Bạn thắc mắc DOL là gì? Thuật ngữ này có ý nghĩa cũng như vai trò như thế nào trong kinh doanh? Tại sao DOL lại được nhiều nhà quản trị quan tâm? Tất cả câu trả lời sẽ được Mua bán chia sẻ trong bài viết dưới đây. Các bạn cùng tìm hiểu nhé.
DOL là gì?
DOL là viết tắt của từ gì? DOL là từ viết tắt tiếng anh của Degree of Operating Leverage. Vậy Operating Leverage là gì? Cụm từ tiếng anh này được dịch ra tiếng Việt với nghĩa là đòn bẩy kinh doanh. Vậy DOL có nghĩa tiếng việt đầy đủ là tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh.
Bạn sẽ thắc mắc đòn bẩy kinh doanh là gì? Đây là một thuật ngữ chuyên ngành được nhiều nhà quản trị thường xuyên sử dụng trong quá trình quản lý, điều hành bộ máy kinh doanh.
Thuật ngữ này được sử dụng làm cơ sở để xác định mức độ ảnh hưởng của kết cấu giữa các khoản chi phí kinh doanh biến đổi và cố định trong một công ty. Hoặc bạn có thể hiểu đơn giản, đòn bẩy kinh doanh là để phản ánh các mức chi phí hoạt động đến lợi nhuận trước thuế và khoản lãi vay khi doanh thu thay đổi của một doanh nghiệp.
Vì vậy DOL tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh là các chỉ số miêu tả hiệu ứng về mức độ nợ của một doanh nghiệp trong quá trình tạo ra doanh thu trước thuế và lãi vay. Nếu một doanh nghiệp có kết cấu chi phí hoạt động giữ nguyên ổn định thì đồng nghĩa rằng độ lớn của đòn bẩy kinh doanh sẽ chứng minh được tỷ lệ phần trăm thay đổi của khoản lãi vay khi doanh thu cùng lợi nhuận trước thuế cùng với thay đổi là 1%.
>>> Xem thêm: Project scope là gì? Tầm quan trọng của project scope đối với doanh nghiệp
Công thức tính đòn bẩy kinh doanh
Công thức đòn bẩy kinh doanh
DOL sẽ hỗ trợ được nhà quản trị trong việc nhận biết mối quan hệ giữa doanh thu và thu nhập của công ty. Như vậy doanh nghiệp sẽ có những bước điều chỉnh sao cho hợp lý, đem đến sự phát triển tốt hơn cho công ty. Sau đây là 3 công thức tính đòn bẩy kinh doanh thực tế, chính xác mà các doanh nghiệp sử dụng:
DOL = (tỷ lệ thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay) / (tỷ lệ thay đổi của sản lượng hàng hóa bán ra hay doanh thu).
Trong trường hợp nếu doanh nghiệp muốn tính độ lớn của đòn bẩy kinh doanh tại một mức lệch giá gốc thì DOL sẽ có cách tính như sau:
DOL = (ΔEBIT : EBIT0) / (ΔQ / Qo)
Trong đó:
- EBIT là doanh thu trước thuế và lãi vay của doanh thu nên ΔEBIT (= EBIT1 – EBIT0) là biểu hiện của sự tăng trưởng doanh thu trước thuế và lãi vay.
- Q là sản lượng hàng hóa bán ra của doanh nghiệp nên ΔQ (= Q1 – Q0) là biểu hiện của sự tăng trưởng của số lượng hàng hóa bán ra.
Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động kinh doanh cũng như nghiên cứu, nhận thấy được những điểm hạn chế của công thức trên, các nhà kinh doanh đã tìm ra công thức mới tính tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh như sau:
DOL = [Q x (p-v)] / [Q x (p-v) -F]
Trong đó:
- F: Chi phí cố định hoạt động không bao gồm lãi vay của doanh nghiệp.
- Q: Số lượng hàng hóa đã bán.
- p: Giá bán hàng hóa.
- v: Chi phí thay đổi trên một đơn vị hàng hóa.
Ví dụ về DOL
Có thể nói, công thức tính DOL khá khó hiểu. Vì vậy để tìm hiểu rõ hơn về những công thức trên thì các bạn có thể thông qua một bài toán thực tế khi làm tại doanh nghiệp sau nhé.
