Tổng hợp những bài làm văn giải thích câu tục ngữ “Khoai đất lạ mạ đất quen” hay nhất của các bạn học sinh giỏi văn đạt điểm cao. Mời các bạn đọc tham khảo và dựa vào đây viết cho mình một bài văn giải thích cho câu tục ngữ thật hay. Chúc các bạn luôn luôn học tập tốt.
Giải thích câu tục ngữ: Khoai đất lạ mạ đất quen – Bài làm 1
Nước ta là một nước có truyền thống nông nghiệp lâu đời. Kể từ xa xưa ông cha ta đã đúc kết được rất nhiều những kinh nghiệm quý báu trong ngành chăn nuôi, sản xuất đặc biệt ngành trồng trọt được ông cha chiêm nghiệm lâu năm bằng cái nhìn tinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề thiên nhiên,đất đai trong đó thể hiện rõ qua câu tục ngữ sau:”Khoai đất lạ mạ đất quen“.
Trong câu tục ngữ trên cho ta được phân tách hai lớp nghĩa nó được thông qua cho ta về kinh nghiệm canh tác của ông cha ta từ bao lâu đời. Nói đến vế thứ nhất, trước tiên là câu “Khoai đất lạ” được hiểu rằng là loại củ quả được trồng ở nơi mảnh đất mới thì nó nhiều củ nên thường được trồng ở nơi “Ruộng lạ” là ruộng trồng đổi mùa vụ như vụ này trồng lúa thì vụ sau ta sẽ trồng khoai.
Còn “Mạ đất quen” thì được trồng ở nơi đất ruộng quen thì lúc nào nó cũng xanh tốt trồng ở “Ruộng quen” là theo như quán tính là ruộng không đổi vụ, quanh năm người nông chỉ việc gieo mạ khi đến mùa vụ. Nếu người nông dân gieo cây đúng mùa vụ, biết được đặc tính của cây thì năng xuất của nó tốt hơn, người nông dân sẽ có mùa vụ bội thu hơn.
Thế nên ta phải hiểu rõ “khoai đất lạ, mạ đất quen” câu này cho ta sự đối lập giữa hai cách trồng trọt của khoai với mạ. thì có nghĩa là khoai thì ưa đất lạ thì mới tốt, mạ thì ưa đất quen thì nó mới tốt.Đó là kinh nghiệm quý báu cho việc canh tác, trồng trọt của ông ta xưa cho việc phát triển kinh tế, nhu cầu cuộc sống bản thân.
Thế nhưng thực tế hiện nay, khi trồng khoai hay sắn thì không nhất thiết người ta phải cần tìm thửa đất khác để có canh tác trồng trọt. Nhưng vẫn có thể sử dụng thửa đất ấy để trồng nhưng đặc biệt phải khác về chất đất trồng, cần phải san phẳng luống, trộn đều và bón phân lên đất sau đó ủ lại bằng túi ni lông để bảo quản độ ẩm cần thiết khi đã cây đã thành luống thì ta mới có thể tiếp tục canh tác.
Thì sẽ cho nhanh năng suất thu nhập sẽ tăng lên đạt hiệu quả cao. Còn khi gieo mạ xuống đất thì ta cần thửa ruộng cũ mà gieo xuống, mạ vẫn có thể xanh tốt khi mạ đã nhú lên rồi thì sẽ nhổ lên sẽ nhổ lên cấy.
Cũng có thể nói là “Khoai đất lạ mạ ruộng quen”. Thế nhưng trong cuộc sống hiện đại việc trồng trọt canh tác trở nên đổi mới với các thiết bị hiện đại tiên có thể cho năng suất cây trồng đạt hiệu quả cao cho người nông dân phát triển mạnh cho nền kinh tế nước nhà.
Cũng như việc trồng khoai hiện nay có rất nhiều cách thức trồng khoai ở trên giàn giống mướp, bầu, bí trồng trên những chậu cây ở thân, nhánh khoai. Khi cây leo kín giàn cũng là lúc bộ rễ ở các nhánh mọc ra và phát triển. Ở những nhánh mọc rễ, bạn có thể đặt trùm rễ vào trong bồn, chậu nước có chứa dung dịch thủy canh nuôi dưỡng củ. Từ rễ sẽ mọc ra những chùm củ mập mạp khá ấn tượng.
