21 là tỉnh nào? Một câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng lại khiến nhiều người khá bối rối trong việc tìm ra câu trả lời bởi theo quy định nước ta mỗi tỉnh sẽ có một mã vùng khác nhau. Vậy nên trong bài viết này cùng mình đi tìm câu trả lời nhé!
21 là tỉnh nào? Giới thiệu sơ lược về Yên Bái
1. 21 là tỉnh nào?
Để có thể quản lý các phương tiện tham gia giao thông một cách đơn giản mà dễ dàng hơn nên nhà nước ta đã quy định các phương tiện tham gia giao thông đều phải đánh biển số để có thể phân biệt các phương tiện tham giao thông tại từng khu vực trên cả nước.
21 là tỉnh nào? căn cứ vào Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định ký hiệu biển số xe thì 21 là của tỉnh Yên Bái.
2. Địa giới hành chính
Tỉnh Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc nằm ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Về diện tích, tỉnh Yên Bái có tổng diện tích là 6.883 km².
Vị trí tiếp giáp:
- Phía Tây Bắc giáp các tỉnh Lào Cai và Lai Châu.
- Phía đông và Đông Bắc giáp các tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang.
- Phía Đông Nam giáp tỉnh Phú Thọ.
- Phía Tây giáp tỉnh Sơn La.
3. Đặc sản vùng miền
Nếu như đã biết 21 là tỉnh nào rồi vậy thì hãy cùng mình đi tìm hiểu một số món ăn đặc sản ở mảnh đất này nhé.
- Thịt trâu gác bếp
Món này được làm từ những miếng thịt trâu tươi. Trâu núi được nuôi thả tự nhiên, chúng ăn cỏ, lá rừng nên thịt ngọt và chắc. Thịt trâu được tẩm ướp các loại gia vị đặc trưng của vùng núi phía Bắc có thể kể đến như mắc khén, ớt rừng được sấy khô bằng khói bít đây cũng chính là lý do món này có tên gọi như vậy.
- Gà nướng lá mắc mật
Gà được tẩm ướp với rất nhiều gia vị, lá mắc mật sẽ được nhồi vào phần bụng sau đó được nướng chín trên bếp than. Do gà được nướng nguyên con nên vẫn giữ được vị ngọt tự nhiên, mùi thơm của lá mắc mật cùng với những miếng thịt gà chắc nhưng không dai khi ăn với nước chấm chẩm chéo đặc trưng.
- Xôi trứng kiến
Món ăn nghe tuy có vẻ lạ nhưng lại được đánh giá là sự kết hoàn hảo. Khi mùa xuân đến cũng là lúc kiến đen đẻ trứng.
Người dân tộc Tày, Dao, Thái ở Yên Bái sẽ vào rừng tìm trứng kiến để nấu xôi. Nếp nương Mù Cang Chải kết hợp với trứng kiến rừng Tây Bắc tạo nên một món ăn đặc biệt khiến du khách nhớ mãi không quên.
- Bọ xít chiên giòn
Nhiều bạn khi nghe đến món ăn này có thể thấy khá kỳ lạ và sẽ e dè không biết có nên thử hay không. Nhưng đây lại được xem là món ăn ngon theo nhiều người đánh giá.
Hàng năm cứ vào tháng 4, bọ xít bắt đầu xuất hiện nhiều người Văn Chấn lúc này sẽ đi bắt chúng để bảo vệ cây. Với một ít nước cốt chanh và lá chanh thái sợi nhỏ, các đầu bếp địa phương sẽ chế biến một món ăn ngon.
Từ một món ăn dân dã, bọ xít chiên đã trở thành đặc sản Yên Bái từ bao giờ không hay.
- Lạp xưởng
Ngoài thịt trâu gác bếp thì lạp xưởng cũng là một đặc sản Yên Bái được nhiều du khách ưa thích và mua về làm quà. Lạp xưởng được làm từ thịt lợn thơm ngon tẩm ướp gia vị đậm đà.
Một bí quyết làm món ăn này được ngon hơn của người dân xứ Yên đó là sử dụng củi có tinh dầu thơm như củi quế để làm dậy hương vị cho món ăn cũng như không làm lạp xưởng bị nồng mùi khói.
4. Địa điểm du lịch nổi tiếng
- Hồ Thác Bà
Hồ được hình thành sau khi dòng sông bị chặn để xây dựng Nhà máy Thủy điện Thác Bà, có thể được xem như một chứng nhân lịch sử cho truyền thống vẻ vang của dân tộc. Nơi đây còn được coi là hồ nhân tạo lớn nhất Việt Nam với hơn 1.300 hòn đảo lớn nhỏ.
Tham quan hồ bằng thuyền, du khách có thể tận hưởng không khí trong lành giữa làn nước xanh và những hồ nước tuyệt đẹp. Với khung cảnh như vậy, hồ Thác Bà chắc chắn sẽ là một trong những điểm sống ảo ở Yên Bái mà bạn không thể bỏ qua.
