I. Cha, mẹ vua
1. Tước hiệu:
*Từ thời Hán mới bắt đầu có các tước hiệu dưới đây. Trước đó chỉ gọi chung là Quốc lão/Quốc mẫu
Bà của vua = Thái hoàng thái hậu
Cha vua (người cha chưa từng làm vua) = Quốc lão
Cha vua (người cha đã từng làm vua rồi truyền ngôi cho con) = Thái thượng hoàng
Mẹ vua (chồng chưa từng làm vua) = Quốc mẫu
Mẹ vua (chồng đã từng làm vua) = Thái hậu
Mẹ kế (phi tử của vua đời trước) = Thái phi
*Theo quy định Hoàng hậu sẽ thành Thái hậu nên trường hợp vua là con phi tần thì mẹ ruột vua chỉ được phong Thái phi
2. Xưng hô khi nói chuyện:
Quốc lão/Thái thượng hoàng: Ta
Thái hoàng thái hậu/Quốc mẫu/Thái hậu: Ai gia/ta/lão thân
*Khi nói chuyện với người dưới cấp thì sẽ gọi thẳng tên hoặc gọi theo tước hiệu…
====================
II. Vua
1. Tước hiệu:
Thời Hạ – Thương – Chu: Vương
Thời Xuân Thu – Chiến Quốc:
- Vua các nước lớn: Vương (ví dụ: Sở vương, Ngô vương…)
- Vua các nước nhỏ (chư hầu) : Hầu/Công/Bá (ví dụ: Trần hầu, Tề công….)
Thời Tần trở về sau: Hoàng đế
Riêng các vua đầu triều Nguyên và Thanh: Đại Hãn
2. Tự xưng:
Thời Hạ – Thương – Chu: Vương/Ta
Thời Xuân Thu – Chiến Quốc: Quả nhân
Thời Tần: Trẫm
Chư hầu thời Tam Quốc: Cô gia
Sau thời Tam Quốc: Trẫm/Quả nhân
Riêng các vua đầu triều Nguyên và Thanh: Ta
3. Xưng hô khi nói chuyện:
Xưng hô với Thái thượng hoàng/Thái hậu… : Phụ hoàng, mẫu hậu, …
Xưng hô với chư hầu : Hiền hầu hoặc gọi theo tước hiệu
Xưng hô với hậu phi…: Ái hậu/ái phi..
Xưng hô với hoàng tử, công chúa…: Hoàng nhi hoặc gọi theo tước hiệu hoặc gọi tên thân mật…
Xưng hô với các quần thần : Chư khanh/chúng khanh/ái khanh…
====================
III. Hậu phi
1. Tước hiệu: Phân theo cấp bậc theo quy định
Link chi tiết: nhấp vào đây
2. Xưng hô khi nói chuyện:
– Xưng hô với Thái thượng hoàng/Thái hậu… : Phụ hoàng, mẫu hậu, …
Tự xưng: Thần thiếp
– Xưng hô với vua: bệ hạ/hoàng thượng/đại vương….
Tự xưng: Thần thiếp…
– Xưng hô với các phi tử khác: tỷ/muội hoặc theo tước hiệu…
– Xưng hô với hoàng tử, công chúa…: Hoàng nhi hoặc theo tước hiệu hoặc gọi tên thân mật…
– Xưng hô với các quan, cung nhân..: Theo tước hiệu, chức quan…
Tự xưng: Bổn cung
====================
IV. Con vua
1. Tước hiệu: Thường kèm theo thứ tự (ví dụ: đại công chúa…)
– Con trai vua (gọi chung) :
- Thời Hạ – Thương – Chu tới thời nhà Tần: Công tử
- Thời nhà Hán đến thời nhà Minh: Hoàng tử
- Thời nhà Thanh: A ca
– Con gái vua (gọi chung) = Hoàng nữ/công chúa/cách cách (thời nhà Thanh)
– Hoàng tử được chỉ định sẽ lên ngôi = Đông cung thái tử/Thái tử
Vợ Thái tử :
- Vợ lớn = Thái tử phi
- Vợ bé = Trắc phi/thứ phi
*Thời Tây Hán phân cấp bậc:
- Thái tử phi
- Lương đệ
- Nhụ tử
- Phu nhân
*Thời Đường phân cấp bậc:
- Thái tử phi
- Lương đệ
- Lương Viên
- Thừa Huy
- Chiêu Huấn
- Phụng Nghi
– Vợ Hoàng tử/A ca
- Vợ lớn = Hoàng tử phi/Hoàng túc/Đích phúc tấn (thời nhà Thanh)
- Vợ bé = Trắc phi/Thứ phi/Trắc phúc tấn (thời nhà Thanh)
– Chồng Công chúa/Cách cách = Phò mã/Nghạch phò
Lưu ý: Các vị hoàng tử khi đã trưởng thành thường được phong tước Vương kèm theo đất phong.