Câu tục ngữ cho ta hiểu cái nhìn tinh tế của ông trong những nghiệm quý báu trong việc lao động canh tác sản xuất để đạt người nông những hiệu tăng năng suất cao.Thể hiện tâm huyết của người nông dân trông công việc trồng cấy chăn nuôi của mình.
Chỉ điểm qua vài câu tục ngữ đặc sắc như thế, chúng ta cũng hiểu rằng: bằng lối nói ngắn gọn, có vần nhịp, giàu hình ảnh, những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thời tiết và trong sản xuất nông nghiệp.
Những câu tục ngữ ấy là bài học thiết thực, là hành trang, “túi khôn” của nhân dân lao động, giúp cha ông ta xưa cũng như chúng ta ngày nay dự đoán thời tiết.
Câu tục ngữ ” Khoai đất lạ mạ ruộng quen“Bằng lối nói ngắn gọn dễ hiểu, giàu hình ảnh về kinh nghiệm lao động sản xuất những cách nhìn nhận chính xác ông cha ta giúp cho người dân hiểu năng suất canh tác để đạt hiệu quả sản xuất cao.
Giải thích câu tục ngữ: Khoai đất lạ mạ đất quen – Bài làm 2
Kinh nghiệm lao động sản xuất là những điều quý báu mà ông cha ta đúc kết lại để răn dạy cho con cháu. Để tiện cho việc lưu truyền, dễ nhớ, dễ đọc thì họ đã sáng tạo thành những câu cao dao, tục ngữ đi vào lòng người. “Khoai đất lạ, mạ đất quen” chính là một trong số đó.
Như chúng ta đã biết, nước ta là một nước phát triển nghề nông là chủ yếu, nhân dân lấy nông nghiệp và cụ thể lấy trồng trọt làm trọng. Vốn là cái nôi của nghề trồng lúa nước nên ta hẳn không xa lạ với “mạ” chính là lúa non, khi chúng ta gieo thóc giống tạo thành các luống mạ trước khi đem chúng ra cấy ở các thửa ruộng. Bên cạnh đó, nhân dân ta còn trồng cả các loại cây nông nghiệp, hoa màu khác như khoai, sắn. Để đạt năng suất tốt thì khi trồng phải lưu ý rất nhiều yêu cầu của hai loại cây trồng này, đáp ứng những điều đó ông cha ta đã đúc rút những kinh nghiệm canh tác để truyền lại cho con cháu. “Khoai đất lạ, mạ đất quen” chính là kinh nghiệm về chọn chất đất, nơi để trồng trọt cho thích hợp. “Khoai đất lạ” nghĩa là khoai và các loại củ quả nói chung thì nên trồng ở những mảnh đất mới, mảnh đất đã có thời gian “nghỉ” sau mùa vụ trước. Tại mảnh đất như vậy sẽ dễ dàng cho cây phát triển, đặc biệt là về củ quả. Ở “đất lạ” nghĩa là được đổi vụ, luân phiên canh tác nên cây phát triển tốt, cho ra nhiều củ to, nhất là khoai. Khoai khi trồng trên đất lạ sẽ phát triển tốt, đem lại năng suất cao.
Ở vế thứ sau ta thấy “mạ đất quen” nghĩa là mạ thường được gieo tại một vùng, một thửa ruộng nhất định. Khi gieo mạ cần tuân thủ rất nhiều quy tắc về thời vụ, chất đất, làm xướng kỹ càng mới có thể gieo hạt thóc giống xuống. “Đất quen” còn có nghĩa là việc không đổi mùa vụ hay luân phiên được. Miền Bắc một năm chia làm hai vụ: vụ mùa và vụ chiêm, từ đó cũng quy định thời gian gieo mạ cụ thể để kịp mùa vụ. Còn miền Nam có vùng có ba mùa vụ cũng vậy. Chúng ta chỉ có thể làm theo đúng mùa vụ chứ không thêm bớt hay đẩy nhanh, lùi thời gian lại được. Mùa vụ sinh ra còn bắt nguồn từ đặc trưng thời tiết, nếu không tuân theo thì dễ dàng bị ảnh hưởng của thời tiết gây ra mất mùa. Ví như ở miền Bắc sẽ kết thức một vụ vào tháng trước tháng bảy âm để có thể tránh được mùa mưa bão. Nhờ đó người nông dân có mùa màng bội thu.
“Khoai đất lạ, mạ đất quen” cho ta thấy sự đối lập trong hai cách trồng của hai giống cây trồng khác nhau. Sự đối lập giữa “lạ” và “quen” ở đất đai canh tác. Qua đó cho chúng ta thấy rằng không phải loại cây nào cũng chỉ cần chăm bón là sẽ tốt. Ngày nay nông nghiệp càng được chú trọng sản xuất với những yêu cầu về chất lượng, sản lượng ngày càng cao. Để thực hiện điều đó thì trồng trọt canh tác cũng được đổi mới rất nhiều cả về trang thiết bị hiện đại, về chuyển đổi, luân phiên canh tác trên đất hai lúa và hoa màu. Bên cạnh đó còn thay đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng về giống với nhiều loại có chất lượng cao nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu của người dân. Câu tục ngữ đã cho chúng ta cái nhìn tinh tế về kinh nghiệm quý báu của ông cha ta trong việc quan sát, lao động sản xuất. Có thể thấy đây là tâm huyết mà ông cha gửi gắm cho con cháu đời sau với mong muốn thế hệ sau tích cực tăng gia, sản xuất để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Câu tục ngữ “Khoai đất lạ, mạ đất quen” là câu rất ngắn gọn nhưng lại rất sâu sắc, dễ hiểu. Nó đem lại bài học kinh nghiệm để người nông dân áp dụng vào công việc canh tác, phát triển nghề nông. Qua đó còn cho chúng ta bài học rằng khi làm một việc gì đó trước hết phải tìm hiểu đặc thù củ công việc đó để có cách ứng dụng, phát triển tốt nhất.
Giải thích câu tục ngữ: Khoai đất lạ mạ đất quen – Bài làm 3
Trải qua thời gian dài sinh sống và phát triển một đất nước thuần nông, ta hiểu rằng môi trường nói chung là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào định hình, vào khả năng phát triển toàn diện của nhiều loài cây trồng, trở thành người nông dân am hiểu. Hơn bao giờ hết câu tục ngữ “khoai đất lạ, mạ đất quen” như gợi nhắc cho chúng ta về điều đó, khi ta biết hiểu, ta biết linh hoạt ta sẽ có thể gặt hái nhiều thành công hơn.
Dựa vào kinh nghiệm nông nghiệp, canh tác quý báu lâu đời của cha ông ta. Gợi lên được thông điệp qua hình ảnh những thửa đất ruộng, trên đó có khoai, mạ. Hai thứ đó cũng cần đòi hỏi những điều kiện sống khác nhau thì chúng mới phát triển được tốt, như “rau khoai” thì ưa “đất lạ”- thửa đất mới cày bừa mà chưa trồng bất kì loại cây nào khác trong vụ mới này, mạ- cây lúa non được gieo ở ruộng riêng, sau một thời gian nhất định sẽ được nhổ lên để cấy lại, chúng có đặc điểm thì thích “đất quen” để tiện cho việc sinh trưởng và phát triển lâu dài, nghĩa là ruộng đất phải trồng quen một loại, quanh năm chỉ để gieo mạ, vừa đỡ mất công, vất vả chăm bón lại từ đầu. Ta hiểu nghĩa đen của cả câu như vậy, không phải người nông dân muốn phức tạp, lựa chọn những điều kiện sống tốt cho thực vật, mà từ tập quán sinh sống của chúng.
Ta cũng cần hiểu không nhất thiết phải trồng hai thứ đó sang hai mảnh đất khác nhau, mà hoàn toàn có thể giữ chúng trên cùng một chỗ, nếu ta biết khai thác đặc tính này, linh hoạt của người làm đồng, họ vẫn có thể dùng thửa đất ấy nhưng phải khác về chất đất, có nghĩa là phải san phẳng luống, trộn và bón phân sau đó ủ lại thành luống mới rồi tiếp tục canh tác., năng suất sẽ tăng lên nhiều hơn. Còn khi gieo mạ thì chỉ cần vẫn thửa cũ mà gieo, mạ vẫn lên tốt, khi mạ lên rồi thì sẽ nhổ lên để cấy. Từ đây, năng suất cũng tăng lên dần, người dân sẽ dễ dàng có thể có vụ mùa bội thu.
