1. Vi sinh vật (VSV)

Nha bào là gì

1. Vi sinh vật (VSV)

1.1. Khái niệm

VSV là những sinh vật đơn bào rất nhỏ mà mắt thường không thể quan sát được.

1.2. Phân loại

1.2.1. Vi khuẩn

– Khái niệm: VK là những SV đơn bào không có nhân điển hình.

– Cấu tạo:

+ Nhân (vùng nhân): Không có màng bao bọc. Chỉ chứa 1 phân tử ADN dạng vòng.

+ Nguyên tương (bào tương): là dd lỏng (80% là nước); thành phần cơ bản là Ribôxôm (Cấu tạo từ prôtêin và rARN), là nơi tổng hợp prôtêin.

+ Màng nguyên tương (màng sinh chất): Có chức năng trao đổi chất (thẩm thấu) và bảo vệ tế bào. Có nhiều enzim, tham gia vào phân chia tế bào.

+ Vách (Thành tế bào): là khung quy định hình dạng của tế bào, tham gia vào phân chia tế bào.

+ Nha bào (bào tử):Là hình thức chuyển thể của một số VK trong điều kiện không thuận lợi. Có khả năng đề kháng rất cao với ngoại cảnh, khi gặp điều kiện thuận lợi nó trở lại trạng thái VK bình thường và có khả năng gây bệnh.

– Vi khuẩn gồm nhiều loại: cầu khuẩn, trực khuẩn, xoắn khuẩn, …

– Hoạt động sống của VK: VK có khả năng dinh dưỡng, hô hấp, chuyển hóa và sinh sản như các VSV khác.

+ Chuyển hóa của VK:VK chuyển hóa nhờ hệ thống men (Enzim) phong phú. Trong quá trình chuyển hóa, ngoài việc phục vụ cho sự sinh trưởng và phát triển, VK còn tạo ra một số chất độc (VK gây bệnh bạch hầu, uốn ván). Một số VK tổng hợp được chất kháng sinh, vitamin B, K (E.coli)…

+ Hô hấp của VK: là quá trình TĐC tạo ra năng lượng cần thiết để tổng hợp các chất mới của tế bào. Có hai loại: VK hiếu khí (có oxy) và VK kị khí (không có oxy).

+ Sinh sản của VK:VK sinh sản theo kiểu trực phân. Mỗi tế bào phân chia thành 2 tế bào mới trong điều kiện thích hợp, sự phân chia diễn ra rất nhanh chóng (15-20 phút).

+ Sự phát triển của VK:Trong môi trường lỏng, VK phát triển qua 4 giai đoạn: Giai đoạn I: Thích ứng; Giai đoạn II: Tăng theo hàm số mũ; Giai đoạn III: Dừng tối đa; Giai đoạn IV: Suy tàn.

1.2.2. Virus

Khái niệm: Virus là thực thể chưa có cấu tạo tế bào, có kích thước siêu nhỏ.Virus nhân lên nhờ bộ máy tổng hợp của tế bào và sống kí sinh bắt buộc.

– Cấu tạo: Gồm 2 phần:

+ Lõi axit nuclêic chứa ADN hoặc ARN.

+ Vỏ bọc prôtêin (Capsit): Bảo vệ axit nuclêic, cấu tạo từ các đơn vị prôtêin gọi là capsôme.

+ Hình dạng của virus: xoắn ốc, hình khối, …

Một số virus có thêm vỏ ngoài: vỏ ngoài có các gai glicôprôtêin làm nhiệm vụ kháng nguyên và giúp virus bám lên bề mặt tế bào. Virus không có vỏ ngoài gọi là virus trần.

Sinh sản của virus: Chu trình nhân lên của virus bao gồm 5 giai đoạn:

+ Sự hấp phụ: VR bám lên bề mặt TB chủ nhờ thụ thể thích hợp với thụ thể của TB chủ.

+ Xâm nhập: Phá huỷ thành TB nhờ enzim, bơm axit nuclêic vào TBC, vỏ nằm ngoài.

+ Sinh tổng hợp: VR sử dụng enzim và nguyên liệu của TB chủ để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin cho mình.

+ Lắp ráp: Lắp axit nuclêic vào prôtêin vỏ để tạo thành VR hoàn chỉnh.

+ Phóng thích: VR phá vở tế bào để ồ ạt -> làm tế bào chết ngay (Quá trình sinh tan); Virut chui ra từ từ theo lối nẩy chồi -> tế bào vẫn sinh trưởng bình thường (Quá trình tiềm tan).

1.3. Sự phân bố vi sinh vật trong tự nhiên

VSV có khắp nơi trong tự nhiên như: đất, nước, không khí, cây cối, thức ăn, ở cơ thể người lành, động vật, thực vật và trên rất nhiều đồ vật khác.

1.3.1. Vi sinh vật trong đất: Đất là môi trường tự nhiên rất thích hợp cho VSV phát triển.

Trong đất có nhiều loại VSV, đa số không gây bệnh, chúng có tác dụng làm cho đất tăng thêm màu mỡ.

