Khi tiến hành đầu tư kinh doanh của một dự án thì cần nguồn vốn để thực hiện dự án đầu tư đó, được gọi là vốn đầu tư. Vậy vốn đầu tư là gì? Đặc điểm của vốn đầu tư
Vốn đầu tư là gì ?
Vốn đầu tư là số tiền vốn được huy động tập chung được sử dụng trong quá trình tái sản xuất và duy trì mục đích phát triển, đây được xác định là số tiền vốn được tích lũy của xã hội, của các tổ chức sản xuất kinh doanh trong nước hoặc do nguồn tài trợ của các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài.
Một cách đơn giản thì vốn đầu tư chính là toàn bộ chi phí mà một nhà đầu tư sẽ bỏ ra để tiến hành thực hiện các hoạt động đầu tư đã được lên kế hoạch từ trước, được hình thành từ hai nguồn tài chính chủ yếu là nguồn vốn trong nước và nguồn vốn từ nước ngoài.
Luật Đầu tư năm 2005 thì đưa ra định nghĩa về vốn đầu tư là tiền và các loại tài sản được pháp luật công nhận để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp.
Trước khi tiến hành thực hiện một dự án nhất định thì bắt buộc phải có nguồn vốn để thực hiện được dự án đó, vốn đầu tư dự án được xác định chính là tổng nguồn góp vốn, gồm các khoản như: Vốn điều lệ của công ty, vốn vay, nguồn vốn được huy động từ các cá nhân, tổ chức của công ty được chuẩn bị trước khi triển khai thực hiện dự án.
Trong cùng một khoảng thời gian, một công ty có thể thực hiện đồng thời một hoặc nhiều dự án đầu tư khác nhau, chỉ cần đảm bảo được quyền lực tài chính ổn định của công ty đó trong suốt quá trình thực hiện các dự án.
Đặc điểm của vốn đầu tư
Vốn đầu tư là một thuật ngữ thường được sử dụng phổ biến trong những nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài, nó sẽ có những đặc điểm như sau:
- Điểm quan trọng nhất của nguồn vốn đầu tư chính là đem lại khả năng tìm kiếm và thu về khoản lợi nhuận lớn cho các nhà đầu tư.
- Các doanh nghiệp đầu tư bắt buộc phải góp đủ số vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ của công ty nhận đầu tư để có thể thực hiện các quyền kiểm soát hoặc tham gia vào hoạt động kinh doanh của công ty nhận đầu tư.
- Đa số các nước nhận đầu tư đều đã và đang tạo ra hành lang pháp lý nhằm thu hút vốn đầu tư, từ đó đã tạo ra động lực để thúc đẩy nền kinh tế, xã hội pháp triển một cách ổn định và đồng đều vì mục đích lâu dài.
- Phần trăm góp vốn đầu tư của các doanh nghiệp sẽ tương ứng với tỷ lệ các quyền và nghĩa vụ mà các bên được hưởng, đồng thời là các rủi ro từ hoạt động đầu tư mà các bên sẽ phải gánh chịu.
- Khoản thu nhập mà các chủ đầu tư thu được từ hoạt động đầu tư phụ thuộc vào kết quả kinh doanh, tuy nhiên nó mới chỉ mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ chưa phải lợi ích.
- Toàn bộ hoạt động đầu tư được diễn ra trên nguyên tắc tự nguyện nên các chủ đầu tư phải tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi từ hoạt động kinh doanh.
Ưu điểm của vốn đầu tư
Vốn đầu tư có thể linh hoạt tùy từng trường hợp thực hiện dự án đầu tư cụ thể. Doanh nghiệp khi tiến hành từng dự án thì vốn đầu tư sẽ khác nhau, do đó không thể đồng nhất vốn đầu tư là vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Do đó để đảm bảo hoạt động đầu tư thực hiện dự án thì doanh nghiệp thực hiện có thể góp vào vốn đầu tư một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của doanh nghiệp mình bên cạnh các nguồn vốn huy động đầu tư khác.
Sự khác nhau của vốn đầu tư và vốn điều lệ
Đối với những doanh nghiệp trong nước thì chúng ta chỉ quen với khái niệm vốn điều lệ.
Có một khái niệm quen thuộc đi liền với các doanh nghiệp FDI đó là vốn đầu tư. Vốn đầu tư là tiền và tài sản khác để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.Trong vốn đầu tư có cả phần vốn góp và vốn huy động hoặc vốn vay.
Có một câu hỏi đặt ra cho rất nhiều người đó là vốn góp thực hiện dự án có phải là vốn điều lệ của doanh nghiệp hay không?