Nhờ việc đổi mới ruộng mà, có thể tìm được, khai thác được nhiều thứ khoai ngon hơn, tốt hơn, chất lượng hơn, củ khoai sẽ ngày càng mập mạp, vì được hút các chất phân bón, nhiều thứ mới kích thích sự phát triển sinh trưởng của khoai.
Còn lúa thì bao giờ cũng cần “đất quen” bởi lẽ ruộng để trồng lúa không phải dễ thay đổi, phải mất công chăm bón nhiều hơn khoai, ta trồng hết vụ này đến vụ khác đều có thể cho ra giống lúa tương đồng, giống nhau. Nhưng nó yêu cầu người nông dân cũng cần biết nắm rõ thời vụ để mà gieo, thời tiết thuận lợi cũng góp phần không nhỏ vào năng suất của lúa, rồi hạt gạo đạt chất lượng đến tay người tiêu dùng.
Sự đối lập này không những giúp ta hiểu được về đặc tính của hai loại cây, để từ đó có những biện pháp trồng cấy để hướng đến mục tiêu chung là mang đến những sản lượng cao trong việc chăm sóc cây trồng, đạt đến trình độ nông dân thông thái.
Tất cả những điều đó, đã trở thành kinh nghiệm lâu năm, không thể nào sai khác được dù có trải qua bao đời, bao mùa, làm cho người dân ta đỡ vất vả, có thể làm cho năng suất cao hơn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế và góp phần đưa nước nhà lớn mạnh hơn nữa.
Cuộc sống ngày càng hiện đại dần, thay thế vào đó là nhiều thứ rau củ quả, hệ thống nhà kinh trồng rau, trồng cây,…Nhưng hai giống cây trồng quen thuộc này vẫn là “khoai” và “lúa” nó vẫn cần sự chăm chút, đòi hỏi kinh nghiệm cao từ người nông dân chính gốc, sự tâm huyết lành nghề bao giờ cũng đi kèm với chất lượng cao, từ đây ta hoàn toàn tin tưởng vào nền nông nghiệp nước ta vẫn mang về những thành công nhất định, nuôi sống con người ta bao đời.
Trải qua bao nhiêu lâu, câu nói đầy tính thực tiễn, tuy ngắn gọn nhưng giàu tính liên tưởng, hình ảnh làm ta dễ hiểu, nó giúp cho nhiều thế hệ sau hiểu được cách thức trồng trọt, nuôi cấy của người xưa để đạt mục đích cuối cùng là sự thành thạo về lĩnh vực nông nghiệp, nhân rộng ra những mùa màng bội thu trên toàn quốc.
Giải thích câu tục ngữ: Khoai đất lạ mạ đất quen – Bài làm 4
Nếu như những câu ca dao là tiếng ca, lời hát than thân hay là nỗi lòng ản chứa biết bao những cung bậc của tình cảm của người xưa. Thì ở những câu tục ngữ lại thể hiện được trí tuệ của người xưa. Những câu tục những thường đúc kết những kinh nghiệm trong đời sống sản xuất của chính họ. Và người xưa đã hun đúc lên thành câu tục ngữ như muốn nhắn lại, nói lại với con cháu đời sau. Câu tục ngữ nói về kinh nghiệm hay trong trồng trọt không thể không nói đến câu “Khoai đất lạ mạ đất quen“.
Câu tục ngữ “Khoai đất lạ mạ đất quen” tuy thật ngắn gọn những cũng đã thể hiện được rất nhiều kinh nghiệm trồng trọt trong đó. Và những kinh nghiệm này cũng rất quan trọng nhất là đối với nước ta – một nước thuần nông. Câu tực ngữ như nói được rằng đây cũng chính là kinh nghiệm canh tác của cha ông ta ngày xưa. Kinh nghiệm này như trong thực tế, khi trồng khoai, sắn thì dường như câu nói cũng không có nghĩa là người ta nhất thiết phải cố gắng như để có thể mà tìm thửa đất khác để canh tác mà có thể vẫn dùng thửa đất ấy mà thôi. Nhưng lưu ý đó chính là thửa đất đó cũng phải khác về chất đất, có nghĩa là phải san phẳng luống, người dân cũng phải trộn và bón phân sau đó ủ lại thành luống mới rồi tiếp tục canh tác vụ khác. Và có làm như vậy thì năng suất sẽ tăng lên nhiều hơn, đời sống cũng sẽ được cải thiện nhiều hơn rấ nhiều. Còn đói với bà con khi mà gieo mạ thì chỉ cần vẫn thửa cũ mà gieo, mạ vẫn lên tốt tươi không cần phải mất côn chăm nhiều, khi mà mạ lên rồi thì sẽ nhổ lên để cấy ở ngoài đồng vụ này qua vụ khác cứ thế tiếp diễn.
