VMS là gì hay là gì? VMS được gọi là hệ thống Marketing dọc bao gồm các đối tác kênh phân phối chính như nhà sản xuất, đại lý phân phối và nhà bán lẻ phối hợp chặt chẽ với nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy hàng hóa và dịch vụ thông suốt từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng.
Mục đích của hệ thống Marketing dọc VMS là gì?
Trong hệ thống tiếp thị thông thường, người sản xuất, người bán buôn và người bán lẻ làm việc riêng biệt với mục đích tối đa hóa lợi nhuận của họ ngay cả khi gây ổn thất cho nhau. Điều này dẫn đến những xung đột không hồi kết giữa các đối tác trong kênh dẫn đến lợi nhuận cho doanh nghiệp nói chung ít hơn
Để khắc phục những xung đột này, một số công ty đã bắt đầu sử dụng một hệ thống tiếp thị dọc, trong đó các nhà sản xuất, người bán buôn và người bán lẻ đã hợp tác với nhau và cùng làm việc để hoàn thành mục tiêu kinh doanh nói chung. Điều này đã làm tăng lợi nhuận cho mỗi bên tham gia vào kênh phân phối.
“VMS – Vertical Marketing System là hệ thống mà trong đó nhà sản xuất, nhà bán buôn và nhà bán lẻ làm việc cùng nhau như một nhóm thống nhất để phục vụ nhu cầu của khách hàng.”
Các thành viên của hệ thống Marketing dọc
Ba thành phần của hệ thống marketing dọc là nhà sản xuất, đại lý phân phối và nhà bán lẻ. Nhà sản xuất là bên tạo ra một sản phẩm. Đại lý phân phối là người mua sản phẩm từ nhà sản xuất và quản lý việc phân phối đến các nhà bán lẻ. Các nhà bán lẻ lần lượt định giá và bán sản phẩm cho người tiêu dùng.
Các hình thức của hệ thống Marketing dọc
Hãy cùng tìm hiểu 3 hình thức của hệ thống Marketing dọc VMS là gì và lợi ích của từng loại nhé.
Hệ thống Marketing dọc của công ty
Hệ thống marketing dọc của công ty liên quan đến quyền sở hữu tất cả các cấp của chuỗi sản xuất hoặc phân phối bởi một công ty. Điều này sẽ bao gồm việc sản xuất, phát triển, tiếp thị và phân phối được thực hiện bởi một công ty. Ví dụ như Apple bán các sản phẩm mà họ thiết kế và sản xuất thông qua các cửa hàng bán lẻ của chính họ.
Hệ thống Marketing dọc theo hợp đồng
Hệ thống Marketing dọc theo hợp đồng là khi mỗi thành viên của kênh phân phối hoạt động độc lập và tích hợp các hoạt động của họ trên cơ sở hợp đồng để kiếm thêm lợi nhuận thu được khi làm việc riêng lẻ. Hình thức phổ biến nhất của VMS theo hợp đồng là nhượng quyền thương mại.
Trong nhượng quyền thương mại, nhà sản xuất ủy quyền cho nhà phân phối bán sản phẩm của mình dưới tên của nhà sản xuất với một số phí bản quyền hàng năm. Ví dụ, Mc-Donalds, Dominos, Pizza Hut… là tất cả các hình thức nhượng quyền thương mại đang hoạt động trên cơ sở hợp đồng.
Hệ thống Marketing dọc theo quản lý
Hệ thống Marketing dọc được quản lý là hệ thống trong đó một thành viên của chuỗi sản xuất và phân phối – do quy mô lớn – sẽ chiếm ưu thế và chi phối hoạt động của các thành viên khác trong kênh.
Ví dụ về loại hệ thống này có thể bao gồm một nhà bán lẻ lớn như Wal-Mart thiết lập các tiêu chuẩn cho các nhà sản xuất các sản phẩm nhỏ hơn, chẳng hạn như loại bột giặt hay Procter & Gamble yêu cầu sự hợp tác cao độ từ các nhà bán lẻ về trưng bày, không gian kệ, chính sách giá và chương trình khuyến mại.