Một số trường hợp thì 2 số vốn này bằng nhau. Cụ thể như sau:
- Trường hợp những doanh nghiệp FDI, khi thành lập công ty ở Việt Nam với dự án đầu tiên, số vốn phải góp ít nhất bằng vốn Điều lệ trong thời hạn ghi trên giấy chứng nhận đầu tư. Như vậy có thể hiểu thông thường thì vốn điều lệ của công ty cũng đồng thời là vốn góp để thực hiện dự án.
- Trường hợp không bằng đó là Vốn điều lệ là phần vốn cam kết góp trong một thời hạn và được ghi vào Điều lệ của Công ty. Trong khi đó, vốn đầu tư được quy định đối với từng dự án đầu tư của doanh nghiệp, trong đó có phần vốn góp của các nhà đầu tư cho dự án.
Như vậy, khi một doanh nghiệp FDI lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam, số vốn góp tối thiểu phải bằng vốn điều lệ, hay nói cách khác, thông thường số vốn góp thực hiện dự án sẽ bằng vốn điều lệ trong trường hợp này. Tuy nhiên số vốn góp này không bị giới hạn, nếu nhà đầu tư muốn triển khai nhiều dự án hơn trong tương lai. Vì vậy, không nên hiểu, trong mọi trường hợp, vốn điều lệ đều bằng vốn góp thực hiện dự án.
Nhà đầu tư thường đầu tư vào đâu để sinh lời ?
Vốn đầu tư thực chất chính là tất cả các nguồn lực mà nhà đầu tư bỏ ra để đầu tư sinh lời. Nguồn lực có thể là của cải vật chất, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và tất cả các tài sản vật chất khác. Trong nền kinh tế thị trường thì vốn đầu tư chính là toàn bộ giá trị ứng ra ban đầu phục vụ cho quá trình sản xuất/đầu tư tiếp theo của doanh nghiệp.
Như vậy, vốn là điều kiện đầu tiên và là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Khi một doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô sản xuất hoặc thực hiện các dự án của mình, họ sẽ tiến hành huy động vốn từ các nhà đầu tư. Nhưng làm thế nào để nhà đầu tư tin tưởng bỏ tiền ra khi mà đầu tư giống như một “canh bạc”, sẽ có lúc được lúc mất?
Cần nhấn mạnh rằng đầu tư không phải là một canh bạc. Cờ bạc là bỏ tiền để đặt cược vào một kết quả mơ hồ rằng bạn có thể thắng tiền. Trong khi đó đầu tư là bỏ tiền ra nghiên cứu giá trị doanh nghiệp trước khi đi đến quyết định đầu tư sinh lời. Do đó, nhà đầu tư thường đầu tư vào đâu thì câu trả lời nằm ở tiềm năng của doanh nghiệp.
Một công ty có nền tảng giá trị tốt và cơ hội tăng trưởng rộng mở trong tương lai thường sẽ thu hút được nguồn vốn từ các nhà đầu tư. Điều này lý giải vì sao cổ phiếu của những công ty tốt thường đạt giá trị cao trên sàn giao dịch chứng khoán. Và lý giải vì sao nguồn vốn của Passion Investment lại đầu tư vào các công ty giá trị dài hạn. Có thể khi thị trường chung giảm điểm, cổ phiếu đó sẽ phải rớt giá nhưng ngay khi thị trường hồi phục, nó sẽ dần trở về giá trị thực của mình.
Để đầu tư tài chính hiệu quả, nhà đầu tư mới không chỉ cần hiểu rõ về vốn đầu tư là gì mà còn cần nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường và trau dỗi kỹ năng đầu tư. Thông thường, đầu tư vào giá trị doanh nghiệp sẽ giúp hạn chế rủi ro hơn là đầu tư “bầy đàn”, đầu tư theo cảm tính. Còn tất nhiên lựa chọn cuối cùng vẫn nằm ở quyết định của chính nhà đầu tư.
Có thể bạn quan tâm
- Thành Lập Công Ty, Thành Lập Doanh Nghiệp 2022
- 11 gợi ý đặt tên doanh nghiệp khi thành lập công ty mới
- Tổ chức lại doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2020
- Tư vấn thành lập công ty Cổ phần
- Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên
- Thủ tục thành lập công ty TNHH 2 thành viên
- Thủ tục thành lập công ty cổ phần
- Thủ tục thành lập công ty hợp danh
- Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân
- Thủ tục thành lập chi nhánh công ty
- Thành lập văn phòng đại diện công ty
- Thành lập hộ kinh doanh cá thể
- Những điều cần lưu ý sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp
- Thủ tục đăng ký kinh doanh
- Hướng dẫn đăng ký kinh doanh qua mạng
- Hướng dẫn thay đổi giấy phép đăng ký kinh doanh
- Số đăng ký kinh doanh