Như chũng ta cũng đã biết được rằng nước ta là một nước có truyền thống nông nghiệp lâu đời, thuần nông. Dường như chính trong câu tục ngữ “Khoai đất lạ mạ đất quen” cũng như đã cho ta được phân tách hai lớp nghĩa nó được thông qua cho ta về kinh nghiệm canh tác của ông cha ta từ bao lâu đời nay. Nói rõ hơn ta như thấy được rằng ở vế thứ nhất là “Khoai đất lạ” chúng ta hiểu rằng là loại củ quả được trồng ở nơi mảnh đất mới, hay cha ông ta gọi là “đất lạ” thì nó nhiều củ nên thường được trồng ở nơi “Ruộng lạ” chính là trồng đổi vụ sẽ cho ra nhiều củ to và thơm ngon. Nếu như mảnh đất đó cứ mãi chỉ trồng khoai không thì sẽ rất kém năng suất do đặc tính của cây khoai là như vậy.
Còn ở vế thứ 2 ta như nhận thấy được là “mạ đất quen” thì được trồng ở nơi đất ruộng quen thì lúc nào nó cũng xanh tốt trồng ở “Ruộng quen”. Ta cũng hiểu được ruộng quen mà người xưa muốn nói ở đây, theo như quán tính là ruộng không đổi vụ, quanh năm người nông chỉ việc gieo mạ khi đến mùa vụ mà thôi. Và nếu người nông dân gieo cây đúng mùa vụ, đồng thời cũng như biết được đặc tính của cây thì năng xuất của nó tốt hơn, người nông dân sẽ có mùa vụ bội thu hơn bao giờ hết, cuộc sống lúc nào cũng đủ đầy nên họ cũng đã truyền tai nhau để biết được những kinh nghiệm hay này.
Câu tục ngữ “khoai đất lạ, mạ đất quen” cũng như đã cho ta sự đối lập giữa hai cách trồng trọt của khoai với mạ. Đồng thời cũng cho ta thấy được câu này thì có nghĩa là khoai thì ưa đất lạ thì mới tốt, đồng thời ta như thấy được mạ thì ưa đất quen thì nó mới tốt. Hơn hết đó cũng chính là kinh nghiệm quý báu cho việc canh tác, trồng trọt của ông ta xưa cho việc phát triển kinh tế, nhu cầu cuộc sống bản thân đó,
Cũng có thể nói là “Khoai đất lạ mạ ruộng quen” mà cũng không sai được, thế nhưng trong cuộc sống hiện đại việc trồng trọt canh tác trở nên đổi mới với các thiết bị hiện đại tiên có thể cho năng suất cây trồng đạt hiệu quả cao cho người nông dân phát triển mạnh cho nền kinh tế nước nhà hơn nữa.
Câu tục ngữ cho ta hiểu cái nhìn tinh tế của ông trong những nghiệm quý báu trong việc lao động canh tác sản xuất để đạt người nông những hiệu tăng năng suất cao.Thể hiện tâm huyết của người nông dân trông công việc trồng cấy chăn nuôi của mình.
Câu tục ngữ đặc sắc “Khoai đất lạ mạ ruộng quen” đã chính bằng lối nói ngắn gọn dễ hiểu, giàu hình ảnh về kinh nghiệm lao động sản xuất. Hơn nữa như cũng đã chỉ ra những cách nhìn nhận chính xác ông cha ta giúp cho người dân hiểu năng suất canh tác để đạt hiệu quả sản xuất cao giúp mùa màng bội thu nhất.
Cảm ơn các bạn các bạn vừa đọc xong top những bài làm văn giải thích câu tục ngữ “Khoai đất lạ mạ ruộng quen” hay nhất. Chúc các viết cho mình một bài văn giải thích cho câu tục ngữ thật hay và đạt được kết quả cao.