối sống của từng cá nhân trong đó. Yếu tố quan trọng này là nền tảng cốt lõi của mọi doanh nghiệp, góp phần tạo nên thương hiệu, xây dựng ra các giá trị, sự tin tưởng cho xã hội. Nguồn: Campartner
Ngày nay, việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp ngày càng được coi trọng và cần thiết cho quá trình phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp. Ngoài những mức lương hay quyền lợi khi gia nhập vào một môi trường mới, nhân viên còn đặc biệt quan tâm đến văn hóa doanh nghiệp của công ty đó. Việc có một văn hóa doanh nghiệp, văn hóa tổ chức tốt không còn là một sự lựa chọn mà đã trở thành điều kiện cần để phát triển bền vững.
Một số kiểu văn hóa doanh nghiệp thường được các công ty xây dựng và phát triển:
- Cạnh tranh (Aggressive): Các tổ chức có nền văn hóa tích cực khuyến khích khả năng cạnh tranh và vượt trội hơn so với đối thủ sẽ ngày càng vươn cao, đồng thời thúc đẩy sự cố gắng cao hơn thay vì chỉ biết hài lòng với tổ chức của mình mà không nhìn nhận vào các đối thủ khác. Và nếu không có văn hóa tích cực cạnh tranh, một tổ chức sẽ dễ dàng thụt lùi và dần mất đi định vị thương hiệu của mình.
Tìm hiểu: Các công ty như Microsoft, Samsung hay Apple là ví dụ điển hình cho loại hình văn hóa này.
- Hướng đến kết quả (Outcome Oriented): Các nền văn hóa tập trung vào thành tích, kết quả và hành động sẽ hình thành cho bạn biết được bạn đang làm một việc nào đó vì điều gì, bạn cần tập trung để đạt được gì, từ đó bạn sẽ xây dựng được mục tiêu cho riêng mình và lên kế hoạch hành động. Bạn sẽ làm tốt chỉ khi bạn hiểu rõ và biết được mình đang làm gì.
Tìm hiểu: Best Buy là ví dụ tốt trong trường hợp này.
- Định hướng con người (People Oriented): Tổ chức với loại hình văn hóa này tin rằng mọi người là tài sản lớn nhất của họ. Từ đó, tổ chức sẽ hình thành nền văn hóa đánh giá cao sự công bằng, hỗ trợ và tôn trọng các quyền cá nhân và quyền được phát triển của cá nhân. Từ đó đem lại môi trường phù hợp để nhân sự có thể phát triển một cách tốt nhất.
Tìm hiểu: JCI tin rằng phát triển khả năng lãnh đạo là một trong những yếu tố quan trọng nhất để giúp phát triển bản thân một người.
- Định hướng Team (Team Oriented): Nền văn hóa nhấn mạnh sự tôn trọng và hợp tác giữa các nhân viên sẽ giúp các thành viên có xu hướng có các mối quan hệ tích cực hơn với đồng nghiệp cũng như người leader của họ. Nguồn: Uplevo
Tìm hiểu: Southwest Airlines là ví dụ điển hình cho loại hình văn hóa này.
- Quan tâm chi tiết (Detailed Oriented): Nền văn hoá tập trung vào độ chính xác và chú ý đến chi tiết sẽ giúp nâng cao khả năng nhìn nhận vấn đề, kiểm định lỗi sai/rủi ro, tăng hiệu quả cũng như chất lượng của các sản phẩm đầu ra.
Tìm hiểu: Tổng công ty McDonald.
Còn rất nhiều kiểu văn hóa doanh nghiệp khác đang được áp dụng tại các doanh nghiệp lớn cực kì hiệu quả. Bạn có thể tìm hiểu thêm nhé!
Tóm lại, văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho sự phát triển lâu dài của công ty.