- Cánh đồng Mường Lò lớn thứ hai Tây Bắc
Mường Lò được ví như một lòng chảo khổng lồ nằm lọt thỏm giữa núi đồi, bao trùm toàn bộ thị xã Nghĩa Lộ. Từ xa bạn có thể bị hút hồn bởi trước mặt là những cánh đồng bát ngát trải dài đến tận chân trời. Với khung cảnh thơ mộng của vùng đất lúa, nơi đây cũng là một trong những địa điểm nên đến khi tới Yên Bái.
- Suối Giàng
Suối Giàng là một trong những địa điểm hấp dẫn nhất mà bạn nên ghé thăm khi tới Yên Bái, nổi tiếng với những ngọn đồi chè xanh mướt bạt ngàn. Có những rừng chè lên đến hành chục hay hàng trăm năm tuổi, đặc biệt là những cây chè tuyết với thân già trắng muốt.
Nằm giữa mây trời, thời tiết ở Suối Giàng quanh năm mát mẻ, được ví như SaPa thu nhỏ của Yên Bái. Vừa được quan sát thiên nhiên thơ mộng, bạn còn được hòa mình vào các lễ hội diễn ra vào nhiều thời điểm trong năm và thưởng thức những món ăn đặc trưng Tây Bắc.
- Thác Pú Nhu
Thác Pú Nhu được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho khí hậu trong lành, mát mẻ quanh năm. Nằm giữa hai vách đá cao thẳng đứng, nước Than Uyên đổ trắng xóa, dưới ánh nắng du khách có thể thấy hơi nước bốc lên từ khe đá rỗng vô cùng huyền ảo.
Dưới thềm đá, nước chảy nhẹ nhàng, uyển chuyển khiến tim người ta đập nhanh hơn. Lặn xuống làn nước mát trong một môi trường yên tĩnh, an toàn. Quên đi nhịp sống hối hả và làm trẻ hóa tâm hồn bạn.
Biển số xe 21 ở đâu? Chi tiết biển số xe tại Yên Bái
Như mình đã nói ở trên căn cứ theo Thông tư 58/2020/TT – BCA thì biển số xe 21 là của tỉnh Yên Bái. Tuy nhiên, nhằm để dễ dàng hơn trong việc quản lý từng địa phương trong tỉnh sẽ mang một số hiệu biển số khác nhau cụ thể như sau:
>> Xem thêm:
22 là tỉnh nào? Biển số xe 22 ở đâu? Tuyên Quang và những điều thú vị
37 là tỉnh nào? Biển số xe 37 ở đâu? những điều thú vị về Nghệ An
61 là tỉnh nào? Biển số xe 61 ở đâu? Tiết lộ biển số xe Bình Dương
63 là tỉnh nào? Biển số xe 63 ở đâu? bật mí về tỉnh Tiền Giang
99 là tỉnh nào? Biển số xe 99 ở đâu? Bật mí nhỏ về xe Bắc Ninh
Một số vấn đề liên quan
Sau khi đã biết 21 là tỉnh nào cũng như biển số xe 21 ở đâu thì hãy cùng mình đi tìm hiểu thêm một số vấn đề liên quan đến biển số xe 21 này nhé!
1. Vì sao cần có quy định biển số xe theo đơn vị tỉnh?
Để dễ dàng hơn trong việc quản lý, cơ quan chức năng đã ra yêu cầu việc đánh biển số xe theo đơn vị tỉnh theo từng con số được quy định sẵn, làm cơ sở để phân biệt phương tiện trong từng khu vực, khác nhau trên lãnh thổ quốc gia và lãnh thổ quốc tế.
Điều này là hoàn toàn hợp lý nếu chỉ dùng chung một biển số cho cả 63 tỉnh thành, sẽ gây khó khăn cho các cảnh sát giao thông trong quá trình điều tra các đối tượng vi phạm trong khi tham gia giao thông.
2. Đăng ký biển số xe có bắt buộc không?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 58/2020/TT-BCA cụ thể như sau:
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe thì tổ chức, cá nhân mua xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục cấp đăng ký, biển số.
Như vậy, việc đăng ký biển số xe là một điều cần thiết và buộc bạn phải chấp hành theo đúng quy định. Mặt khác, bạn muốn tham gia giao thông hợp pháp thì cần đăng ký biển số xe còn nếu chưa đăng ký và được cấp biển số mà bạn vẫn cố tình đi lại ngoài phạm vi cho phép sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Cụ thể:
Căn cứ điểm b khoản 4 Điều 16; Điểm d, Khoản 6, Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi và bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì:
- Mức phạt 2.000.000 – 3.000.000 đồng đối với hành vi: Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số).