2. Xưng hô khi nói chuyện:
– Xưng hô với Thái thượng hoàng/Thái hậu… : Hoàng gia gia/Hoàng nãi nãi hoặc Hoàng tổ mẫu…
Tự xưng: Nhi thần hoặc xưng tên
– Xưng hô với vua: Phụ hoàng/Phụ vương…
Tự xưng: Nhi thần/Hoàng nhi hoặc xưng tên
– Xưng hô với hậu phi:
- Xưng hô với Hoàng hậu: Mẫu hậu/Hoàng hậu nương nương/Vương hậu nương nương….
- Xưng hô với mẹ ruột: Mẫu phi/mẫu thân
- Xưng hô với phi tần khác: Mẫu phi hoặc gọi “Tước hiệu + nương nương”
Tự xưng: Nhi thần…
– Xưng hô với các hoàng tử, công chúa khác: Hoàng huynh, Hoàng tỷ, Hoàng muội, Hoàng đệ…
– Xưng hô với các quan, cung nhân..: Theo tước hiệu, chức quan…
Tự xưng: Ta, bổn hoàng tử/bổn công chúa, …
====================
V. Vương
**Vương gia/Thân vương: Tước hiệu ban cho anh em hoặc con của vua
1. Tước hiệu:
Tên đất phong + vương/thân vương (ví dụ: Lương vương, Ung thân vương…)
2. Xưng hô khi nói chuyện:
– Xưng hô với Thái thượng hoàng/Thái hậu/Hoàng đế/Hoàng hậu… : Theo tước hiệu…
Tự xưng: Thần/Nhi thần (tùy thân phận)
– Xưng hô với các quan, cung nhân..: Theo tước hiệu, chức quan…
Tự xưng: Bổn vương/Cô gia
3. Tước hiệu trong vương phủ
– Vợ Vương gia/Thân vương:
- Vợ lớn = Vương phi/Đích phúc tấn
- Vợ bé = Trắc phi/Thứ phi/Trắc phúc tấn
- Phu nhân (ngang với thiếp)
– Con Vương gia/Thân vương:
- Con trai = Quận vương/Bối lặc
- Con trai kế thừa vương vị = Thế tử
- Con gái = Quận chúa/Cách cách
- Con dâu = Quân vương phi/Phúc tấn/Phu nhân
- Con rể = Quận mã/Ngạch phò
Quận vương/Bối lặc: Tước hiệu ban cho con cháu của vua
1. Tước hiệu:
Quận vương hoặc Bối lặc (Thời nhà Thanh, Kỳ chủ Bát kỳ ngang với Bối lặc)
2. Xưng hô khi nói chuyện:
– Xưng hô với Thái thượng hoàng/Thái hậu/Hoàng đế/Hoàng hậu… : Theo tước hiệu…
Tự xưng: Thần/Nhi thần (tùy thân phận)
– Xưng hô với các quan, cung nhân..: Theo tước hiệu, chức quan…
Tự xưng: Bổn quận vương/ta…
3. Tước hiệu trong vương phủ
– Vợ Quận vương /Bối lặc:
- Vợ lớn = Quận vương phi/Phúc tấn
- Vợ bé = Phu nhân
– Con Quận vương /Bối lặc:
- Con trai = Công tử/thiếu gia
- Con gái = Tiểu thư
====================
VI. 1 số tước hiệu và cách xưng hô khác
1. Tước hiệu:
Anh/em trai của vua = Vương…
Chị/em gái của vua = Công chúa/Cách cách hoặc Thái Công chúa…
Con trai Thái tử (được chọn kế vị) = Hoàng thái tôn
Cháu trai Thái tử (được chọn kế vị) = Hoàng thành tôn
Cha Thái hậu/Hoàng hậu = Quốc trượng
Em trai Thái hậu/Hoàng hậu = Quốc cữu
2. Xưng hô
Ông/bà = Hoàng gia gia/Hoàng tổ mẫu…
Bác = Hoàng bá phụ…
Chú = Hoàng thúc phụ/Hoàng thúc…
Cậu = Hoàng cữu phụ
Cô = Hoàng cô cô
Anh = Hoàng huynh
Chị dâu = Hoàng tẩu
Chị = Hoàng tỷ
Em trai = Hoàng đệ
Em gái = Hoàng muội
Còn lại xưng hô theo tước hiệu hoặc gọi giống gia đình thường dân
====================
Bài viết là công sức sưu tầm tư liệu và biên tập trong nhiều tháng nên mong các bạn không mang đi bất cứ đâu. Cảm ơn