Trong một doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng A với giá bán là 50.000VNĐ/ sản phẩm. Công ty này có vốn hoạt động cố định là 500 triệu đồng, chi phí thay đổi của mặt hàng là 20.000VNĐ/ sản phẩm.
Trong một khoảng thời gian, công ty này bán ra được 30.000 sản phẩm. Bài toán đặt ra là tính sản lượng hàng hóa bán ra để hòa vốn kinh tế và mức độ tác động của đòn bẩy kinh doanh trong trường hợp này là như thế nào?
Lúc này, bạn sẽ áp dụng công thức và tính được:
Sản lượng sản phẩm bán ra để doanh nghiệp thu hồi được vốn là: Qh = 500.000.000 / (50.000 – 20.000) = 17.000 sản phẩm.
Mức độ tác động của đòn bẩy kinh kinh doanh là: DOL = [30.000 x (50.000 – 20.000)] / [30.000 x (50.000 – 20.000) – 500.000.000] = 2,25.
Kết quả 2,25 này được hiểu là nếu khi doanh nghiệp tăng được 1% doanh số bán hàng thì sẽ tăng được 2,25% lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Ngược lại, nếu doanh nghiệp bị giảm 1% doanh số thì sẽ bị suy giảm 2,25% lợi nhuận trước thuế và lãi vay.
Ý nghĩa của công thức tính DOL đòn bẩy kinh doanh
Công thức tính tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh DOL cho thấy mối tương quan giữa doanh thu và lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Đây là mối quan hệ tỷ lệ thuận. Khi doanh số bán hàng tăng thì lợi nhuận trước thuế và lãi vay của doanh nghiệp cùng sẽ tăng theo. Ngược lại khi doanh số bán hàng giảm thì lợi nhuận trước thuế và lãi vay giảm.
Khi DOL càng cao thì sẽ chứng minh rằng doanh thu của công ty càng biến động so với lợi nhuận trước thuế và lãi vay trong trường hợp tất cả các chỉ số khác là không thay đổi.
Việc lợi nhuận kinh doanh trước thuế và lãi vay giảm được xem là một điều rủi ro mà không doanh nghiệp nào mong muốn. Vì vậy, nếu biết cách tính DOL, nhà quản trị sẽ biết cách điều chỉnh những chính sách kinh doanh hợp lý để giảm thiểu tỷ lệ suy giảm này xuống mức thấp nhất. Không những vậy, doanh nghiệp cùng sẽ tính được doanh số bán hàng cần là bao nhiêu để đạt được mức lợi nhuận như kỳ vọng.
Tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh là thước đo để đo lường mức chi phí cố định theo tỷ lệ phần trăm của tổng chi phí của một doanh nghiệp. Chỉ số này được các nhà quản trị sử dụng nhằm đánh giá điểm kinh doanh của điểm hòa vốn khi mức doanh thu thu hồi được đủ để chi trả cho tất cả các hoạt động kinh doanh.
Một doanh nghiệp có doanh số tăng, lợi nhuận nhiều là khi có đòn bẩy kinh doanh cao, tỷ lệ chi phí cố định lớn. Ngược lại, một công ty có doanh thu cũng như lợi nhuận nhỏ đồng nghĩa với việc DOL thấp, tỷ lệ chi phí biến đổi lớn.
Là một người làm trong nhóm ngành Kinh doanh và quản lý cần phải hiểu rõ một số thuật ngữ như trên để có thể áp dụng trong những lúc cần thiết. Đặc biệt đối với người làm chuyên ngành kế toán, kiểm toán.
>>> Xem thêm: Schedule là gì? Vai trò to lớn của Schedule đối với nhà quản trị
Tại sao đòn bẩy kinh doanh lại quan trọng?
Ý nghĩa của đòn bẩy kinh doanh trong một doanh nghiệp là gì? Tại sao các nhà quản trị lại rất coi trọng chỉ số này trong quá trình điều hành công ty? Việc hiểu rõ được DOL sẽ giúp cho các nhà quản trị tính toán được chiến lược kinh doanh của mình.
Nếu một tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh cao sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể tìm ra cách tạo ra nhiều lợi nhuận hơn từ mỗi một doanh số tăng thêm nếu chi phí sản xuất một sản phẩm không tăng lên khi doanh thu tăng.
