Bệnh nhiễm phong hàn là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết?

Phong hàn là gì

Nhiễm phong hàn là một bệnh rất dễ gặp nếu cơ thể chúng ta gặp phải sẽ để lại những di chứng rất nguy hiểm cho sức khỏe thậm chí có thể là tử vong. Để phòng tránh bệnh này cần có những hiểu biết cơ bản về nó chẳn hạn như Bệnh nhiễm phong hàn là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết bệnh nhiễm phong hàn như thế nào?

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Bệnh nhiễm phong hàn là gì?

Bệnh nhiễm phong hàn trong Y Học Cổ Truyền rất hay được đề cập với các dấu hiệu gây mệt mỏi, đau nhức cơ thể. Căn bệnh này cũng khá nguy hiểm nếu mắc phải, đặc biệt do thay đổi thời tiết. Bởi vì khi người bệnh bị nhiễm phong hàn xảy ra do tà khí, hàn khí bên ngoài môi trường xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh cho người nhiễm. Đồng thời, nếu gặp thêm điều kiện khí hậu ẩm ướt thì bệnh có thể tiến triển thành phong hàn thấp.

Bệnh phong hàn thường xuất hiện ở thời điểm giao mùa, mưa nắng thất thường. Tình trạng nhiễm bệnh sẽ khiến cho cơ thể không thích nghi được với môi trường nên dễ nhiễm và sinh bệnh hơn.

Bệnh nhiễm phong hàn Tiếng Anh là ” Typhoid infection”

Xem thêm: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả của Cách mạng tháng Mười Nga

2. Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết:

2.1. Nguyên nhân gây ra bệnh nhiễm phong hàn:

Nguyên nhân cơ bản có thể dẫn tới nhiễm phong hàn là do nhiễm bệnh từ bên ngoài và trong cơ thể.

Nguyên nhân nhiễm bệnh bên ngoài cơ thể là do bị ảnh hưởng bởi tác động từ môi trường bên ngoài. Chủ yếu là do hàn khí xâm nhập khiến cho cơ thể bị suy nhược, hệ miễn dịch giảm đi và dễ dàng tạo điều kiện bệnh sinh sôi. Các nguyên nhân bên ngoài cơ thể hoặc do khách quan được phân loại như sau:

+ Bệnh phong hàn thường xuất hiện với tình trạng cơ thể bị nhiễm lạnh khi đi mưa hoặc phơi sương, ngâm trong nước lạnh quá lâu. Dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh bao gồm các triệu chứng như chảy nước mũi, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới phù thũng. Một số dấu hiệu khác cũng có thể giúp xác định bệnh phong hàn bao gồm đau xương khớp, thấp khớp…

+ Chứng phong nhiệt thường xuất hiện vào mùa nóng với các triệu chứng như cảm nắng. Tình trạng này thường xuất hiện khi người bệnh tiếp xúc với gió mang nhiệt hoặc không khí khô nóng dẫn tới cảm, sốt, khó chịu….

Nguyên nhân gây bệnh nhiễm phong hàn từ bên trong cơ thể hay chủ quan có thể do tâm lý người bệnh không ổn định, kết hợp với chế độ ăn thất thường khiến cơ thể luôn ở trạng thái mệt mỏi, suy nhược. Ngoài ra, do một số bệnh lý như tăng huyết áp, viêm loét dạ dày tá tràng hoặc bao tử hoạt động kém, ngủ không đủ giấc, ăn không ngon miệng… cũng được xem như yếu tố nguy cơ tăng tình trạng suy nhược cơ thể và nhiễm bệnh phong hàn. Nếu tình trạng sức khỏe của người bệnh mệt mỏi và suy nhược kéo dài có thể dẫn đến các trạng thái bệnh lý khác như rối loạn lưỡng cực, trầm cảm…

2.2. Dấu hiệu nhận biết bệnh nhiễm phong hàn:

Bệnh nhiễm phong hàn thường xuất hiện các dấu hiệu hoặc triệu chứng như:

+ Cứng khớp, khó trong việc co duỗi và cử động;

+ Nhức mỏi toàn thân, phù thũng ở thắt lưng cũng như các chi dưới;

+ Thường xuyên cảm thấy đau quặn bụng, khó tiêu;

+ Các triệu chứng cảm lạnh như nhức đầu, ho nhiều, ngạt mũi, sốt nhẹ, chảy nước mũi;

+ Đau rát trong người, mệt mỏi khi đi đại tiểu tiện hoặc thay đổi màu nước tiểu/phân/chất thải có thể có mùi hôi khó chịu;

+ Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán ăn hoặc ăn không ngon, suy nhược cơ thể.

Bệnh nhiễm phong hàn được xem như cảm mạo thông thường và có thể điều trị ngay tại nhà. Tuy nhiên, nếu sử dụng phác đồ điều trị không phù hợp hoặc dùng thuốc không đúng có thể dẫn tới biến chứng như ho mãn tính, viêm phế quản, viêm phổi, đau đầu diễn ra dai dẳng, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, tay chân đau nhức, mất cảm giác và sức mạnh.

Cơ thể con người khỏe mạnh bình thường có thể kháng lại những bất thường của khí hậu, trời đất được gọi là tà khí. Tà khí gồm phong (gió), hàn (lạnh), thử (nắng), thấp (ẩm ướt), táo (khô), hỏa (nóng). Khi tà khí thịnh mà chánh khí suy (chánh khí là khả năng chống lại tà khí từ bên ngoài của cơ thể) là lúc cơ thể thọ bệnh.

Trong cuộc sống, rất nhiều trường hợp làm cho cơ thể cảm nhiễm phong hàn như thời tiết quá lạnh mà cơ thể không được bảo vệ cho đủ ấm; hay khi ốm đau chưa khỏi đã đi ra ngoài, trúng mưa gió; phụ nữ mới sinh, da còn thưa hở, thấm nước lạnh sớm… Có những trường hợp chúng ta cảm nhiễm phong hàn do thói quen ngủ mở máy điều hòa quá lạnh; hay mới làm việc nặng, chơi thể thao mồ hôi đang ra nhiều, lỗ chân lông đang rộng mở, chúng ta nhanh chóng dội nước lạnh hay đi vào phòng máy lạnh cho dễ chịu – đó chính là lúc tà khí (phong hàn) nhanh chóng đột nhập, và đi sâu vào trong cơ thể mà chúng ta không hay biết, nhất thời chúng ta chỉ có cảm giác mát mẻ, dễ chịu. Tùy theo mức độ, có thể chỉ rùng mình, nổi da gà một chút, hoặc sau một giấc ngủ, cảm thấy uể oải, đau mỏi vai gáy rồi mỗi ngày một đau thêm.