Người cao tuổi là bao nhiêu tuổi? Người già nhất Việt Nam và thế giới

Ai cũng biết đến danh xưng người cao tuổi nhưng không nhiều người biết đến độ tuổi được xếp vào người cao tuổi. Bài viết dưới đây cũng sẽ tiết lộ cho bạn người cao tuổi nhất tại Việt Nam, thế giới và đặc biệt là ngày quốc tế người cao tuổi.

Người cao tuổi là bao nhiêu tuổi?

Người có các biểu hiện của lão hóa do tuổi tác như tóc bạc, da nhăn nheo, lưng còng,… và đặc biệt đã lên chức ông, bà đều được mọi người mặc định là người cao tuổi. Tuy nhiên, việc dựa vào các biểu hiện của cơ thể có thể không chính xác vì vậy pháp luật Việt Nam đã quy định đối tượng người cao tuổi dựa trên số tuổi.

Cụ thể, trong Luật người cao tuổi ban hành theo văn bản số 39/2009/QH12, người cao tuổi được quy định là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên. Theo đó, mọi người chỉ cần lấy số năm ở thời điểm hiện tại, trừ đi năm sinh trên giấy khai sinh thì có thể tính được số tuổi hiện tại. Dựa trên kết quả thu được, mọi người có thể nhận định mình đã thuộc đối tượng người cao tuổi hay chưa.

Việc xác định số tuổi cũng rất quan trọng. Đây là căn cứ để họ tham gia vào các tổ chức xã hội tại địa phương và hưởng các chế độ chính sách đi kèm. Ở nước ta, người cao tuổi sẽ tham gia sinh hoạt trong Hội người cao tuổi và có chế độ ưu tiên về chăm sóc sức khỏe, bảo trợ đời sống.

Những căn bệnh thường gặp ở người cao tuổi:

  • Thoát vị đĩa đệm
  • Thoái hóa cột sống
  • Đau lưng

Người cao tuổi nhất Việt Nam là ai?

Tính đến năm 2020, người cao tuổi nhất Việt Nam được tổ chức Kỷ lục Việt Nam ghi nhận và xác lập là cụ Nguyễn Thị Trù. Cụ sinh ngày 4/5/1893 tại xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Cụ là người dân tộc Kinh, quốc tịch Việt Nam và sinh trưởng trong gia đình nhà nông.  Cụ đã qua đời ngày 12 tháng 7 năm 2016 và hưởng thọ 123 tuổi 69 ngày. Tính đến thời hiện tại chưa có ai có thể vượt qua số tuổi thọ này của cụ.

Về gia đình, cụ Nguyễn Thị Trù sinh được 11 người con bao gồm 3 trai  và 8 gái. Các con trai, gái đến thời điểm cụ được công nhận là người cao tuổi nhất Việt Nam hầu như đã mất gần hết.

Chia sẻ về bí quyết để sống thọ, cụ Nguyễn Thị Trù khi còn sinh thời cho biết là cụ chỉ ăn đúng bữa và luôn giữ tâm hồn thoải mái, thanh thản nhất. Thời còn trẻ, cụ cũng giống nhiều cô gái khác vùng nông thôn, khỏe mạnh và lao động hết mình.

Người cao tuổi nhất thế giới là ai?

Trước năm 2015, người cao tuổi nhất thế giới thuốc về cụ bà ở Nhật Bản tên là Misao Okawa. Ở thời điểm được Tổ chức Kỷ lục Guinness thế giới ghi nhận cụ đã sống được 116 tuổi.

Đến ngày 23 tháng 4 năm 2015, Hiệp hội Kỷ lục thế giới đã chính thức công bố người cao tuổi nhất thế giới là cụ Nguyễn Thị Trù – tức người cao tuổi nhất Việt Nam là Cụ bà cao tuổi nhất thế giới. Ở thời điểm được tổ chức Kỷ lục thế giới ghi nhận, cụ Nguyễn Thị Trù hưởng dương thọ 122 tuổi, sinh sống tại Ấp 5, xã Đa Phước, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Thời điểm được công nhận là Cụ bà Cao tuổi nhất thế giới, con cụ Trù chỉ còn 1 người còn sống là bà Nguyễn Thị Đê đã 82 tuổi.

Sau khi cụ bà Nguyễn Thị Trù qua đời vào năm 2016 ở tuổi 123, chưa ai trên thế giới có thể phá được tuổi thọ này của cụ. Đồng nghĩa, người cao tuổi nhất thế giới hiện được ghi nhận là 123 tuổi.

Ngày quốc tế người cao tuổi 01/10

Nhằm tuyên truyền, cổ động cho việc chăm sóc và bảo vệ người cao tuổi, Liên Hợp Quốc đã đặt ra một ngày quốc tế người cao tuổi – International Day Of Older Persons (IDOP) là ngày 1/10 hàng năm.

Cụ thể, ngày 14 tháng 12 năm 1990, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã nhất trí, bỏ phiếu tán thành việc lấy ngày đầu tiên của tháng 10 là ngày dành cho người cao tuổi và ghi trong nghị quyết A/RES/45/106. Cùng với quyết định này, Ngày quốc tế người cao tuổi đầu tiên trên thế giới được tiến hành là ngày 1 tháng 10 năm 1991.

Bắt đầu từ năm 2001, mỗi năm Liên Hợp Quốc sẽ đưa ra một chủ đề cho Ngày Quốc tế người cao tuổi. Chủ đề đầu tiên được thực hiện là “Một xã hội cho mọi lứa tuổi”; năm 2010 có chủ đề là “Người cao tuổi và việc hoàn thành các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ”. Năm 2020, chủ đề của Ngày Quốc tế Người cao tuổi là “Đại dịch: Chúng có thay đổi cách chúng ta giải quyết vấn đề tuổi tác và lão hóa không?”.

Mục tiêu chung của Ngày hội Quốc tế Người cao tuổi hàng năm là nâng cao nhận thức về ảnh hưởng các người cao tuổi. Cụ thể đó là quá trình lão hóa của người cao tuổi cũng như lạm dụng người cao tuổi. Đây cũng là một dịp quan trọng để đánh giá cao những đóng góp của người cao tuổi với xã hội. Hành động của các tổ chức bảo vệ người cao tuổi và chương trình về người cao tuổi đều hướng đến việc thực hiện các mục tiêu này.

Ngoài Ngày Quốc tế người cao tuổi 1/10, tại một số quốc gia đều sẽ có 1 ngày trong năm để ghi nhớ và tôn vinh đóng góp của người cao tuổi của riêng quốc gia họ. Ở Nhật Bản gọi đây là Ngày tôn trọng người cao tuổi. Ở Mỹ, người ta gọi đây là Ngày quốc gia ông bà – National Grandparents Day. Canada cũng gọi ngày này là Ngày quốc gia ông bà.

Ngày 26 tháng 3 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quyết định Ngày truyền thống Người cao tuổi là ngày 6 tháng 6 hàng năm. Ngày đặc biệt của người cao tuổi cả nước xuất phát từ ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi người cao tuổi cùng các tầng lớp nhân dân đứng lên kháng chiến cứu nước.

Người cao tuổi luôn là đối tượng cần được quan tâm, chăm sóc đặc biệt. Tuổi già mà sức không già, mỗi ngày các ông, các bà đều nỗ lực chăm sóc sức khỏe để cống hiến nhiều hơn cho xã hội, để xứng với 18 chữ vàng mà Ban chấp hành Trung ương Đảng tặng là “Tuổi cao chí càng cao, nêu gương sáng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Nguồn: An Cốt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *