Trong quá trình sử dụng điện sẽ không ít lần bạn gặp phải tình trạng bị tê, giật khi chạm tay vào thiết bị điện. Đây là biểu hiện của dòng rò điện. Vậy dòng rò là gì, có nguy hiểm không? Cách kiểm tra điện bị rò rỉ và cách khắc phục như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau để biết câu trả lời nhé!
Dòng rò là gì?
Dòng rò hay dòng điện rò là hiện tượng vật lý thường xảy ra ở các thiết bị dùng điện. Rò rỉ điện làm tổn hại và gây dư thừa năng lượng điện khiến nguồn điện này bị truyền ra ngoài vỏ thiết bị, dây dẫn tạo ra những sự cố rò điện như giật, sốc điện, chập cháy,…
Nguyên nhân gây ra tình trạng rò rỉ điện là gì? Có nhiều lý do khiến dòng điện bị rò, ví dụ như:
-
Thiết bị điện quá cũ: khi thiết bị đã dùng quá lâu sẽ dẫn đến hiện tượng hao mòn, hỏng hóc. Chúng rất dễ bị rò rỉ điện.
-
Thiết bị điện đặt quá sát tường hay nơi ẩm ướt: Những vị trí như sát tường, nơi ẩm ướt sẽ làm cho thiết bị điện bị ẩm. Từ đó dẫn đến hiện tượng rò rỉ điện.
-
Việc sửa chữa, lắp đặt không đúng kỹ thuật: Các thiết bị điện bị lắp đặt sai linh kiện hay không đúng thứ tự sẽ khiến kết cấu của sản phẩm bị thay đổi. Tại các khớp nối, vị trí liên kết của thiết bị sẽ dễ xuất hiện tình trạng rò rỉ điện.
-
Yếu tố bên ngoài: Chuột, côn trùng gây hại cắn làm hở điện hoặc phá hoại bộ phận bên trong của thiết bị điện cũng khiến dòng điện bị rò rỉ.
Ảnh hưởng của dòng rò
Nhiều người thắc mắc ảnh hưởng của dòng điện rò là gì? Rò rỉ điện có nguy hiểm không? Thực tế, hiện tượng dòng điện bị rò khá phổ biến trong hệ thống điện dân dụng. Rò rỉ điện trong nhà hay ngoài trời cũng đều có ảnh hưởng nhất định đối với thiết bị điện và người dùng. Mức độ nguy hiểm của rò rỉ điện còn tùy thuộc vào cường độ dòng rò. Bảng dưới đây đã thống kê mức độ ảnh hưởng của dòng rò đối với người dùng, mời bạn theo dõi!
Ảnh hưởng của dòng rò Tác hại đối với người Tác hại đối với người ng (mA)
Điện xoay chiều AC,
f = (50 – 60)[Hz]
Điện một chiều DC
0,6 – 1,5
Bắt đầu thấy tê
Chưa có cảm giác
2 – 3
Tê tăng mạnh
Chưa có cảm giác
5 – 7
Bắp thịt bắt đầu co
Đau như bị kim đâm
8 – 10
Tay không rời vật có điện
Nóng tăng dần
20 – 25
Tay không rời vật có điện, bắt đầu khó thở
Bắp thịt co và rung
50 – 80
Tê liệt hô hấp, tim bắt đầu đập mạnh
Tay khó rời vật có điện, khó thở
90 – 100
Nếu kéo dài với t ≥ 3[s] tim ngừng đập
Hô Hô hấp tê liệt
Dòng rò bao nhiêu là an toàn?
Dựa vào bảng thống kê ở phần trên, bạn cũng phần nào biết được dòng rò bao nhiêu là an toàn. Cụ thể, tùy thuộc vào điều kiện khác nhau mà quy định về dòng rò an toàn cũng khác nhau. Định mức an toàn của dòng điện rò sẽ được thay đổi, điều chỉnh theo ứng dụng, loại kết nối mặt đất hay loại liên hệ.
Với những thiết bị y tế, tiêu chuẩn dòng điện an toàn được thắt chặt hơn. Bởi bệnh nhân có thể bị sốc điện bất cứ khi nào nếu không cẩn thận. Thông thường, dòng rò cho phép trong y tế nằm trong khoảng 0,5mA. Trong điều kiện lỗi đơn, dòng rò cho phép là 1mA. Nếu vượt quá cường độ này có thể gây ra nguy hiểm cho người dùng.
Với thiết bị điện thông thường, dòng rò cho phép ở mức 0,7-3,5mA. Các thiết bị cầm tay là 0,75mA, các thiết bị khác là 3,5mA.
