Khám phá tòa tháp đôi Malaysia cao chọc trời – Petronas Twin Towers

Tháp đôi ở đâu

Tòa tháp đôi Malaysia – Petronas Twin Towers không chỉ là biểu tượng niềm kiêu hãnh của người dân đất nước Malaysia mà còn là niềm tự hào của nền du lịch Malaysia nữa. Hãy cùng Vntrip.vn khám phá ngay tòa tháp đôi cao chọc trời – Petronas Twin Towers vô cùng đặc sắc này nhé.

Khám phá tòa tháp đôi Malaysia cao chọc trời - Petronas Twin Towers

Quá trình lịch sử xây dựng

Tòa tháp đôi Malaysia – Petronas Twin Tower được hoàn thành năm 1998 với tổng chiều cao 452m và 88 tầng. Vậy thì quá trình lịch sử xây dựng tòa tháp cao chọc trời này đã diễn ra như thế nào?

Khám phá tòa tháp đôi Malaysia cao chọc trời - Petronas Twin Towers

Việc đào móng được khởi công vào tháng ba năm 1993. Một nền móng khổng lồ đã được đào, độ sâu 21m đủ để nuốt trọn 5 tầng của tòa nhà. Suốt quá trình đào móng, mỗi đêm có khoảng 500 xe tải đất được bới lên. Để đặt được một tòa nhà chọc trời với trọng lượng của 300,000 tấn khối chắc chắn là một công trình kỹ thuật ấn tượng.

Khám phá tòa tháp đôi Malaysia cao chọc trời - Petronas Twin Towers

Một nền móng có thể chịu được hai tòa tháp như vậy đòi hỏi không chỉ sự hiểu biết sâu rộng về kỹ thuật mà còn là một lượng bê tông được đổ vào nhiều nhất trong lịch sử Malaysia – quốc gia mà hầu như mọi thứ đều được xây dựng bằng bê tông cốt thép.

Khám phá tòa tháp đôi Malaysia cao chọc trời - Petronas Twin Towers

Vì các tòa tháp càng lên cao càng phải vững, lớp phủ bằng thép không rỉ được trải lên mặt dựng, chứa khoảng 83,500 mét vuông miếng bọc thép không rỉ và 50,000 mét vuông kính nhiều lớp. Tháp Petronas chính là “một viên kim cương đa diện giữa ánh mặt trời”.

Khám phá tòa tháp đôi Malaysia cao chọc trời - Petronas Twin Towers

Một điểm nhấn không thể bỏ qua của tháp đôi Malaysia là cầu Skybridge, cấu trúc nối hai tòa tháp ở tầng 41 và 42. Đây là cấu trúc hai tầng cao nhất thế giới và một nhịp dài 58m. Một hệ thống bản lề và khớp mở phức tạp cùng với các bạc đạn hình cầu đảm bảo Skybridge đứng vững bất chấp hai tòa tháp có thể bị di chuyển hay vặn xoắn.

Khám phá tòa tháp đôi Malaysia cao chọc trời - Petronas Twin Towers

Cuối cùng là công đoạn xây đỉnh chóp của hai tòa tháp: các chóp chói lóa cao 73.5m bằng thép không rỉ, được thiết kế lại để mang đến cho tòa nhà độ cao 451.9m tính từ mặt đường. Các chóp, bao gồm một cột, một quả bóng ở ngọn, và một vòng cầu được nâng lên từng phần và ráp vào trong một tháng sau khi hai tòa tháp đã đạt đúng độ cao.