Làm thế nào để chọn hệ thống Marketing dọc phù hợp?
Các yếu tố để doanh nghiệp lựa chọn các hình thức Marketing dọc VMS là gì? Để quyết định hệ thống nào tốt nhất cho doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp nên xem xét các yếu tố về môi trường, người tiêu dùng, sản phẩm và công ty.
Cụ thể, bạn nên xem xét ba câu hỏi sau: Hệ thống nào sẽ cung cấp mức độ bao phủ tốt nhất cho thị trường mục tiêu của công ty? Hệ thống nào sẽ cung cấp cho những người mua tiềm năng những gì họ muốn, khách hàng có quan tâm đến sự tiện lợi, đa dạng của sản phẩm hoặc dịch vụ khách hàng không? Và cuối cùng, hệ thống nào mang lại lợi nhuận cao nhất cho công ty của bạn?
Sự khác nhau giữa hệ thống Marketing dọc (Vertical Marketing System) và hệ thống Makerting ngang (Horizontal Marketing System)
Bằng cách hiểu sự khác biệt giữa hai điều này, bạn sẽ có thể cải tiến và nhân đôi nỗ lực của mình để nhận được nhiều lợi nhuận hơn
Hệ thống marketing dọc đề cập đến một hệ thống các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành. Mặt khác, hệ thống Marketing ngang đề cập đến một hệ thống phân phối theo đó các doanh nghiệp ở cùng cấp độ kết hợp với nhau để đạt được lợi thế về quy mô.
Về thành viên: Những thành viên trong hệ thống phân phối dọc bao gồm nhà sản xuất, nhà bán buôn và nhà bán lẻ, theo đó cả ba hoạt động cùng với mục đích tối đa hóa lợi nhuận. Mặt khác, hệ thống marketing ngang có thể là sự hợp tác giữa các nhà sản xuất, giữa các nhà bán buôn hoặc giữa các nhà bán lẻ với nhau (cùng cấp).
Về nhân khẩu học: Trong khi các doanh nghiệp sử dụng hệ thống Marketing dọc tìm cách thu hút một nhóm nhân khẩu học cụ thể, thì các doanh nghiệp sử dụng hệ thống marketing ngang lại thu hút một nhóm nhân khẩu học rộng mà không cụ thể.
Về cơ hội hợp tác: Hệ thống phân phối dọc không cung cấp môi trường hợp tác. Mặt khác, hệ thống phân phối theo chiều ngang cung cấp nhiều cơ hội hơn cho các mối quan hệ đối tác.
Hệ thống Marketing ngang cho phép hai hoặc nhiều công ty liên kết với nhau để tận dụng kiến thức chuyên môn của nhau, tạo điều kiện cho việc chiếm thị phần lớn hơn trên thị trường. Nó giúp doanh nghiệp giảm chi phí tổng thể bằng cách đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô và tối đa hóa lợi nhuận.
Ví dụ về các công ty tham gia vào hệ thống Marketing ngang là Johnson & Johnson và Google, theo đó cả hai đã bắt tay với nhau với ý định tạo ra một nền tảng phẫu thuật có sự hỗ trợ của robot.
Chiến lược tiếp thị là một phần thiết yếu của sự phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào. Các chiến lược chỉ mang lại hiệu quả tốt cho doanh nghiệp khi được đánh giá kỹ lưỡng về ngân sách, đối tượng mục tiêu, các công ty khác có liên quan…
Hi vọng qua các thông tin này, bạn đã nắm vững hệ thống Marketing ngang và hệ thống Marketing dọc VMS là gì để từ đó đưa ra lựa chọn đúng đắn cho doanh nghiệp của mình.
Trâm Nguyễn