Occupancy rate là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh lưu trú. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm này. Trong bài viết hôm nay, cùng Cohost AI tìm hiểu xem Occupancy Rate là gì và một số tips tăng chỉ số Occupancy hiệu quả 2022 bạn nhé!
Occupancy rate là gì?
Occupancy rate hay thường được gọi là Occupancy là một chỉ số quan trọng trong ngành khách sạn và kinh doanh lưu trú nói chung – chỉ tỷ lệ sử dụng hay tỷ lệ lấp phòng. Cụm này sẽ cho bạn biết tỷ lệ số phòng đang được sử dụng trong một ngày, hoặc một giai đoạn nào đó.
Nói Occupancy rate quan trọng bởi chỉ số này phản ánh chính xác khách sạn hiện tại có “sống” tốt hay không – chính là tình hình kinh doanh. Vậy nên mà các nhà quản lý đặc biệt quan tâm và cẩn trọng đề xuất phương án khi chỉ số “rớt”. Việc bán phòng hiệu quả sẽ được thể hiện bởi chỉ số Occupancy cao, và ngược lại. Đừng bỏ qua room rate, rack rate và RevPARbạn nhé bởi đây cũng là những chỉ số giúp bạn đánh giá tình hình kinh doanh của khách sạn bạn.
Bên cạnh OC, đọc và tìm hiểu thêm về các thuật ngữ chuyên ngành khách sạn cũng sẽ giúp bạn có nhiều kiến thức hơn về ngành khách sạn đó!
Công thức tính occupancy rate
Nếu bạn đang thắc mắc về công thức tính Occupancy Rate, đừng lo lắng bạn nhé bởi công thức tính tỷ lệ lấp phòng này là vô cùng đơn giản. Cụ thể là Occupancy Rate được tính trên số phòng bán được (theo ngày hoặc theo giai đoạn) chia cho tổng số phòng hoạt động.
Lưu ý: Trong trường hợp khách sạn có một số phòng không thể sử dụng do đang bảo trì, hay vì lý do nào đó thì những phòng này sẽ không được tính vào tổng số phòng hoạt động bạn nhé!
Dưới đây là một ví dụ cụ thể giúp bạn hiểu hơn về công thức tính Occupancy Rate. Mình xin đặt bối cảnh hiện tại khách bạn đang sở hữu có tổng cộng 110 phòng, và trong đó:
- 5 phòng sửa chữa nội thất nên không thể phục vụ được
- 70 phòng được đặt trong suốt tháng vừa qua
Vậy tỉ lệ lấp phòng (occupancy rate) trong tháng vừa qua được tính như sau 70/(110-6) = 0.667 = 66.7%
Tỉ lệ lấp phòng của bạn có thể thay đổi tùy thuộc vào giai đoạn cụ thể mà bạn muốn tính.
Có thể bạn muốn biết:
Blackout date là gì? Những điều bạn cần biết về blackout date trong khách sạn 2022
Allotment là gì? Giải đáp về allotment trong khách sạn 2022
Reservation là gì? Những lưu ý về bộ phận reservation trong khách sạn
Tips tăng chỉ số Occupancy trong kinh doanh lưu trú
Như đã đề cập phía trên, Occupancy Rate là chỉ số phản ánh trực tiếp và rõ ràng nhất về hiệu suất kinh doanh của bạn. Vậy câu hỏi được đặt ra ở đây là làm thế nào hoặc có những tips (mẹo) nào giúp tăng chỉ số này một cách hiệu quả? Tối ưu hóa lại vận hành, nhân sự, marketing hay giải quyết bất kỳ vấn đề đang cản trở việc kinh doanh của bạn tự chung sẽ là chìa khóa giúp cải thiện hoạt động kinh doanh khách sạn của bạn.
Ngoài ra, mình xin chia sẻ thêm một vài mẹo dưới đây giúp bạn có thể đẩy bán phòng hiệu quả hơn:
Đẩy bán phòng trên các kênh OTA
Để có thể tăng hiệu suất lấp phòng cũng như đồng thời tiết kiệm một khoản chi phí lớn từ marketing mà vẫn có thể tiếp cận được thị trường khách hàng tiềm năng, mình khuyên bạn nên đẩy bán phòng trên các kênh OTA. Bởi, đây được cho là một kênh bán phòng hiệu quả cho bất kỳ nhà kinh doanh lưu trú.
