Cấu tạo mũi khá phức tạp nhằm vừa đảm nhiệm chức năng khứu giác, vừa thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng. Đặc biệt là làm sạch không khí trước khi đi sâu vào cơ thể. Vậy mũi có cấu tạo như thế nào, chức năng cụ thể là gì trong hệ hô hấp và sức khỏe con người? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để có thêm những thông tin chi tiết.
Cấu tạo mũi
Mũi có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Mũi bao gồm 3 bộ phận chính: mũi ngoài, mũi trong, xoang cạnh mũi. Cấu tạo cụ thể từng bộ phận như sau.
Mũi ngoài
Mũi ngoài gồm khung xương sụn mũi giúp mũi không bị xẹp xuống, giúp khí lưu thông tốt, được lót bởi niêm mạc, bao phủ là cơ và da. Mũi ngoài gồm gốc mũi nằm giữa hai mắt, nối liền với trán và đỉnh mũi. Sống mũi là phần từ gốc mũi đến đỉnh mũi.
Dưới đỉnh mũi là hai lỗ mũi. Bên ngoài lỗ mũi là cánh mũi.
Khung xương sụn mũi
Mũi có hai xương mũi và liên quan đến xương trán. Những xương mũi dài, nhỏ, hình thức, kích thước khác nhau, kết hợp với nhau tạo thành sống mũi. Xương mũi gồm hai phần đối xứng nhau và bao gồm các bộ phận:
- Bề mặt xương: Mặt ngoài lồi ra được các cơ mũi bao bọc, bên trong là các đường tĩnh mạch.
- Khớp nối: Gồm 4 khớp nối để gắn kết các bộ phận của mũi với nhau.
Sụn mũi
Sụn mũi là bộ phận hỗ trợ hình thành chức năng và cấu trúc của mũi, bao gồm Collagen, Protein và một số thành phần khác. Sụn mũi bao gồm các bộ phận sau:
- Hai sụn mũi bên phẳng, có hình tam giác, nằm dưới xương mũi.
- Sụn cánh mũi lớn có dạng chữ U và nằm ở hai bên đỉnh mũi.
- Sụn mũi nhỏ có vị trí ở khoang trung gian, giúp các sụn cánh mũi lớn liên kết với sụn mũi bên.
- Sụn vách mũi có hình tứ giác có tác dụng liên kết xương mũi với sụn bên.
- Sụn lá mía là bộ phận kết nối xương mỏng ngăn cách hai lỗ mũi với các vách ngăn.
Da mũi
Da mũi mỏng, dính, có nhiều tuyến bã và dễ di động. Riêng vùng đỉnh mũi và các sụn thì phần da dày hơn.
Bên cạnh các thành phần cấu tạo kể trên, khi giải phẫu mũi, còn có mạch và các dây thần kinh.
Mũi trong
Mũi trong hay còn gọi là ổ mũi, bắt đầu từ lỗ mũi trước đến lỗ mũi sau. Lỗ mũi có hai lỗ được chia bởi vách mũi và được lót bởi niêm mạc. Mũi trong gồm hai vùng: Vùng khứu giác và vùng hô hấp.
Tiền đình mũi
Tiền đình mũi là phần đầu tiền của mũi trong, được lót bằng da, nang lông và một vài tuyến bã nhờn. Tiền đình mũi cũng là nơi chứa nhiều vi mạch.
Khoang mũi
Đây là một không gian khá rộng trong mũi, được phân chia làm 2 phần bởi những vách ngăn. Chính nhờ sự phân chia này mà mũi có thể thực hiện hai chức năng riêng biệt: Ngửi và điều hòa không khí.
Các khoang mũi được lót bởi những biểu mô niêm mạc của đường hô hấp. Lông mũi và tuyến nhầy có vai trò cản bụi, bảo vệ mũi khỏi những tác nhân gây hại, kích thích từ môi trường, đồng thời duy trì độ ẩm cho mũi.
