IMC là gì? Những lợi ích, khó khăn và 5 công cụ khi sử dụng IMC

Imc là gì

IMC đóng góp vai trò không nhỏ trong việc thực hiện truyền thông đối với một doanh nghiệp, nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Nếu bạn chưa biết IMC là gì, có vai trò như thế nào, ưu nhược điểm trong việc thực hiện chiến dịch ra sao thì đừng bỏ qua bài viết này. Dưới đây sẽ giải thích cho bạn và giới thiệu đến bạn các công cụ và quy trình thực hiện chiến dịch IMC. Cùng theo dõi nhé!

Có thể bạn chưa biết: Marketing là gì

I. Integrated Marketing Communication (IMC) là gì?

IMC được viết tắt từ Integrated Marketing Communication nghĩa là Truyền thông Marketing tích hợp. IMC được biết đến là những hoạt động truyền thông có tính liên kết chặt chẽ hướng đến mục tiêu truyền tải thông điệp về một sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu, tổ chức một cách rõ ràng đến người tiêu dùng.

Một số định nghĩa về IMC được nhiều người biết đến như:

– Theo Armstrong & Kotler, IMC là những hoạt động truyền thông mang tính phối hợp và gắn bó và chặt chẽ với nhau nhằm chuyển giao một thông điệp rõ ràng, nhất quán và thuyết phục về một tổ chức và những sản phẩm của tổ chức đó.

– Theo Hiệp hội các nhà quảng cáo Mỹ, IMC là khái niệm về sự hoạch định truyền thông nhằm xác định giá trị gia tăng của một kế hoạch tổng hợp, đánh giá vai trò chiến lược của các thành phần khác nhau trong truyền thông như Quảng cáo, Khuyến mãi, PR, bán hàng cá nhân, Marketing trực tiếp và sự kết hợp các thành phần này để tạo ra một sự truyền thông rõ ràng, đều đặn, hiệu quả tối đa.

Tin tuyển dụng có thể bạn quan tâm – việc làm Marketing:

– Nhân viên Digital Marketing

– Chuyên viên PR truyền thông

– Nhân viên PR

II. Vai trò quan trọng của IMC

IMC là công cụ truyền thông đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, có nội dung thu hút, hình ảnh bắt mắt, truyền tải thông điệp một cách nhất quán.

Kết hợp có chủ đích các công cụ Marketing với nhau với mục đích đạt hiệu quả truyền thông cao. Cùng với đó, xử lý các yếu tố như logo, tiêu đề, nội dung liền mạch, để thông qua IMC tạo dựng hình ảnh cho thương hiệu.

IMC còn là công cụ giúp doanh nghiệp cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Khẳng định và nâng tầm giá trị sản phẩm cho thương hiệu, thuyết phục khách hàng tin tưởng sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu của doanh nghiệp.

III. Ưu nhược điểm khi sử dụng IMC

1. Ưu điểm

– Hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí: Việc sử dụng một thông điệp để truyền thông trên nhiều kênh không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn giúp người đọc người xem nhớ đến bạn nhiều hơn. Tận dụng tối đa các nguồn lực có sẵn và miễn phí cũng giúp bạn tối ưu chi phí hơn so với một số phương thương truyền thông khác.

– Xuất hiện khắp mọi nơi: Các chiến dịch truyền thông Marketing tích hợp thưởng sẽ phủ sóng trên rất nhiều kênh truyền thông. Có những dự án không được lòng người xem, thế nhưng khi nó xuất hiện đủ nhiều đã khiến cho người dùng nhớ, thậm chí là yêu thích nó.

– Xây dựng mối quan hệ với khách hàng: IMC là cách làm Marketing dựa trên góc nhìn của khách hàng. Vì vậy, thương hiệu khi thực hiện chiến dịch IMC luôn hi vọng tạo dựng mối quan hệ với khách hàng của mình.

– Tạo dựng niềm tin và lòng trung thành: Khi thông điệp đó được lặp đi lặp lại đủ nhiều thì những người đọc, người xem sẽ có niềm tin vào nó, từ đó tạo dựng niềm tin và lòng trung thành cho khách hàng.

– Cải thiện nhận thức về thương hiệu: Bằng cách kết hợp các hoạt động truyền thông, trên nhiều kênh, hướng đến một nhóm người, cho cùng một thông điệp khiến người đọc, người xem ấn tượng với thông điệp. Thông qua đó, IMC giúp doanh nghiệp cải thiện nhận thức về thương hiệu với người đọc.