- Mức phạt 4.000.000 – 6.000.000 đồng đối với hành vi: Điều khiển xe không gắn đủ biển số hoặc gắn biển số không đúng vị trí; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
3. Dưới 15 tuổi có quyền đứng tên Cà vẹt xe không?
Tuy chưa có một văn bản chính thức nào quy định về số tuổi cụ thể có thể đứng tên giấy tờ đăng ký xe nhưng người đứng tên trên giấy chứng nhận vẫn phải đáp ứng đủ điều kiện để tham gia các giao dịch dân sự đã được quy định trong Bộ luật Dân sự 2015 cụ thể:
Căn cứ vào điều 21 và 22 Bộ luật Dân sự 2015 đã có quy định điều kiện về độ tuổi khi tham gia giao dịch dân sự như sau:
- Giao dịch dân sự của người chưa đủ 06 tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
- Người từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
- Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có thể tự mình xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự mà pháp luật không cấm.
4. Vì sao 18 tuổi mới được phép lái xe?
18 tuổi mới được phép lái xe là một quy định bắt buộc trong luật pháp nước ta. Nhưng không phải ngẫu nhiên mà các cơ quan ban ngành lại có quy định ấy nhé. Nguyên nhân là do ở lứa tuổi này, tâm sinh lý đã ổn định và có thể làm chủ bản thân mình.
Chính vì vậy khi bạn đủ 18 tuổi mới có thể được phép lái xe khi đã có bằng lái được cơ quan nhà nước cấp theo quy định.
5. Cần chuẩn bị những gì khi đi đăng ký xe?
Đối với xe máy
- Giấy khai đăng ký xe.
- Giấy tờ tùy thân của người muốn đăng ký như là: CMND/ CCCD (bản chính và bản photo để đối chiếu) và sổ hộ khẩu (bản chính và bản sao).
- Hóa đơn mua xe.
- Giấy chứng từ lệ phí trước bạ (Bản sao)
Đối với xe ô tô
- Giấy khai đăng ký xe.
- Giấy chứng nhận chất lượng xe xuất xưởng của nhà sản xuất (bản chính).
- Hóa đơn mua bán xe giữa đại lý và người mua (bản chính).
- Hóa đơn mua bán xe giữa nhà sản xuất và đại lý (bản sao).
- Giấy tờ cá nhân của chủ xe: CMND / CCCD (bản chính và bản sao để đối chiếu) và sổ hộ khẩu (bản sao và bản chính).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty tư nhân hoặc giấy phép đầu tư liên doanh nước ngoài (bản sao).
- Chứng từ lệ phí trước bạ (bản sao).
6. Như thế nào là biển số xe 21 đẹp?
Mỗi người sẽ có một cách đánh giá biển số xe đẹp khác nhau nhưng nhìn chung hiện nay nhiều người thường đánh giá biển số xe nói chung và biển số xe 21 nói riêng được coi là đẹp khi vừa bấm biển số người chủ xe tổng hợp lại các số trên biển và lấy số cuối cùng để xác định xem biển số đó là đẹp hay xấu.
Nếu con số cuối cùng bắt đầu bằng số 7 trở đi thì đây được xem là biển số đẹp và số 9 là con số khiến nhiều chủ xe hạnh phúc nhất bởi đây được xem là con số may mắn, mang lại nhiều tài lộc cho người chủ.
Điều này cũng đồng nghĩa rằng những con số nhỏ hơn như 0, 1, 2… sẽ được xem là biển số xấu và có thể khiến chủ xe không hài lòng và có chút hụt hẫng khi nhận lại biển số của mình.
Biển số xe đẹp được giới doanh nhân đặc biệt ưa chuộng là 68, 86 hoặc 66, 88. Vì các cặp số này có số 6 và được đọc là “Lục” trong Hán và Việt âm của nó gần giống với “Lộc”, số 8 trong tiếng Hán Việt đọc là ‘bát’ thì được phát âm gần giống ‘phát’ mang ý nghĩa là sẽ luôn suôn sẻ và phát đạt.
Ngoài ra, các biển số tiến như 123… hay số cuối cùng lớn hơn số trước được gọi là “hậu nở” cũng được nhiều người mong muốn có được. Nhiều người vẫn cho rằng biển tứ quý 1111 là “đẹp nhất” vì số 1 tượng trưng cho đỉnh cao cuối cùng duy nhất và duy nhất.
Biển tứ quý 6666, số 6 là gấp 2 lần của số 3 nên được xem là một điềm lành. Không chỉ vậy, nếu đọc theo Hán tự thì số 6 đồng âm với chữ “Lục” nên số 6 còn là biểu tượng của “may mắn”, có nghĩa là tiền và vàng.
Hay biển ngũ quý 9 (9999) có nguồn gốc từ việc số 9 trong tiếng Hán là từ đồng âm của hai chữ “trường thọ, phúc lộc” và là con số chính, phúc lộc, an khang, gia tăng…
Trên đây là một số thông tin liên quan đến tỉnh Yên Bái cũng như biển số xe của tỉnh này. Hy vọng rằng những thông tin trên mà mình vừa cung cấp sẽ có thể giúp bạn hiểu hơn về Yên Bái cũng như các vấn đề liên quan đến biển số xe và “21 là tỉnh nào“ rồi nhé!
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.