Bitcoin – loại tiền kỹ thuật số gần như mọi người đều đã nghe đến cái tên này nhiều lần. Nhiều người tìm đến bitcoin như một công cụ để làm giàu. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chính xác Bitcoin là gì. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng về loại tiền kỹ thuật số này. Hãy đọc tiếp nhé!
Bitcoin là gì?
Bitcoin (BTC) là tiền mã hóa được phát triển và phát hành vào ngày 01/03/2009 bởi Satoshi Nakamoto – người (hoặc tổ chức) này đến nay vẫn còn là một bí ẩn. Bitcoin được giao dịch trực tiếp trên môi trường internet mà không cần thông qua một tổ chức tài chính trung gian(ngân hàng, tổ chức, công ty môi giới,…) nào.
Cơ chế hoạt động của Bitcoin
BTC hoạt động dựa trên 3 yếu tố quan trọng:
Mạng phi tập trung
Đây là thuật ngữ trái ngược với mạng tập trung, thay vì dữ liệu tập trung lại một nơi thì dữ liệu của mạng phi tập trung được phân tán ở khắp mọi nơi trên mạng internet.
Ví dụ: Google là một mạng tập trung, mọi dữ liệu của Google đều được lưu trữ tại một máy chủ chính. Khi máy chủ này bị sập, bạn sẽ không thể tìm thấy những dữ liệu của Google trên mạng internet.
Đối với mạng phi tập trung như Bitcoin, dữ liệu của BTC có mặt ở khắp mọi nơi do nhiều cá nhân, tổ chức sở hữu (Nodes). Đồng nghĩa Bitcoin sẽ không bao giờ ngoại tuyến trừ khi tất cả các máy chủ sở hữu dữ liệu bị sập hàng loạt.
Mật mã học
Trong chiến tranh, các tin nhắn vô tuyến được biến đổi thành những dạng mật mã để tránh bị rò rỉ thông tin. Tương tự điều này, Bitcoin sử dụng Blockchain để chuyển đổi các dữ giao dịch thành các mật mã. Điều này đảm bảo tính bảo mật cho BTC một cách hoàn hảo.
Cung và cầu
Khi nguồn cung bị giới hạn và nguồn cầu vẫn lớn, giá cả của hàng hóa sẽ bị đẩy lên cao. BTC sử dụng nguyên lý này để thu hút những nhà đầu tư, đầu cơ để tạo thanh khoản cho thị trường Bitcoin.
Theo như kế hoạch của nhà tạo lập, nguồn cung tối đa của đồng Bitcoin là 21 triệu BTC. Tính đến tháng 4 năm 2022, đã có hơn 19 triệu đồng BTC được khai thác, tức chỉ còn 2 triệu BTC để các thợ đào khai thác.
Hiện tại, lượng Bitcoin thu về cho mỗi khối dữ liệu được khai thác là 6.25 BTC. Cứ sau 210,000 khối, lượng BTC thu được sẽ giảm đi một nửa, điều này tác động đến tốc độ đào coin giảm dần. Theo các chuyên gia, phải mất đến 120 năm để đào hết 2 triệu BTC còn lại.
Bitcoin dùng để làm gì?
BTC được tạo ra nhằm mục đích cắt bỏ các thành phần trung gian trong giao dịch, điển hình như ngân hàng. Khi chuyển tiền, người chuyển phải thông qua ngân hàng và mất một khoảng phí. Tuy nhiên, khi giao dịch bằng BTC, cả bên chuyển và nhận sẽ không phải chi bất cứ khoản chi phí nào.
Một lý do khác, Bitcoin được tạo ra nhằm giải quyết vấn đề ngân hàng nắm giữ thông tin giao dịch của khách hàng. Trong thập niên vừa qua, không ít ngân hàng trên thế giới bị hacker “làm phiền”, và BTC được sinh ra để giải quyết vấn đề này.
Hiện nay, các tổ chức cho phép khách hàng giao dịch bằng Bitcoin ngày càng nhiều. Trong đó có những tập đoàn lớn như: Microsoft, Dell,… Trong năm 2016, trên thế giới đã có hơn 800 máy ATM hỗ trợ rút tiền bằng đồng Bitcoin và con số này vẫn đang tăng.
Tạo ra Bitcoin như thế nào?
Quá trình cung ứng của Bitcoin được diễn ra hoàn toàn tự động. Tất cả mạng máy tính tham gia vào cơ chế PoW đều có vai trò là một đội ngũ thợ đào (nodes) và giúp mạng lưới duy trì hoạt động. Có 2 hình thức đào Bitcoin phổ biến hiện nay:
- Cloud mining (Sử dụng công nghệ đám mây): Những thợ đào sẽ đăng ký mua hợp đồng đào Coin của bên trung gian (Nơi thiết lập và duy trì dàn đào Coin). Tuy nhiên, chi phí cho các hợp đồng là khá cao, người đào nên tìm hiểu và chọn lựa đơn vị uy tín.
