WACC là gì? Ý nghĩa của WACC là gì? Công thức tính ra sao? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết cụ thể dưới đây nhé!
WACC là gì?
WACC được viết tắt từ những chữ cái đầu tiên trong cụm từ tiếng Anh Weighted Average Cost of Capital chỉ nguồn chi phí vốn bình quân gia quyền. Cũng có thể hiểu rằng, đây là chi phí sử dụng vốn của một công ty được tính toán dựa trên tỷ trọng tất cả các loại vốn mà công ty đó đã và đang sử dụng.
Theo đó, các loại vốn của công ty sẽ bao gồm: Vốn cổ phiếu phổ thông, vốn cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu, kể cả các khoản nợ dài hạn khác… Tất cả chúng sẽ được đưa vào tính toán trong WACC. Tuy nhiên, vì tài chính của một doanh nghiệp chủ yếu được phân thành 2 mảng lớn là nợ và vốn sở hữu, nên WACC – chi phí trung bình để huy động số tiền đó phải được tính theo tỷ lệ của từng nguồn.
Vai trò của WACC là gì?
Hiểu được WACC là gì, chắc hẳn bạn đã hiểu được phần nào vai trò của nó. Song, chúng còn được sử dụng bởi nhiều mục đích sau đây:
“WACC là yếu tố quan trọng đóng vai trò là tỷ lệ chiết khấu để tính giá trị hiện tại thuần của một doanh nghiệp”
Thuật ngữ này cũng được dùng để đánh giá cơ hội đầu tư của một công ty, tổ chức doanh nghiệp. Bởi, nó giống như một loại lợi tức tối thiểu và chi phí cơ hội của công ty đó;
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp cũng thường sử dụng WACC để tính mức lợi tức thấp nhất khi cần đánh giá việc sáp nhập và mua lại.
Công thức tính WACC chuẩn nhất
Công thức tính WACC – chi phí sử dụng vốn bình quân chuẩn nhất được tính như sau:
WACC = (E / V x Re) + ((D / V x Rd) x (1-T)
Trong đó:
E là ký hiệu cho giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu.
V là tổng giá trị vốn của doanh nghiệp bao gồm vốn chủ sở hữu và cả nợ.
Re là ký hiệu chỉ chi phí vốn chủ sở hữu hay tỷ suất lợi nhuận bắt buộc.
D là loại nợ của công ty theo giá trị thị trường.
Rd biểu thị chi phí nợ của công ty hay lãi suất đến hạn trên nợ hiện có.
Còn T là ký hiệu cho thuế.
Công thức này sẽ giúp các doanh nghiệp xác định được chi phí của từng cấu trúc vốn dựa trên vốn chủ sở hữu, nợ và cổ phiếu ưu đãi mà công ty đang có.
Ý nghĩa của chỉ số WACC đối với mỗi doanh nghiệp
WACC có rất nhiều ý nghĩa quan trọng đối với một công ty, doanh nghiệp, cụ thể như sau:
Dựa trên việc tính toán chi phí WACC, bạn có thể biết được một công ty sẽ phải bỏ ra bao nhiêu chi phí cho mỗi đồng tiền mà họ nhận được thông qua việc huy động vốn.
WACC chính là biểu thị lợi nhuận của chủ sở hữu vốn (cổ đông) và người cho vay nợ. Vì thế, việc tính WACC sẽ giúp các cổ đông cũng như người cho vay nắm được số lợi nhuận mà họ sẽ nhận được từ công ty mà họ đầu tư.
Ban lãnh đạo, các giám đốc của công ty cũng thường sử dụng WACC để đưa ra những quyết định nội bộ công ty. Đó có thể là những quyết định nhằm xác định tính khả thi về kinh tế, về việc sáp nhập và cơ hội mở rộng khác. WACC cũng được sử dụng cho các dòng tiền với rủi ro tương tự như của công ty nói chung vì nó còn là 1 tỷ lệ chiết khấu.
Nhờ có WACC, các công ty sẽ xác định được nên hay không việc mua lại cổ phiếu của mình hoặc trả cổ tức thay vì đầu tư vào dự án. Trường hợp này chỉ xảy ra khi cơ hội đầu tư có tỷ lệ hoàn vốn nội bộ thấp hơn chi phí WACC của nó.
