Vitamin B7 còn có tên gọi khác là biotin, vitamin H hay vitamin B8. Đây là loại vitamin rất cần thiết để tóc, móng, da và nhiều hệ cơ quan khác trong cơ thể phát triển. Vậy vitamin B7 có nhiều trong loại thực phẩm nào? Dấu hiệu nào cho biết cơ thể đang bị thiếu hụt vitamin B7?
1. Tác dụng của vitamin B7 với các hệ cơ quan trong cơ thể
Vitamin B7 là chất xúc tác của nhiều phản ứng diễn ra trong cơ thể
Vitamin B7 là một chất xúc tác tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng. Bên cạnh đó hợp chất này có tác động tích cực đến các hệ cơ quan trong cơ thể, đem đến nhiều tác dụng như:
- Giúp cho tóc và móng phát triển bình thường
- Duy trì lượng đường trong máu luôn ổn định nhờ vào chức năng điều tiết Insulin
- Thúc đẩy sự trao đổi chất giúp cơ thể duy trì trạng thái khỏe mạnh
- Hỗ trợ tốt cho hệ tim mạch nhờ vào vào khả năng điều tiết cholesterol
- Hỗ trợ làm giảm lượng mỡ tích tụ gia tăng hiệu quả giảm cân
- Bảo vệ hệ thần kinh
- Hỗ trợ duy trì một tâm trạng phấn chấn, vui vẻ
2. Biểu hiện cho biết cơ thể đang bị thiếu vitamin B7
Biểu hiện thường gặp khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ vitamin B7 chính là tóc bị rụng nhiều, móng tay và móng chân yếu hơn với màu sắc không hồng hào. Kèm theo đó là những biểu hiện khác:
Rụng tóc là biểu hiện dễ nhận thấy nhất khi bạn bị thiếu vitamin B7
- Đau nhức cơ thể
- Hay bị chuột rút
- Da đầu có thêm nhiều mảng gàu
- Cơ thể lúc nào cũng có cảm giác uể oải, mất tập trung
- Tâm trạng bất ổn, lúc vui lúc buồn
- Làn da thiếu sức sống với dấu hiệu bị khô nứt thậm nhiều vùng da còn bị viêm
3. Đối tượng nào dễ bị thiếu vitamin B7?
Bất kỳ ai cũng đều có nguy cơ bị thiếu vitamin B7. Trong đó thường tập trung nhiều ở những nhóm đối tượng như phụ nữ mang bầu, người nghiện rượu bia, người dùng kháng sinh lâu người, người mắc các vấn đề về đường ruột,..
4. Các loại thực phẩm giàu vitamin B7
Cách bổ sung vitamin B7 tốt nhất là thông qua đường ăn uống. Biotin đã được tìm thấy có trong nhiều nhóm thực phẩm quen thuộc.
Các loại thực phẩm giàu vitamin B7
4.1. Hạt hạnh nhân
Hạt hạnh nhân được xem như một trong những thực phẩm lành mạnh nhất với sức khỏe. Người ta đã tìm thấy trong hạt hạnh nhân một lượng lớn biotin, protein, nhiều khoáng có thiết yếu cho cơ thể. Ăn hạt nhân sẽ giúp cho tóc và móng của bạn thêm chắc khỏe. Đồng thời giúp cơ thể thêm khỏe khoắn.
4.2. Hạt óc chó
Bên cạnh hạt hạnh nhân thì hạt óc chó cũng rất giàu biotin. Bên cạnh là hàm lượng chất béo có lợi. Đặc biệt ăn hạt óc chó còn giúp bạn trị gàu mà khỏe cần dùng đến bất kỳ sản phẩm nào.
4.3. Trứng
Trứng gà rất giàu vitamin B7
Ăn trứng là cách đơn giản để trẻ nhỏ không bị thiếu hụt vitamin B7. Bởi trong trứng vốn rất giàu biotin, vitamin A, vitamin D, vitamin E, protein và vô số loại khoáng chất khác.
4.4. Khoai lang
Sẽ thật thiếu sót nếu trong danh sách những nhóm thực phẩm giàu vitamin B7 không có khoai lang. Bởi chỉ trong 1 củ khoai lang nhưng đã cung cấp tới 2.4 mcg đồng thời lượng calo tương ứng là 90 kcal. Người bị bệnh về đại tràng rất cần thường sử dụng khoai lang thường xuyên.
4.4. Bánh mì
Bánh mì chủ yếu là tinh bột nhưng cũng rất giàu vitamin B7. Đây là món bánh dễ ăn, dễ kết hợp với những loại đồ ăn khác. Vì chứa một lượng tinh bột khá lớn nên khi ăn loại bánh này bạn sẽ có cảm giác no lâu.
4.5. Các loại cá biển
Các loại cá là nguồn bổ sung vitamin nhóm B cực kỳ dồi dào chứ không riêng gì biotin. Trong cá biết rất giàu chất béo lành, protein, khoáng chất,.. Ăn cá vừa giúp bạn đổi món lại giúp cơ thể được cung cấp thêm nhiều dưỡng chất lành mạnh.
4.6. Sữa chua
Sữa chua được tạo ra từ quá trình lên từ một số sản phẩm từ sữa. Trong sữa chua chứa rất nhiều lợi khuẩn đặc biệt tốt cho hệ đường ruột. Ngoài ra trong sản phẩm này còn chứa một lượng lớn vitamin B7. Vậy nên nếu muốn bổ sung biotin, bạn không nên bỏ qua sữa chua đâu nhé.
Ngoài 6 loại thực phẩm nói trên thì vẫn có rất nhiều những loại thực phẩm khác có chứa thành phần vitamin B7. Bao gồm các loại thực phẩm quen thuộc như rau chân vịt, cà rốt, ngũ cốc, các loại thịt,.. Nói chung, bạn chỉ cần cố gắng đa dạng nguồn thức ăn trong chế độ dinh dưỡng mỗi ngày là cần phải lo lắng có bị thiếu vitamin B7 hay không,..
5. Lượng vitamin B7 mà cơ thể cần tiêu thụ mỗi ngày
Tùy vào từng độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe mà lượng biotin cần dung nạp mỗi ngày sẽ có sự chênh lệch nhất định. Cụ thể chi tiết, bạn nên tham khảo bảng hướng dẫn sau đây.
Đối tượng cần bổ sung vitamin B7 Liều lượng cần sử dụng/ngày Trẻ sơ sinh từ 0 – 12 tháng tuổi 5 mcg Trẻ em từ 1 – 3 tuổi 6 – 8 mcg Trẻ em từ 4 – 13 tuổi 12 – 20 mcg Thiếu niên từ 14 tuổi trở lên 25 mcg Người trưởng thành 30 mcg Phụ nữ đang mang thai 30 mcg Phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú 35 mcg
Bảng hướng dẫn sử dụng vitamin B7 theo khuyến nghị của Viện Y học Hàn lâm Hoa Kỳ
Như vậy sau phần chia sẻ trên đây của chúng tôi, bạn đã tìm những loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin B7 nhất. Mong với kiến thức mà chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn biết cách bổ sung vitamin B7 đúng cách nhất cho bản thân và gia đình. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, bạn hãy comment ở phần phía dưới nhé!