- HardWare mining (Khai thác bằng phần cứng): Trái ngược với sử dụng công nghệ đám mây của bên trung gian, thợ đào phải sắm sửa những trang thiết bị cần thiết để đào Coin. Những thiết bị này là: Máy đào, hệ thống mạng, cơ sở vật chất,…
Với HardWare, người đào có thể chủ động trong việc thay đổi khối lượng, mục tiêu và sản lượng đào. Tuy nhiên, thợ đào cần kiểm soát những chi phí để duy trì hệ thống đào như: Tiền điện, bảo trì, tiền mặt bằng, và các chi phí phát sinh..
5 yếu tố đặc biệt của Bitcoin là gì?
Hoạt động trên chuỗi khối Blockchain
Blockchain chính là nền tảng cốt lõi của các dự án tiền điện tử hiện nay. Trong đó, Bitcoin chính là nền tảng đầu tiên trong việc ứng dụng công nghệ Blockchain lên tiền điện tử.
Mỗi Blockchain hoạt động như một một hệ thống dữ liệu phân tán và không thể bị kiểm soát bởi bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào. Việc vận hành phải do cả cộng đồng (nodes) thực hiện. Dữ liệu khi đã được lưu trữ thì không thể xóa đi hay thay đổi vì cần phải có sự đồng thuận của hơn 50% máy chủ tham gia.
Ví dụ: Hiện nay có khoảng 9,700 nodes công cộng đang chạy trên mạng Bitcoin. Để thay đổi hay xóa dữ liệu, thuật toán của Bitcoin cần phải có hơn 4,850 nodes đồng thuận.
Giao dịch ẩn danh
Mọi giao dịch của tiền điện tử vận hành bởi Blockchain đều là dưới hình thức ẩn danh, Bitcoin cũng không ngoại lệ. Do đó, tính bảo mật và riêng tư của Bitcoin là tuyệt đối. Tuy nhiên, mặt trái của việc này chính là người nắm giữ sẽ không được bảo vệ khi bị chiếm đoạt đồng BTC.
Có thể chia nhỏ
Đối với tiền giấy truyền thống, bạn không thể chia nhỏ 1 tờ tiền thành nhiều lần. Ngược lại, Bitcoin hoàn toàn có thể làm được điều này. BTC có thể được chia thành nhiều đơn vị nhỏ hơn, cụ thể là: mBTC (milibit), µBTC, satoshi. Điều này đảm bảo ai cũng có thể sở hữu Bitcoin khi giá trị của loại tiền này tăng quá cao.
Không thể làm giả
Bitcoin không tồn tại ở thể vật lý như tiền truyền thống mà chỉ tồn tại ở môi trường internet. Do đó, với công nghệ Blockchain, Bitcoin không thể bị làm giả.
Mang tính chất giảm phát
Đối với tiền truyền thống (pháp định), khi càng in ra nhiều tiền để dùng, lạm phát sẽ càng tăng cao. Tuy nhiên, nguồn cung của Bitcoin có giới hạn và sẽ không thể tạo mới khi chạm mức. Điều này khiến Bitcoin mang tính chất của đồng tiền giảm phát. Đây có thể là lời giải cho vấn đề lạm phát trong tương lai.
Những lưu ý khi tham gia đầu tư Bitcoin và tiền ảo
Đối với đầu tư, đầu cơ, người tham gia có thể x100, thậm chí là x1.000 lần tài khoản với Bitcoin. Tuy nhiên, biên độ dao động là rất lớn, số tiền vốn của họ có thể bị giảm mạnh.
Ví dụ: Đồng Luna với mức giá đỉnh hơn 100 USD được xem là một trong những đồng Crypto uy tín nhất đã sập mạnh xuống chỉ còn vỏn vẹn 0,00009 USD mỗi đồng.
Ngoài ra, những hình thức lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, rửa tiền thông qua tiền ảo vẫn đang hoành hành và chưa có phương án giải quyết. Vì thế, đầu tư Bitcoin nói riêng và các thị trường tiền ảo, Crypto nói chung vẫn chưa được nhiều quốc gia công nhận, trong đó có Việt Nam.
Với những lý do trên, bạn hãy cẩn trọng trong việc lựa chọn kênh đầu để có thể xây dựng nguồn thu nhập thụ động bền vững.
Kết luận
Bitcoin và các loại hình tiền ảo được tạo ra với mục đích rút gọn quá trình và tiết kiệm chi phí cho các giao dịch. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thử thách cho loại tài sản số này phát triển và chạm đến công chúng một cách minh bạch và rõ ràng. Hy vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu được Bitcoin là gì và những yếu tố khiến nó trở nên đặc biệt. Hãy theo dõi bài viết tiếp theo của DNSE để có thể cập nhật thêm nhiều kiến thức đầu tư thú vị nhé.