Khám phá tòa tháp đôi Malaysia cao chọc trời - Petronas Twin Towers

Những sự kiện đáng nhớ

  • Tháng Ba năm 1993 – Việc đào móng bắt đầu.
  • Tháng Ba năm 1994 – Nền móng của Tháp số Một hoàn thành; bắt đầu xây dựng.
  • Tháng Tư năm 1994 – Nền móng của Tháp số Hai hoàn thành; bắt đầu xây dựng.
  • Tháng Năm năm 1995 – Phần đúc sẵn của Skybridge được mang về từ Hàn Quốc.
  • Tháng Tám năm 1995 – Skybridge được nâng lên đúng vị trí.
  • Tháng Hai năm 1996 – Đỉnh cả hai tòa tháp được hoàn thành.
  • Tháng Ba năm 1996 – Lắp đặt phần chóp cho cả hai tháp.
  • Tháng Tư năm 1996 – Tháp Petronas chính thức được công nhận là tòa nhà cao nhất thế giới.

Khám phá tòa tháp đôi Malaysia cao chọc trời - Petronas Twin Towers

Cách đi đến tòa tháp đôi

Taxi

Tại Kuala Lumpur, bạn có thể bắt taxi hoặc grab car để đến thẳng tháp đôi Petronas một cách nhanh chóng nhất.

Khám phá tòa tháp đôi Malaysia cao chọc trời - Petronas Twin Towers

Tàu điện LRT

Bạn có thể chọn đi bất kỳ tuyến tàu điện LRT của line Putra, sau đó chọn trạm dừng là Trạm KLCC station. Từ đó có thể đi bộ đến tháp đôi Petronas.

Khám phá tòa tháp đôi Malaysia cao chọc trời - Petronas Twin Towers

Giới thiệu về tòa tháp đôi Malaysia

Tháp đôi Malaysia – Petronas Twin Towers được đánh giá là tòa nhà cao nhất thế giới nhưng chỉ trong một thời gian ngắn ngủi. Đến năm 2004, tòa Taipei 101 ở Đài Loan đã giành vị trị đứng đầu thay thế cho Petronas. Tuy nhiên ngôi vị của tòa tháp này không lâu sau đó cũng phải trao vương miện lại cho tháp Burj Khalifa ở Dubai vào năm 2010.

Khám phá tòa tháp đôi Malaysia cao chọc trời - Petronas Twin Towers

Tháp đôi Petronas cao vút là biểu tượng vững chắc cho một Malaysia hiện đại. Ta có thể so sánh ý nghĩa của nó đối với Kuala Lumpur như Tháp Eiffel với Paris và tượng Nữ thần Tự do đối với New York. Tháp đôi Malaysia – Petronas Twin Towers có tầm quan trọng không nhỏ đối với sự phát triển không ngừng để vươn tầm thế giới của Kuala Lumpur.

Khám phá tòa tháp đôi Malaysia cao chọc trời - Petronas Twin Towers

Lấy cảm hứng từ kiến trúc nhà thờ Hồi giáo cộng với những nét hiện đại, kiến trúc của Petronas đã mang đến cho tòa tháp đôi này một phong cách độc nhất vô nhị trên thế giới.

Khám phá tòa tháp đôi Malaysia cao chọc trời - Petronas Twin Towers

Tháp được đầu tư xây dựng bởi tập đoàn dầu khí hùng mạnh nhất tại Malaysia. Đây được đánh giá là không gian làm việc cực kỳ lý tưởng cho các công ty, văn phòng lớn bởi có những khu vực rộng khoảng 1.300 – 2.000m2 mà không hề có cột ở giữa.

Khám phá tòa tháp đôi Malaysia cao chọc trời - Petronas Twin Towers

Hiện nay, tòa tháp thứ nhất được sử dụng để đặt trụ sở làm việc của Tổng công ty Petronas – chủ đầu tư tòa tháp, và các công ty con của tập đoàn. Tòa tháp thứ 2 dùng để cho thuê làm văn phòng của một số công ty nổi tiếng như: Microsoft, IBM, Boeing,…

Khám phá tòa tháp đôi Malaysia cao chọc trời - Petronas Twin Towers

Ngoài ra, điểm ấn tượng của tháp đôi này nằm ở chỗ: hai tòa tháp được nối với nhau bằng một chiếc cầu trên cao – Skybridge, cây cầu này cao tới 170m và có chiều dài là 158m, nối hai tòa tháp tại tầng 41 và 42. Thiết kế này rất tiện lợi cho các nhân viên làm việc tại các công ty có văn phòng thuộc tòa nhà này, bởi họ có thể di chuyển giữa hai tòa nhà mà không phải xuống tầng 1 trệt.