– Nha bào của trực khuẩn uốn ván, than, hoại thư tồn tại rất lâu trong đất, những loại VK gây bệnh khác không tồn tại được lâu trong đất.

1.3.2. Vi sinh vật trong nước

Nước là môi trường mà VSV có thể sinh sản, phát triển và tồn tại, số lượng và chủng loại của VSV còn tùy thuộc vào nguồn gốc của nước. Nước ao, hồ, sông, suối thường bị ô nhiễm nên có nhiều VSV, còn nước mưa và nước ngầm thì ít hơn.

1.3.3. Vi sinh vật trong không khí

Không khí không phải là môi trường thuận lợi cho VSV phát triển, có VSV trong không khí là do: Bụi cuốn hoặc do người bài tiết ra khi ho, hắt hơi…

1.3.4. Vi sinh vật trong cơ thể người lành

Vi sinh vật ở da:Da có nhiều VSV và luôn thay đổi do hoàn cảnh sống, điều kiện vệ sinh cá nhân và nghề nghiệp. Đa số VSV trên da là loại không gây bệnh, nhưng do một số điều kiện nào đó có thể gây bệnh. Vùng có nhiều vi sinh vật là da đầu, mặt, nách, kẻ ngón tay, chân…; vùng ít vi sinh vật là da bụng, bắp chân, tay, VSV còn ở sâu trong tuyến bã và tuyến mồ hôi.

– Vi sinh vật ở đường tiêu hóa:

+ Trong miệng: Thức ăn tồn tại trong miệng với nhiệt độ thích hợp tạo điều kiện cho VSV phát triển, trong 1ml nước bọt có thể tới hàng triệu vi khuẩn, một số có khả năng gây bệnh ở răng, lợi, mũi, họng.

+ Trong dạ dày và ruột non: Có VSV nhưng ít.

+ Đại tràng: có rất nhiều VSV nhất là E.coli có tác dụng tiêu hóa thức ăn, tổng hợp vitamin. Có một số VK gây rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy.

– Vi sinh vật đường hô hấp:Ở đường hô hấp trên như mũi, họng… có các loại VSV như tụ cầu, phế cầu, bình thường không có hại, nhưng khi cơ thể bị suy yếu, hoặc bị lạnh đột ngột… chúng có thể gây viêm họng, viêm phế quản…

– Trên bộ máy sinh dục:Trong điều kiện bình thường không có VK gây bệnh nhưng khi không giữ vệ sinh tốt thì các VK đó có thể gây bệnh như các bệnh phụ khoa ở phụ nữ.

VIDEO PHÒNG BỆNH VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP KHI GIAO MÙA

1.4. Các phương pháp diệt khuẩn

1.4.1. Phương pháp hóa học

– Chất tẩy uế: Có khả năng giết chết các VK gây bệnh và các VK khác. Chất tẩy uế chỉ dùng để khử trùng trên bề mặt các đồ dùng, dụng cụ vì nó có khả năng gây tổn thương cho cơ thể. Grezin để lau nhà.

– Chất sát trùng: Có tác dụng ngăn cản sự phát triển của VK, có tác dụng giết VK một phần. Ví dụ: Nước oxy già, cồn 700, 900, Iốt là chất sát trùng thường dùng, nước javen, cloramin T, thường dùng để khử trùng trong nước.

+ Thuốc đỏ là muối thủy ngân hữu cơ thận trọng với vết thương rộng và trẻ em.

+ Giữa chất tẩy uế và khử trùng chỉ khác nhau về nồng độ khi sử dụng.

– Thuốc kháng sinh: Kháng sinh là thuốc có tác dụng diệt khuẩn hoặc ức chế sự phát triển của VK. Do đó chỉ trong trường hợp nhiễm VK mới sử dụng kháng sinh.

1.4.2. Phương pháp lý học

– Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp với vi khuẩn gây bệnh là 370C; Quá lạnh thì vi khuẩn không phát triển được; Quá nóng VK sẽ bị tiêu diệt. Đa số VK đun sôi 1000C thì chết ngay, riêng Vk có nha bào phải đun sôi từ 15-30’ mới chết hoàn toàn; Khử trùng nước uống đơn giản nhất là đun sôi, tốt nhất nên đun sôi từ 10-15’; Khử trùng những bông băng bị nhiễm trùng.

– Độ khô: VK cần có nước mới sống được vì thế phơi khô thức ăn để cất giữ.

– Ánh sáng mặt trời và tia cực tím: Ánh sáng mặt trời trong đó có tia tử ngoại có tác dụng sát khuẩn; Người ta sử dụng ánh sáng mặt trời để khử trùng các đồ dùng, dụng cụ….; Thường xuyên mở cửa để ánh sáng chiếu vào làm sạch không khí trong phòng và nhà ở; Có thể dùng đèn cực tím để sát khuẩn.