Ngày nay, Artemia được sử dụng phổ biến trong ương nuôi ấu trùng tôm cá. Chúng có thành phần dinh dưỡng cao, giàu đạm và nhiều axit béo thiết yếu. Vậy Artemia là gì? Cách nuôi Artemia làm thức ăn cho tôm cá như thế nào? Mời bạn đọc cùng BioChain đi tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!
Artemia là gì?
Artemia thực chất là một loại ấu trùng mới nở, chúng được dùng làm thức ăn tươi sống trong ương nuôi ấu trùng tôm cá. Artemia có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng đạm lớn và nhiều các axitamin, axit béo, chất khoáng cần thiết cho giai đoạn sinh trưởng của tôm cá.
Artemia thuộc:
– Ngành: Arthropoda
– Lớp: Crustacea
– Lớp phụ: Branchiopoda
– Bộ: Anostraca
– Họ: Artemiidea
– Giống: Artemia
Artemia được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới, chúng có thể tồn tại từ vùng khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới cho đến ôn đới. Trong môi trường tự nhiên, Artemia có thể tồn tại ở độ mặn từ > 70‰, chính nhờ khả năng sinh lý thích nghi với độ mặn cao mà Artemia đã bảo vệ các quần thể Artemia trong tự nhiên. Tuy nhiên, chúng cũng có thể chết ở độ mặn bão hòa của muối là 250‰.
Artemia: vòng đời, cách cho ăn và cách nuôi
Vòng đời của Artemia
Vòng đời của Artemia trải qua các giai đoạn sau:
- Ấu trùng mới nở có chiều dài 400 – 500 µm, màu vàng cam, có một mắt màu đỏ ở phần đầu và ba đôi phụ bộ. Ấu trùng Artemia giai đoạn I có bộ máy tiêu hóa chưa hoàn chỉnh nên chỉ sống dựa vào nguồn noãn hoàng.
- 8 giờ sau khi nở, ấu trùng lột xác và chuyển sang giai đoạn II. Lúc này chúng có thể tiêu hóa các loại thức ăn cỡ nhỏ với kích thước từ 1 – 50 µm. Sau đó, ấu trùng sẽ tăng trưởng và trải qua 15 lần lột xác trước khi giai đoạn trưởng thành. Các đôi phụ bộ lần lượt xuất hiện ở vùng ngực và dần hình thành chân ngực, mắt kép xuất hiện ở hai bên mắt.
- Từ giai đoạn 10 trở đi, Artemia sẽ có những thay đổi về hình thái, chuyên hóa chức năng của các cơ quan trong cơ thể và bắt đầu có sự phân biệt về giới tính. Các chân ngực được biệt hóa thành ba bộ phận chức năng: chân chính, nhánh chân trong, nhánh chân ngoài dạng màng.
- Artemia trưởng thành có kích thước khoảng 10 – 12 mm có cơ thể kéo dài với hai mắt kép, có râu cảm giác, 11 đôi chân ngực và ống tiêu hóa thẳng. Con đực ở phần sau vùng ngực sẽ có đôi gai giao cấu, con cái dễ nhận dạng nhờ vào túi ấp hoặc tử cung nằm ở phía sau đôi chân ngực thứ 11.
Thức ăn nuôi Artemia là mùn bã hữu cơ, các vi tảo cực nhỏ hay các vi khuẩn có trong nước. Trong điều kiện nuôi lân canh Artemia trên ruộng muối, người dân tạo thức ăn nuôi artemia bằng cách bón phân hoặc cho ăn trực tiếp các loại thức ăn mịn như bột đậu nành hay cám gạo.
Vòng đời của Artemia
Cách nuôi Artemia làm thức ăn cho tôm cá
Sau khi hiểu được Artemia là gì thì nhiều người lại quan tâm đến cách nuôi Artemia sao cho hiệu quả. Thông thường, ấu trùng Artemia nauplius được sử dụng làm thức ăn cho tôm cá giống. Chúng được nở từ trứng bào xác Artemia với quy như sau:
Khi được ấp trong nước biển, bào xác Artemia có dạng hình lõm lòng chảo sẽ trương thành hình cầu trong vòng 1 – 2 giờ. Sau một thời gian ngậm nước, vỏ bào xác sẽ vỡ ra và phôi tách rời khỏi vỏ, treo lơ lửng ở phía dưới vỏ rỗng. Qua màng nở trong suốt, người nuôi có thể thoi dõi các giai đoạn phát triển của ấu trùng Nauplius. Sau khi màng nở bị vỡ, các ấu trùng được phóng tích, bơi lội tự do.
Hướng dẫn cách nuôi Artemia nước mặn cực kỳ đơn giản:
– Chuẩn bị: Cân, xô, lưới lọc nước, ống dẫn khí, máy thổi khí, đá bọt, đèn neon
– Điều kiện ấp:
+> Dùng đèn neon đặt cách mặt nước 20 cm để ấp
+> Nhiệt độ trong khoảng 28 – 30 oC
+> Độ mặn 30 – 35 ‰
+> Độ pH từ 8 – 8.5
+> Mật độ ấp từ 3 – 5g trứng/ lít
– Cách nuôi Artemia
+> Bước 1: Lọc sạch nước trước khi cho vào bể ấp
+> Bước 2: Cân trứng theo mật độ ấp trên, sau đó sục khí mạnh để cung cấp oxy và đảo trộn nhằm thúc đẩy quá trình hút nước của trứng, đồng thời kích thích sự phát triển của phôi.
+> Bước 3: Sau khoảng 20 – 24 giờ trứng sẽ nở trên 90%. Lúc này, ấu trùng sẽ được tách ra khỏi vỏ bài xác.
+> Bước 4: Sau khi nở, tắt sục khí 5 – 10 phút rồi vớt các vỏ bào xác nổi lên trên mặt nước, các ấu trùng Artemia sẽ tập trung ở dưới đáy.
Cách nuôi artemia nước mặn
Hiện nay, người ta sử dụng ấu trùng Artemia làm thức ăn cho ấu trùng tôm, cá biển, các nước ngọt và cá cảnh. Nhiều kết quả nghiên cứu đã chứng minh, việc sử dụng Artemia làm thức ăn cho ấu trùng tôm có ảnh hưởng tích cực đến tỉ lệ sống trong bể ương. Tuy nhiên, để tôm giống khỏe mạnh, hạn chế mầm bệnh, Biochain khuyến khích người nuôi nên sử dụng Artemia kết hợp với chuỗi thức ăn Larviva từ gia đoạn Zoea cho đến giai đoạn hậu ấu trùng PL để ngăn ngừa Vibrio, cung cấp nguồn thức ăn tổng hợp tốt cho sự phát triển của tôm giống.
Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi về Artemia là gì và cách nuôi artemia làm thức ăn cho tôm cá sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về artemia. Nếu bạn đang quan tâm đến các loại thức ăn cho tôm giống hãy liên hệ ngay cho chúng tôi theo đường dây nóng 0854.64.88.77 để được tư vấn chi tiết từ chuyên gia.
Tìm kiếm liên quan:
- cách nuôi artemia nước ngọt
- artemia vĩnh châu
- artemia mỹ
- artemia sấy khô
- artemia nước ngọt là gì