Vách ngăn mũi
Vách ngăn mũi là một xương thẳng, trước vách ngăn là sụn, dưới vách ngăn là xương lá mía. Bạn có thể cảm nhận phần xương mũi giữa hai mí mắt. Vách ngăn có tác dụng phân chia hai lỗ mũi, nối tiếp với khoang mũi. Vách mũi ở tiền đình được niêm mạc bao phủ.
Nền ổ mũi
Hay còn được gọi là vòm miệng, được cấu thành từ những mỏ khẩu xương hàm trên, cùng những mảnh ngang của xương khẩu cái và được niêm mạc bao phủ. Độ rộng của nó khoảng 5cm, đi qua dây thần kinh cảm giác.
Lỗ mũi sau
Lỗ mũi sau là hai lỗ mở phía sau khoang mũi. Bộ phận này có tác dụng đưa không khí vào vòm họng cũng như những bộ phận còn lại của hệ hô hấp.
Van mũi
Van mũi có tác dụng duy trì độ ẩm, nhiệt độ cho mũi và lọc không khí khi di chuyển tới khoang mũi. Đây là bộ phận hẹp nhất của đường thở.
Dẫn lưu vào khoang mũi
Những biểu mô của đường hô hấp nối những xoang gắn vào màng dưới của mũi. Mỗi xoang cạnh mũi có một lỗ nhỏ giữ vai trò dẫn lưu vào khoang mũi.
Cấu tạo xoang mũi
Một bộ phận quan trọng khác của cấu tạo mũi là xoang mũi. Các hốc rỗng ở trong các xương thành mũi được gọi là xoang cạnh mũi. Tương tự như khoang mũi, thành các xoang cũng được niêm mạc bao phủ. Cùng với đó là những tế bào lông chuyển động quét chất nhầy vào mũi để các xoang đều rỗng và khô thoáng.
Xoang mũi gồm bốn nhóm: Xoang trán, xoang sàng, xoang hàm trên và xoang bướm. Những nhóm xoang này đảm nhiệm vai trò cộng hưởng âm thanh, sưởi ấm không khí và duy trì độ ẩm cho niêm mạc mũi. Đồng thời nó còn làm nhẹ bớt trọng lượng xương đầu mặt. Nếu bạn có vấn đề về xoang tức là một trong các xoang trên đang bất thường.
Các cơ ở mũi
Bốn nhóm cơ mặt được liên kết với nhau cùng cơ cổ bên trong da là bộ phận kiểm soát những chuyển động của mũi. Ở một số người khi ở dưới nước, họ có thể dùng các loại cơ này để đóng lỗ mũi, ngăn nước xâm nhập vào.
Niêm mạc
Ngoài các bộ phận của mũi được kể trên, niêm mạc cũng là một bộ phận quan trọng của mũi. Niêm mạc gồm những phần sau.
Niêm mạc
Niêm mạc là bộ phận lót mặt trong ổ mũi và gồm 2 vùng:
- Vùng nhỏ phía trên: Chứa các sợi thần kinh khứu giác nên được gọi là vùng khứu. Nếu vùng này bị nhiễm trùng thì có thể theo các dây thần kinh và ảnh hưởng tới màng não.
- Khi không khí đi vào mũi thì sẽ đi theo 2 hướng: Theo ngách trên vào vùng khứu và theo ngách giữa và dưới vào luồng thở.
- Vùng lớn ở dưới: Đây là vùng hô hấp. Niêm mạc vùng này có nhiều tuyến niêm mạc tiết ra chất quánh. Chất này cuốn với bụi tạo thành vảy mũi.
Lông mũi
Lông mũi có vai trò lọc và làm ẩm không khí. Đây là một bộ phận chống lại mầm bệnh, loại bỏ chất độc hại và bụi bẩn trong không khí. Lỗ mũi và khoang mũi được lót bởi lông mao và màng nhầy. Màng nhầy tiết ra chất nhầy, cùng với lông mao đảm nhiệm chức năng lọc không khí, ngăn các tác nhân gây hại. Đồng thời chất nhầy cũng làm ẩm không khí.