Cách kiểm tra điện bị rò rỉ
Bạn đã biết dòng rò là gì, mức độ nguy hiểm khi có sự cố rò điện. Bài viết sẽ hướng dẫn bạn những cách kiểm tra điện bị rò rỉ đơn giản và hiệu quả nhất nhé!
Dùng bút thử điện
Dùng bút thử điện, bút rò điện để kiểm tra rò điện là phương pháp nhanh và đơn giản nhất. Bạn sử dụng bút thử điện dò lên những mặt phẳng có dòng điện đi ngầm. Nếu bút phát sáng, nghĩa là nơi đó có dòng rò và cần sửa chữa ngay. Với các thiết bị dùng điện, bạn dùng bút dò bên ngoài của thiết bị. Chú ý đến những mối nối, dây dẫn của thiết bị. Nếu đèn của bút sáng, tức là thiết bị này cũng đang bị rò rỉ điện.
Xem thêm: Bút thử điện là gì? Cấu tạo vào nguyên lý làm việc của bút thử điện
Kiểm tra rò rỉ điện bằng đồng hồ vạn năng
Cách kiểm tra điện bị rò rỉ bằng đồng hồ vạn năng cũng được nhiều người sử dụng. Để thực hiện phương pháp này, bạn cần có đồng hồ VOM có chức năng đo dòng rò. Bạn có thể tham khảo
thêm cách đo dòng rò bằng đồng hồ vạn năng để hiểu chi tiết hơn.
Kiểm tra rò điện nằng ampe kìm
Tương tự như đồng hồ vạn năng, ampe kìm cũng là một thiết bị đo điện thích hợp để kiểm tra dòng rò. Ampe kìm thường nhỏ gọn, tiện dụng giúp bạn dễ dàng đo và kiểm tra dòng rò. Bạn có thể tham khảo những mẫu ampe kìm như: Kyoritsu 2434, Kyoritsu 2431,… Bạn có thể tham khảo thêm cách đo dòng rò bằng ampe kìm để nắm được cách đo chi tiết.
Lưu ý khi khắc phục sự cố rò điện
Khi kiểm tra dòng rò hay khi khắc phục sự cố rò điện, bạn cần hết sức lưu ý để đảm bảo an toàn cho bản thân.
-
Đầu tiên, hãy tránh xa vị trí bị rò điện, đi giày dép để cách điện. Tránh dòng điện rò rỉ tiếp đất rất nguy hiểm.
-
Sử dụng dụng cụ bảo hộ như găng tay cao su, giày bảo hộ,… để kiểm tra dòng rò.
-
Không chạm tay vào thiết bị rò điện.
-
Ngắt nguồn điện tổng, sau đó tháo thiết bị đã rò điện ra khỏi hệ thống điện.
Cách xử lý rò rỉ điện an toàn
Phần nội dung trên đã giúp bạn biết dòng rò là gì và cách kiểm tra điện bị rò rỉ. Phần tiếp theo, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách khắc phục rò rỉ điện an toàn.
-
Thường xuyên kiểm tra hệ thống dây điện đi ngầm. Dùng bút thử điện kiểm tra, nếu phát hiện sự cố rò rỉ điện phải ngắt nguồn điện và sửa chữa ngay.
-
Nếu đường dây điện ngầm bị cháy làm hệ thống điện trong nhà bị rò. Bạn nên khắc phục sự cố rò điện bằng cách đi dây điện nổi. Hoặc có thể dóc tường ra sửa chữa đường dây điện ngầm.
-
Khi lắp đặt hệ thống điện, nên chọn loại dây có 2 lớp cách điện tốt. Đảm bảo lắp đặt hệ thống điện đúng quy trình. Dùng ống nhựa bảo vệ đường dây điện, ống nhựa cần cứng, chịu lực tốt và không thấm nước.
-
Không để ổ điện ở vị trí thấp, dễ bị ẩm và rò điện.
-
Dùng các thiết bị chống rò rỉ điện hoặc ổ cắm chống rò điện.
Bài viết trên đã giải đáp dòng rò là gì, ảnh hưởng của dòng rò đối với con người. Đồng thời hướng dẫn bạn biết cách kiểm tra điện bị rò rỉ và cách khắc phục sự cố này.
Nếu bạn có nhu cầu sử dụng các thiết bị đo và kiểm tra điện, vui lòng liên hệ Hotline Hà Nội: 0902 148 147 – TP.HCM: 0979 244 335 để được tư vấn về sản phẩm. Hoặc truy cập vào website kyoritsuvietnam.net để tham khảo và đặt hàng trực tuyến nhé!