Cách sử dụng WACC như thế nào?
Cách sử dụng WACC hiệu quả nhất mà các nhà phân tích chứng khoán thường áp dụng là đánh giá giá trị của các khoản đầu tư. Đồng thời, khi cần đánh giá xác định nên mua cổ phiếu nào, họ cũng sử dụng WACC. Chẳng hạn, trong việc phân tích các dòng tiền chiết khấu, họ có thể áp dụng công thức tính WACC để làm tỷ lệ chiết khấu cho các luồng tiền trong tương lai. Việc này nhằm mục đích lấy được giá trị hiện tại ròng của doanh nghiệp.
Ngoài ra, WACC cũng có thể được sử dụng như một cách tính tỷ lệ vượt rào để đánh giá hiệu suất ROIC cho các công ty và nhà đầu tư. Giá trị gia tăng kinh tế (EVA) cũng được tính toán dựa trên chi phí WACC này.
Bên cạnh đó, WACC cũng còn là dấu hiệu để xem có đáng đầu tư hay không.
Hiểu đơn giản hơn một chút, WACC chính là tỷ lệ lợi nhuận tối thiểu có thể chấp nhận được mà ở đó công ty sẽ mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Theo đó, để xác định lợi nhuận cá nhân, bạn chỉ cần lấy lợi nhuận công ty trừ đi WACC (theo tỉ lệ %).
Ví dụ: Giá sử một công ty mang lại lợi nhuận là tỷ lệ 20% và có chi phí WACC là 11%. Điều này có nghĩa là công ty đang đưa đến lợi nhuận khoảng 9% cho mỗi đồng tiền mà công ty đó đầu tư. Hiểu theo một cách khác, với mỗi đồng tiền đầu tư, chi tiêu, công ty này đang tạo ra 9% giá trị lợi nhuận cho bản thân mình. Thế nhưng, nếu lợi nhuận của công ty thấp hơn WACC sau khi tính toán, thì công ty sẽ phải mất đi giá trị lợi nhuận này.
Cụ thể, nếu công ty có lợi nhuận là 11% và WACC là 17% thì công ty sẽ mất hẳn 6% cho mỗi đồng tiền đầu tư. Và thông qua đó, công ty của bạn cần cân nhắc xem có nên đầu tư hay sẽ bỏ tiền vào nơi khác tiềm năng tốt hơn.
Cuối cùng, WACC còn có thể phục vụ các nhà đầu tư thực hiện các việc như kiểm tra thực tế hữu ích. Song, nhiều nhà đầu tư trung bình thường hiếm khi gặp rắc rối trong việc tính toán WACC. Bởi, đây là một phép đo phức tạp đòi hỏi nhiều thông tin chi tiết về một công ty, doanh nghiệp. Theo đó, việc tính toán WACC là gì có thể giúp các nhà đầu tư hiểu hơn về chúng cũng như tầm quan trọng mà chúng mang lại.
WACC có những hạn chế gì?
Công thức tính WACC nhìn thì dễ hiểu và dễ tính toán nhưng thực tế không phải như vậy. Bởi, các yếu tố nhất định tham gia vào công thức này không phải lúc nào cũng là giá trị nhất quán, những người khác nhau sẽ có những báo cáo con số thực tế khác nhau vì những lý do riêng. Vì thế, nếu muốn đầu tư vào một công ty hay không, các nhà đầu tư cần phải tính toán bằng một cái nhìn sâu sắc, thông qua những số liệu khác nhau để xác định chính xác hơn.
Trên đây là những thông tin chia sẻ giúp bạn hiểu thêm WACC là gì, ý nghĩa, vai trò và cách tính của nó. Hy vọng rằng, qua nội dung bài viết, bạn đã nắm được cho mình lượng kiến thức cần thiết, giúp bạn hiểu rõ hơn về một thuật ngữ kinh tế mới. Việc tính WACC đúng công thức chuẩn và chính xác sẽ tạo tiền đề vững chắc để các công ty, doanh nghiệp xây dựng và mở rộng chiến lược kinh doanh. Đồng thời, nhờ đó, các công ty này cũng góp phần của mình vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế đất nước.
Pha Lê