Mạch máu
Mạch máu và những tế bào bạch huyết nằm dưới lớp biểu mô niêm mạc với mật độ dày đặc nên được gọi là đám rối tĩnh mạch. Mạch máu có tác dụng làm ấm không khí phù hợp với nhiệt độ cơ thể trước khi đi vào mũi. Do đó, nếu bạn bị chảy máu cam, có nghĩa là đám rối tĩnh mạch này đang bị tổn thương.
Chức năng của mũi
Cấu tạo mũi khá phức tạp do nó đảm nhiệm những vai trò quan trọng trong cơ thể. Cụ thể, mũi có những chức năng chính sau đây:
Chức năng hô hấp
Không khí đi vào và ra phải qua đường mũi. Khi không khí đi vào sẽ được làm ấm, tăng độ ẩm, khử khuẩn rồi mới đi sâu vào hệ hô hấp. Những phần bụi bẩn, vi khuẩn được cản lại tạo thành vảy mũi (rỉ mũi). Do đó, phía trước lỗ mũi thường nhiều vi khuẩn hơn. Ngoài ra, mũi còn có những dây thần kinh giao cảm và tam thoa giúp điều chỉnh biên độ các cơ hô hấp ở lồng ngực. Điều này giúp bạn hít sâu hoặc nông tùy vào tình trạng mũi đang thông hay bị ngạt.
Mũi cũng giúp bạn loại bỏ mầm bệnh. Nếu phải thở bằng miệng do ngạt mũi, không khí sẽ không được làm sạch như khi bạn thở bằng mũi.
Chức năng khứu giác
Các tế bào khứu giác ở mũi đảm nhận vai trò thu nhận mùi kích thích rồi chuyển về hành khứu. Từ đây những tế bào trung gian sẽ chuyển những xung động về trung tâm khứu giác để phân tích mùi. Khứu giác có tính ghi nhớ lâu dài nên thường được gọi là quen hơi.
Chức năng phát âm
Hốc mũi sẽ phát ra giọng mũi, đồng thời tiếp thu những rung động trong không khí khi phát âm, biến nó thành sự kích thích chủ trì sự phối hợp giữa họng và thanh quản.
Cấu tạo mũi có thể thấy là vô cùng phức tạp. Ngay khi đã nắm được những kiến thức cơ bản về giải phẫu mũi cũng như vai trò, chức năng của bộ phận này. Nếu bạn cảm thấy chức năng mũi trên cơ thể mình đang có bất thường, hãy đến Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để được thăm khám, kiểm tra.
Khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc hiện được đánh giá là địa chỉ chăm sóc sức khỏe tai mũi họng uy tín tại Hà Nội, cung cấp đa dạng các dịch vụ như:
- Thăm khám và điều trị các bệnh lý về tai: Viêm tai cấp tính và mãn tính, viêm tai ngoài, viêm xương chũm, thủng màng nhĩ, điếc, ù tai chóng mặt…;
- Thăm khám và điều trị các bệnh lý về mũi: Viêm xoang, viêm mũi cấp tính và mãn tính, viêm mũi dị ứng, polyp mũi, chảy máu cam…;
- Thăm khám và điều trị các bệnh lý về họng: Viêm họng, viêm họng hạt, viêm amidan, viêm thành quản, sỏi amidan…;
- Điều trị mất thính lực bằng thiết bị trợ thính hoặc phẫu thuật cấy ghép điện cực ốc tai…;
- Nạo amidan, VA bằng công nghệ dao Plasma;
- Lấy dị vật ở tai mũi họng….
Tại đây, khách hàng sẽ được thăm khám với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, được đào tạo chuyên sâu trong và ngoài nước. Thêm vào đó, hệ thống trang thiết bị hiện đại sẽ hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý, từ đó tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả.