Phong thanh hay phong phanh, từ nào đúng chính tả?

Phong thanh hay phong phanh, từ nào đúng chính tả?

Phong phanh là gì

Phong thanh hay phong phanh, từ nào đúng chính tả? Phong thanh – Phong phanh là cặp từ dễ nhầm lẫn, trong trường hợp nào thì nên dùng từ nào?

1. Giải nghĩa từ phong thanh

Phong thanh là một từ ghép Hán – Việt (phong là gió + thanh là tiếng): nghĩa hẹp là nghe tiếng gió thổi, nghĩa rộng là nghe tin đồn.

=> Từ phong thanh thường được dùng với nghĩa là loáng thoáng nghe được, biết được nhưng chưa thực sự chính xác, để chỉ thông tin chưa được kiểm chứng.

Ví dụ:

  • Tôi mới nghe phong thanh là cô ấy sẽ chuyển đi bộ phận khác công tác vào đầu tháng sau
  • Tôi nghe phong thanh là cô ấy vừa lấy chồng

2. Phong phanh là gì?

Phong phanh là từ thuần Việt để chỉ tình trạng quần áo mặc sơ sài, không đủ ấm lúc tiết trời đang lạnh giá. => Từ này được dùng để chỉ hiện trạng trang phục của một người

Ví dụ:

  • Trời lạnh lắm, em ra đường nhớ mặc ấm vào, đừng ăn mặc phong phanh
  • Cô ta ăn mặc phong phanh lắm

3. Phong thanh hay phong phanh, từ nào đúng chính tả?

Phong thanh hay phong phanh, từ nào đúng chính tả?

Phong thanh hay phong phanh mới là từ đúng?

Phong thanh và phong phanh đều là 2 từ có nghĩa. Tuy nhiên chúng được dùng trong những trường hợp khác nhau:

  • Nếu để chỉ trang phục, cách ăn mặc thì các bạn phải dùng từ phong phanh: Mặc phong phanh
  • Nếu để chỉ tính chất của thông tin nghe được chưa chính xác, chỉ là tin đồn thì dùng từ phong thanh: Nghe phong thanh.

4. Nguyên nhân có sự nhầm lẫn phong thanh và phong phanh

Nhiều người thường sử dụng lẫn lộn giữa 2 từ ngữ phong thanh và phong phanh. Nguyên nhân cơ bản của sự nhầm lẫn này chính là do mọi người chưa hiểu hết nghĩa của mỗi từ cộng thêm việc 2 từ này có cách phát âm gần giống nhau.

Có một số người cho rằng: “Nghe phong phanh” tuy là cách dùng từ sai nhưng đã được sử dụng từ lâu và phổ biến, cho nên, có thể chấp nhận được như một cách dùng từ đúng (như một số hiện tượng khác trong tiếng Việt). Thậm chí, một số từ điển tiếng Việt cũng cùng quan điểm này. Tuy nhiên chúng ta nên dùng đúng nghĩa của từ để đảm bảo sự trong sáng của tiếng Việt.

5. Những cặp từ dễ nhầm lẫn trong tiếng Việt

Bên cạnh phong thanh và phong phanh, Hoatieu.vn gửi đến bạn đọc một số cặp từ dễ nhầm lẫn trong tiếng Việt sau:

Lãng mạn – Lãng mạng => Từ Lãng mạn mới đúng

Bàng quang – bàng quan => Bàng quan mới là từ dùng để chỉ thái độ thờ ơ, không quan tâm; còn bàng quang là một bộ phận của cơ thể người

Chính chắn – chín chắn => Chín chắn mới là từ đúng, chỉ tính cách con người trưởng thành, chắc chắn

Chuẩn đoán – chẩn đoán => Chẩn đoán là từ đúng có nghĩa là xác định bệnh, dựa theo triệu chứng và kết quả xét nghiệm.

Giả thiết – giả thuyết => Giả thuyết: luận điểm mới trong khoa học (để giải thích một hiện tượng tự đó và tạm được chấp nhận, chưa được kiểm nghiệm, kiểm chứng); giả thiết: quy ước cho trước trong một định lí hay một bài toán để căn cứ vào đó mà suy ra kết luận của định lí hay để giải bài toán.

Khẳng khái – khảng khái => Khảng khai là từ đúng. Khảng khái: Khảng khái là hào hiệp, hào phóng, rộng rãi. Khẳng khái là cách dùng sai có lẽ do sự lây nghĩa/lây âm của khẳng trong khẳng định.

Trên đây, Hoatieu.vn đã trả lời câu hỏi Phong thanh hay phong phanh, từ nào đúng chính tả?Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu.

Các bài viết liên quan:

  • Phân biệt “nên” và “lên” từ nào đúng chính tả?
  • Gian díu hay Dan díu, từ nào đúng chính tả?
  • Dông gió hay Giông gió, từ nào đúng chính tả?
  • 9 đồng xu: 1 nặng, 8 nhẹ. Với 2 cân đĩa, cần ít nhất mấy lần cân để tìm ra đồng xu nặng?
  • Cho 2 số có tổng là 156. Nếu lấy số lớn chia cho số nhỏ được thương là 6 dư 9. Tìm số nhỏ?
  • Khi đi cùng quãng đường, nếu vận tốc tăng 25% thì thời gian sẽ giảm bao nhiêu %?
  • Tìm tổng của 2021 số tự nhiên liên tiếp đầu tiên