2. Nhược điểm

– Bất đồng giữa các bộ phận: IMC là hoạt động truyền thông với sự đóng góp của nhiều bộ phận có liên quan đến chiến dịch truyền thông. Vì sự hợp tác giữa nhiều bộ phận nên dễ dẫn đến những bất đồng không đáng có, vậy nên, trước mỗi chiến dịch IMC các bộ phận nên ngồi lại để cùng nhau thoả thuận và thấu hiểu công việc của nhau.

– Tình trạng quá tải thông tin: Các chiến dịch IMC thường có khối lượng thông tin lớn, nguồn tin đến từ nhiều bộ phận khác nhau, dẫn đến tình trạng thông tin bị quá tải. Vấn đề này thường xuyên xảy ra và không hề hiếm gặp, đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến các bộ phận bất đồng quan điểm với nhau.

– Hạn chế về mặt ý tưởng: Vì là hoạt động truyền thông dựa trên góc nhìn của người tiêu dùng và thương hiệu vì vậy mà ý tưởng của team sáng tạo thường sẽ bị bỏ qua. Vậy nên doanh nghiệp rất dễ bỏ lỡ những ý tưởng hay từ team sáng tạo và khiến họ mất hứng khi tham gia chiến dịch.

– Khó khăn khi đo lường ROI: ROI là tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư. Việc tính ROI sẽ giúp doanh nghiệp đo lường được mức độ hiệu quả của chiến dịch IMC. Thế nhưng, phần lớn các doanh nghiệp sẽ khó có thể đo lượng ROI chính xác chiến dịch truyền thông đã chạy.

– Không dành cho mọi doanh nghiệp: IMC là phương thức truyền thông thực hiện trên nhiều phương tiện khác nhau. Chính vì vậy, với những doanh nghiệp không đủ nguồn lực sẽ khó có thể triển khai chiến dịch IMC.

IV. Đối tượng của chiến dịch IMC

– Khách hàng tiềm năng: Là những người mà công ty kỳ vọng sẽ mua và sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn trong tương lai. Trước và trong khi kinh doanh, các doanh nghiệp thường sẽ phác hoạ nhóm đối tượng này để tiết kiệm chi phí tiếp cận. Phân nhóm khách hàng tiềm năng càng chính xác thì tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng sẽ càng giảm.

– Khách hàng trung thành: Những khách hàng gắn bó lâu dài, thực sự yêu thích và thường xuyên mua sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Những khách hàng trung thành còn giới thiệu cho bạn một nguồn khách hàng mới, mà bạn không tốn quá nhiều chi phí. Và đây là nhóm đối tượng mà doanh nghiệp nào cũng hướng đến.

– Khách hàng cũ: Là những khách hàng đã sử dụng sản phẩm của bạn nhưng sau đó chuyển sang mua hàng của đối thủ. Bạn cần phải tìm cách thuyết phục họ quay lại và biến họ thành khách hàng trung thành của mình.

– Các cổ đông: Những người sở hữu một hay toàn bộ cổ phần hợp pháp của một công ty cổ phần có quyền được biết và có thể tham gia vào chiến dịch IMC. Nhờ vậy, họ sẽ biết được những lợi ích để quyết định đầu tư thêm hay rút bớt vốn chủ sở hữu trong công ty.

– Chính phủ: Đối với doanh nghiệp thuộc sở hữu công khai, chính phủ có vai trò trong các quy định của công ty, khi có một chiến dịch truyền thông, chính phủ sẽ giúp đỡ doanh nghiệp trong khả năng cho phép.

V. Những công cụ điển hình của IMC

1. Marketing trực tiếp (Direct Marketing)

Marketing trực tiếp là công cụ điển hình của IMC, nó truyền tải thông điệp, thông tin đến các đối tượng truyền thông một cách trực tiếp. Phần lớn, các doanh nghiệp sử dụng việc quảng cáo và PR để tạo ra nhận thức cho người dùng, sau đó sử dụng khuyến mãi và các ưu đãi để kích thích khách hàng ra quyết định mua. Có thể nói, Marketing trực tiếp cũng là một cách bán hàng không thông qua các hình thức trung gian khác.

2. Quảng cáo (Advertising)

Quảng cáo là hình thức sử dụng các phương tiện truyền thông có tính phí để truyền tải thông tin đến khách hàng. Mức phí sẽ tùy thuộc vào kênh dùng để truyền thông và mặt hàng muốn quảng cáo. Để có thể quảng cáo, các doanh nghiệp cần phải tuân thủ quy định do kênh yêu cầu, vì vậy, sẽ gặp nhiều khó khăn khi sử dụng hình thức này.

3. Khuyến mãi (Sales Promotion)

Khuyến mãi không còn quá xa lạ, đây là một công cụ giúp kích thích hành vi mua của khách hàng. Với việc công thêm giá trị vào sản phẩm để thuyết phục nhà phân phối và khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ.

4. Quan hệ công chúng (Public Relation)

Quan hệ công chúng được biết đến là công cụ tạo ra cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng, mang mục đích khẳng định thương hiệu của doanh nghiệp. Những buổi họp báo, sự kiện, tài trợ, làm từ thiện,…dùng để xây dựng hình ảnh cho thương hiệu, ngoài ra sử dụng những người nổi tiếng khác để giới thiệu cũng giúp hình ảnh trở nên đẹp hơn và tăng niềm tin cho khách hàng.

5. Bán hàng cá nhân (Personal Selling)

Hình thức bán hàng cá nhân được hiểu đơn giản là việc doanh nghiệp cắt cử nhân viên trực tiếp liên hệ với khách hàng. Từ đó, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, thuyết phục mua hàng, tham dự sự kiện, giải đáp thắc mắc và bán sản phẩm ngay khi có thể.

VI. Quy trình lập kế hoạch truyền thông IMC

1. Xác định mục tiêu cụ thể của chiến dịch

Mục tiêu cụ thể sẽ giúp bạn có định hướng tốt hơn các bước sau đó và biết được sau chiến dịch IMC bạn cần phải đạt được kết quả như thế nào. Khi đã có mục tiêu cụ thể bạn sẽ có cơ sở để đánh giá mức độ thành công sau khi kết thúc chiến dịch và rút ra được kinh nghiệm từ đó.

Nhiều doanh nghiệp sử dụng mô hình SMART để xác định đúng mục tiêu của chiến dịch mình sắp thực hiện. Trong đó, SMART được viết tắt từ Specific (cụ thể), Measurable (có thể đo lường được), Achievable (có thể đạt được), Realistic (thực tế), Time-focused (tập trung vào yếu tố thời gian).

2. Xác định chân dung khách hàng mục tiêu

Tìm ra được đúng nhóm khách hàng mục tiêu giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí để chuyển đổi thành khách hàng thật sự. Dựa trên các đặc điểm nhân khẩu học, các hành vi tiêu dùng để chọn ra nhóm đối tượng khách phù hợp với doanh nghiệp.

Có 2 nguyên tắc cần phải lưu ý khi xác định chân dung khách hàng mục tiêu là dựa trên việc nghiên cứu, lý thuyết và dựa trên yếu tố thực tiễn.

– Đối với nghiên cứu, lý thuyết, thông qua các số liệu thu thập được sẽ thông kê lại và nghiên cứu từ đó đưa ra được các chỉ số chung phù hợp. Đồng thời có thể nghiên cứu và phân tích đối thủ để nhanh chóng tìm được nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu mình hướng đến.

– Đối với yếu tố thực tiễn, bạn cần đi thị trường, có kỹ năng quan sát thực tế, đặt bản thân vào vị trí của khách hàng để hiểu hơn những gì khách hàng đang cần. Ngoài ra, Marketer có thể khảo sát thói quen truyền thông trên thị trường trong cùng lĩnh vực, nghiên cứu hành vi mua hàng của khách hàng để thấu hiểu nỗi lòng khách hàng khi dùng sản phẩm.

3. Consumer Insight

Consumer Insight là sự thật ngầm hiểu về khách hàng thông qua hành vi, sở thích và nhu cầu của họ, là nhấn suy nghĩ ẩn giấu bên trong. Consumer Insight không phải là thứ dễ dàng tìm thấy được, vậy nên hãy dành thời gian để tìm được tài sản quý giá này. Khi xác định được Consumer Insight bạn sẽ biết được chiến dịch IMC của mình cần làm gì để có thể tạo ra chiến dịch truyền thông bùng nổ.

4. Big Idea – Ý tưởng cốt lõi

Big Idea sẽ giúp định hướng doanh nghiệp định sẵn hướng đi cho hoạt động truyền thông của mình. Khi doanh nghiệp nhận về nhiều hành động tích cực của khách hàng đối với chiến dịch nghĩa là chiến dịch đó đã thành công.