Đáng chú ý, trong khi các chi phí cho việc chạy quảng cáo hay truyền thông “rầm rộ” trên các trang mạng xã hội hay báo mạng thông thường “đốt” của các nhà kinh doanh một khoản khá “khổng lồ”, thì chi phí bỏ ra cho các kênh OTA thường rất nhỏ.
Nếu như bạn đang kinh doanh lưu trú với mô hình homestay hay căn hộ dịch vụ thì Airbnb sẽ là kênh bán phòng phù hợp nhất. Còn đối với khách sạn, Booking.com hay Agoda sẽ là sự lựa chọn thông minh nhất.
Vậy nên, bạn cần tìm hiểu kỹ càng về các kênh OTA; từ đó có thể chọn ra một vài kênh phù hợp cho việc triển khai kinh doanh giúp tăng tỷ lệ Occupancy hiệu quả nhất bạn nhé!
Tạo ra nhiều promotions, chương trình khuyến mãi để kích cầu
Có một đặc điểm nổi bật ở ngành khách sạn hay kinh doanh lưu trú nói chung mà bạn cần quan tâm đến đó là tính mùa vụ (seasonal). Cụ thể là việc kinh doanh của bạn sẽ trải qua một số giai đoạn cao điểm, quay cuồng vì quá nhiều booking. Tuy nhiên, sẽ có những mùa mà “chờ đợi không còn là hạnh phúc” nữa bởi chờ hoài chẳng thấy booking đâu.
Do đó, hãy luôn nhớ rằng, thà bán được doanh thu thấp còn hơn là không có doanh thu. Những chương trình ưu đãi hấp dẫn hay các chương trình khuyến mãi về giá nên được triển khai vào những mùa thấp điểm để kích thích nhu cầu của khách hàng.
Có rất nhiều trường hợp khách “ghim” mặt hàng của bạn vào danh sách rồi, thế nhưng lại chưa thanh toán; có thể vì khách còn lăn tăn về giá đó bạn ơi! Vậy hãy gán mác “sale off” để khách chốt đơn liền tay nào! Bên cạnh chương trình về giá, mình khuyên bạn nên thêm nhiều dịch vụ hấp dẫn đi kèm như tour tham quan, hay phục vụ bữa sáng miễn phí,…
Ghi nhớ rằng mọi booking trong giai đoạn thấp điểm đều quý giá vô cùng. Tạo ra nhiều promotions thời điểm này sẽ giúp bạn cải thiện được tỷ lệ Occupancy Rate lên đó! Ngoài ra, để tâm đến amenitiesvà service charge trong khách sạn để tăng thêm trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng bạn nhé!
Sử dụng các hệ thống quản lý lưu trú PMS
Có thể những hoạt động vận hành không ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số lấp phòng, thế nhưng nó vẫn có những tác động gián tiếp khiến occupancy của bạn đi xuống. Việc truyền thống trả lời tin nhắn khách hàng sẽ tiêu tốn kha khá thời gian cho các công việc khác; từ đó mà hiệu suất công việc giảm, dẫn đến Occupancy Rate thấp.
Vậy nên, hãy cân nhắc và tìm hiểu thêm về nền tảng quản lý PMS để tối ưu hóa các hoạt động vận hành khách sạn của bạn nhé! Cụ thể, bạn sẽ làm được rất nhiều việc khác nhau nhờ có một số tính năng nổi bật như: trả lời tin nhắn tự động, đồng bộ tin nhắn đa kênh trên một ứng dụng duy nhất, đóng mở phòng tự động, hay đồng bộ booking trên các kênh OTA khác nhau,…
Đọc thêm:
Hướng dẫn lựa chọn phần mềm quản lý PMS phù hợp với bạn
PMS truyền thống khác gì so với Cloud-based PMS
Các bạn có thể tham khảo ứng dụng Cohost AI, là một ứng dụng mình đánh giá vô cùng hữu ích cho ai đang kinh doanh dịch vụ lưu trú.
Cohost AI, là một ứng dụng áp dụng trí tuệ nhân tạo vào chăm sóc khách hàng, sẽ có một hệ thống chatbot tự động xử lý và trả lời tin nhắn khách hàng. Bạn sẽ không phải mảy may lo lắng về việc quá tải tin nhắn vào các mùa cao điểm nữa.
Kết luận
Như vậy là bài viết Occupancy Rate Là gì? Tips Tăng Chỉ Số Occupancy Trong Kinh Doanh Lưu Trú 2022 đến đây là kết thúc. Hy vọng, qua bài viết này, bạn hiểu hơn về Occupancy rate và có những tips bỏ túi cực hay trong việc triển khai đẩy bán phòng hiệu quả.