Khám phá tòa tháp đôi Malaysia cao chọc trời - Petronas Twin Towers

Ngoài chức năng trên, chiếc cầu trên cao này còn được thiết kế như một đường thoát hiểm khi tòa nhà xảy ra sự cố. Đứng trên cây cầu này, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh thủ đô của Malaysia – Kuala Lumpur. Để đảm bảo an toàn cho cây cầu, số lượng người lên cầu mỗi lần đều bị hạn chế.

Khám phá tòa tháp đôi Malaysia cao chọc trời - Petronas Twin Towers

Bao quanh chân tháp là công viên nhiệt đới KLCC (Kuala Lumpur City Centre) rộng lớn tạo nên một không gian xanh mát cho cả khu vực. Trong công viên thiết kế đường chạy bộ và lối đi dạo, sân chơi cho trẻ em, một thánh đường Hồi giáo, hồ điều hòa rộng lớn, đài phun nước có biểu diễn nhạc nước và ánh sáng mỗi ngày với vòi nước phun cao đến 42m, thủy cung…

Khám phá tòa tháp đôi Malaysia cao chọc trời - Petronas Twin Towers

Nơi đây còn có Trung tâm Thương mại Suria KLCC, một trong những trung tâm thương mại lớn nhất Malaysia gồm 6 tầng trệt với gần 400 cửa hàng trong đó có những thương hiệu nổi tiếng xa xỉ nhất thế giới như Gucci, Prada, Rolex… Tại tầng 6 – tầng trên cùng của Suria KLCC là khu ẩm thực Malaysia với mức giá khá dễ chịu. Du khách có thể vừa dùng bữa vừa ngắm nhìn quang cảnh toàn thành phố.

Khám phá tòa tháp đôi Malaysia cao chọc trời - Petronas Twin Towers

Ngoài trung tâm mua sắm và công viên, tháp đôi Malaysia – Petronas Twin Towers còn có nhà hàng, quán bar, khách sạn, khu trưng bày nghệ thuật Petronas, trung tâm Khoa học Petrosains, trung tâm hội nghị Kuala Lampur… Đặc biệt, Dewan Filharmonik Petronas là phòng hòa nhạc nằm giữa hai tháp, được thiết kế theo phong cách châu Âu thế kỷ XIX. Đây cũng là một trong số các phòng hòa nhạc tốt nhất thế giới, là địa điểm hàng đầu về âm nhạc cổ điển tại khu vực Đông Nam Á…

Giá vé tham quan tòa tháp đôi Malaysia

Giờ mở cửa: 9h sáng – 9h tối, đóng cửa vào thứ 2 hàng tuần.

Giá vé:

– Người lớn (13-60 tuổi): 80 rigit.

– Trẻ em (3-12 tuổi): 33 rigit.

– Người cao tuổi (từ 61 tuổi trở lên): 42 rigit.

– Trẻ em dưới 2 tuổi được miễn phí vé.

(Nguồn:http://www.petronastwintowers.com.my/tickets#ticket_price).

Địa điểm sử dụng: Petronas Twin Towers, Kuala Lumpur City Centre, 50088 Kuala Lumpur, Federal Territory of Kuala Lumpur, Malaysia.

Chúc các bạn có một chuyến đi vui vẻ và đáng nhớ tại tòa tháp đôi Malaysia – Petronas Twin Towers nhé.

Xem thêm Nên mua gì ở Malaysia làm quà cho người thân và bạn bè?