Để hiện thực được điều đó, các doanh nghiệp cần biết cách tận dụng tối đa các chi phí, tài sản cố định của doanh nghiệp như nhà xưởng, trang thiết bị, văn phòng cũng như nhân công,…
Nếu thực hiện được các việc này, doanh nghiệp có thể tạo thêm ra nhiều hàng hóa trong khi chi phí sản xuất sẽ không tăng hoặc gia tăng nhỏ. Tại đây, lợi nhuận biên tế sẽ tăng lên và doanh số cũng sẽ tăng theo.
Áp dụng thực tế DOL có khó không?
Việc áp dụng thực tế DOL vào cách quản trị doanh nghiệp đến nay vẫn là một trong những vấn đề mà các nhà quản lý rất quan tâm. Bởi lẽ, DOL được xem như một bản kế hoạch tổng quát về chiến lược kinh doanh nhưng không được mô tả chi tiết như cách sẽ triển khai ra sao.
Vì vậy mà cách để áp dụng sao cho có hiệu quả DOL vào quy trình kinh doanh của công ty vẫn là một vấn đề nan giải, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể xử lý thành công.
Thực tế chỉ ra rằng, các công ty trong lĩnh vực phần mềm thường có tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh khá tốt. Ví dụ như công ty Microsoft, phần lớn chi phí trong công ty đều là chi phí cố định và được đầu tư nhiều cho các bộ phận là phát triển phần mềm và marketing.
Với doanh số bán hàng rất cao, đủ để chi trả cho những chi phí cố định của công ty. Trong đó với mỗi giá tiền được bán ra cho một sản phẩm đều được chuyển vào lợi nhuận tăng thêm hay lợi nhuận biên tế của công ty.
Tuy nhiên, với các công ty bán lẻ, các siêu thị nhỏ thường có tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh khá thấp. Nguyên nhân ở đây là do các công ty này có chi phí cố định thấp nên dẫn đến chi phí biến đổi sẽ cao hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng sẽ phải chi trả thêm các khoản chi phí khác để xử lý hàng tồn kho.
Như vậy với mỗi doanh nghiệp sẽ có chỉ số DOL khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lợi thế kinh doanh, chi phí cố định,…
>>> Xem thêm: SBU là gì? Cách sử dụng đơn vị chiến lược kinh doanh hiệu quả
Rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải khi áp dụng DOL là gì?
Trong một doanh nghiệp, việc vận dụng tốt DOL sẽ mang đến những lợi ích to lớn. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc về những rủi ro có thể gặp phải. Các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với các khả năng biến động lớn khi nền kinh tế thị trường có biến động cũng như sự ảnh hưởng theo chu kỳ kinh doanh.
Một công ty có chi phí cố định cao đồng nghĩa với việc phải tập trung đầu tư vào máy móc, vật tư, trang thiết bị, văn phòng, hệ thống phân phối hàng hóa. Tất cả những việc này đòi hỏi một khoản chi phí khá lớn.
Trong trường hợp khi nhu cầu thị trường sụt giảm sẽ dẫn đến việc kinh doanh thua lỗ, doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh để bù trừ những khoản chi phí này. Mà tính rủi ro này thường có tính bất ngờ. Vì vậy, đây được xem là một vấn đề mà doanh nghiệp cần đặc biệt cân nhắc, nên có sự dự đoán về nền kinh tế sau này.
Trên đây là những thông tin về DOL là gì cũng như ý nghĩa, công thức tính, rủi ro mà doanh nghiệp cần cân nhắc về tỷ lệ đòn bẩy kinh doanh. Mua bán mong rằng với bài viết trên, các bạn sẽ có thêm cho mình những kiến thức bổ ích về hoạt động kinh doanh.
Để hiểu rõ hơn về DOL bạn nên cọ xát với thực tế nhiều hơn bằng cách làm việc tại các công ty lớn, nhỏ khác nhau từ đó trau dồi thêm nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm cho chính bản thân mình.
Nếu bạn có nhu cầu tìm việc làm hay muốn bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích thì đừng quên truy cập ngay Website của Mua Bán nhé. Ngoài ra, nếu có thắc mắc nào, các bạn xin hãy vui lòng để lại bình luận bên dưới nhé.
>>> Có thể bạn quan tâm:
- Đòn bẩy tài chính – Cân đối thế nào để gia tăng lợi nhuận?
- Vốn Hoá Và Những Thông Tin Cần Biết Về Vốn Hoá