Khi xây dựng Big Idea cần phải đảm bảo nó khả thi, phải phù hợp với ngân sách, phải xuất phát từ Consumer Insight, giải quyết vấn đề cho khách hàng, đặc biệt phải thể hiện vai trò của thương hiệu.

5. Triển khai kế hoạch truyền thông IMC

Sau khi đã xác định mục tiêu, có chân dung và hiểu hành vi khách hàng, có ý tưởng thì sau đó cần hiện thực hóa mục tiêu. Với một kế hoạch chi tiết, đầy đủ các yếu tố như thời gian, chi phí, ngân sách, công việc chính, phụ sẽ giúp việc triển khai kế hoạch truyền thông được như mong muốn.

6. Đánh giá hiệu quả truyền thông

Sau mỗi chiến dịch IMC bạn cần phải xem xét, đánh giá lại kết quả. Xem thử chiến dịch đã đạt được mục tiêu mà bạn đặt ra từ đâu, có tác động tích cực hay tiêu cực đến thị trường. Sau chiến dịch IMC thương hiệu của bạn có được nhiều người biết đến, có tính lan tỏa cao hay không để từ đó rút ra bài học và biết cách điều chỉnh cho các chiến dịch tiếp theo.

VII. Lưu ý khi thực hiện chiến dịch IMC cho doanh nghiệp

1. Những điều IMC có thể mang lại

Sau mỗi chiến dịch IMC doanh nghiệp có thể thuyết phục khách hàng yêu thích sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của bạn. Tạo ra tệp khách hàng trung thành cho doanh nghiệp, từ đó cải thiện và gia tăng doanh số. Ngoài ra, IMC giúp doanh nghiệp truyền tải đầy đủ thông tin của sản phẩm đến khách hàng, cùng lúc đó xây dựng hình ảnh, tạo câu chuyện cho kinh doanh thương hiệu.

2. Những điều IMC không thể mang lại

Tuy nhiên, IMC sẽ không thể thuyết phục những người dùng không có nhu cầu ra quyết định mua, sử dụng sản phẩm của bạn. Cũng như việc lôi kéo khách hàng mua sản phẩm không có sẵn, đang khan hiếm, hay có giá cao hơn giá trị thật của hàng hoá.

Yếu tố giúp chiến dịch IMC thành công

– Có sự điều chỉnh phù hợp: Sẽ có những sai sót ngoài ý muốn khi thực hiện chiến dịch IMC, vậy nên, việc phải linh động, điều chỉnh cho phù hợp với chiến dịch sẽ giúp đem đến kết quả cuối tốt hơn.

– Xác định mục tiêu cụ thể: Đây là yếu tố không chỉ giúp chiến dịch IMC thành công, mà nó giúp bất cứ công việc nào cũng có kết quả như mong muốn. Xác định mục tiêu cụ thể là công việc đầu tiên mà các Marketer cần làm, nó giống như đích đến mà chiến dịch cần đạt được.

– Quy trình làm việc rõ ràng: Với một quy trình làm việc rõ ràng và cụ thể, có đầy đủ các bước sẽ giúp hạn chế những sai sót khi thực hiện chiến dịch IMC. Thông qua quy trình làm việc, sự kết hợp giữa các bộ phận khác nhau sẽ trở nên hòa hợp hơn, tránh bất đồng không đáng có.

– Người lãnh đạo sáng suốt, có năng lực: Người lãnh đạo sẽ là người quyết định và là người chịu trách nhiệm chính đối với một chiến dịch IMC của doanh nghiệp. Vì vậy, họ cần có chuyên môn và kỹ năng cao để đưa ra những quyết định sáng suốt và phù hợp với tình trạng doanh nghiệp.

Xem thêm:

– Insight là gì? Nguyên tắc và cách xác định Insight khách hàng

– CMS là gì? Danh sách hệ thống CMS sử dụng phổ biến hiện nay

– Social Media là gì? Vai trò chiến lược Social Media trong Marketing

Hy vọng bài viết mang đến cho bạn những thông tin hữu ích về IMC. Giúp bạn biết được đối tượng, quy trình và những lưu ý khi thực hiện chiến dịch IMC. Đừng quên chia sẻ và để lại cho mình bình luận về suy nghĩ của bạn về chủ đề này nhé! Cảm ơn và hẹn gặp lại!

Nguồn tham khảo:

https://www.g2.com/articles/integrated-marketing-communications

https://ladigi.vn/integrated-marketing-communications-imc