Để trả lời cho câu hỏi Pleiku thuộc tỉnh nào, Toplist sẽ giới thiệu đến bạn Top 10 điều đặc biệt về thành phố này. Nơi được coi là thủ phủ của tỉnh Gia Lai, là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của vùng cao nguyên núi rừng Tây Nguyên trù phú. Hiện nay thành phố vẫn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của tỉnh Gia Lai trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch. Toplist tin rằng bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích mà khách du lịch cần biết trước khi đặt chân đến phố núi.
1. Pleiku thuộc tỉnh nào?
Thành phố Pleiku thuộc tỉnh Gia Lai hay còn được mệnh danh là thủ phủ của mảnh đất Gia Lai. Phía Bắc giáp huyện Chư Păh, phía Nam giáp huyện Chư Prông, phía Đông giáp huyện Đăk Đoa và phía Tây giáp huyện Ia Grai. Diện tích của thành phố Pleiku vào khoảng 262km vuông với dân số lên tới 202 nghìn người dân sinh sống trên địa bàn tỉnh.
2. Giới thiệu sơ lược về thành phố Pleiku
Câu hỏi “Pleiku thuộc tỉnh nào” đã được giải đáp. Xét rộng hơn, Pleiku là được xem là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội nằm ở phía bắc Tây Nguyên, Việt Nam. Thành phố nằm trên trục giao thông giữa quốc lộ 14 và quốc lộ 19 nối liền cả nước, gần ngã ba Đông Dương, nằm trên cung đường Hồ Chí Minh và nằm trong vùng tam giác với các nước láng giềng như Lào, Campuchia.
3. Đơn vị hành chính cấp xã, phường thành phố Pleiku
Pleiku thuộc tỉnh nào? Thành phố Pleiku có 14 phường: phường Thắng Lợi, phường Phù Đổng, phường Chi Lăng, phường Đống Đa, phường Hội Phú, phường Thống Nhất,… và 9 xã. Hệ thống đường giao thông, lưới điện quốc gia, thông tin liên lạc đã thông suốt trong thành phố đến 23 xã, phường.
4. Phát triển kinh tế ở thành phố Pleiku
Trong một thập kỷ trở lại đây, thành phố Pleiku có những bước phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, khẳng định vị thế là trung tâm kinh tế – chính trị – xã hội chủ chốt của tỉnh Gia Lai.
Thành phố có ưu thế về thổ nhưỡng, diện tích đất canh tác, thời tiết thuận lợi phù hợp để phát triển các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu, cây lâm sản…
Các thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố phát triển nhanh chóng, hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn, đa ngành nghề theo hình thức tập đoàn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn.
5. Khí hậu thành phố Pleiku
Khí hậu Pleiku mang tính chất nhiệt đới gió mùa nên vùng đất cao nguyên này có độ ẩm cao quanh năm. Mùa mưa và mùa khô là hai kiểu khí hậu đặc trưng của Gia Lai. Nếu mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 thì mùa khô lại bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau. Bởi vậy kinh nghiệm du lịch Pleiku lâu năm cho thấy thời điểm tối ưu nhất để khám phá “đôi mắt Pleiku” là vào mùa khô.
6. Đặc sản của thành phố Pleiku
Bò một nắng: Món ăn không còn quá xa lạ đối với ai đã từng có kinh nghiệm du lịch Pleiku. Hương thơm của miếng bò tươi sạch được tẩm ướp đậm đà chuẩn vị dưới bàn tay tài hoa của người bản xứ đem lại hương vị núi rừng không thể quên ngay từ lần đầu thưởng thức.
Muối kiến vàng: Mang vị mặn chua cay, muối kiến vàng trở thành món đặc sặc cực kì nổi tiếng khi kết hợp với bò một nắng.
7. Danh lam thắng cảnh tại thành phố Pleiku
Cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 7km, Biển Hồ Tơ Nưng mơ mộng đầy chất thơ được ưu ái mệnh danh là “Mắt ngọc phố núi”. Nằm ở phía Bắc thành phố Pleiku với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, Biển Hồ vinh dự được công nhận là một trong 5 hồ nước đẹp nhất Việt Nam.
Núi lửa Chư Đang Ya nằm ở huyện Chư Păh sừng sững giữa bốn bề núi non trùng điệp bao đời nay. Một vùng đất đỏ bazan màu mỡ, trù phú được tô điểm bởi của những loài hoa, cỏ dại khoe sắc rực rỡ.
Vườn quốc gia Kon Ka Kinh Gia Lai là điểm đến quen thuộc của những ai đã có kinh nghiệm du lịch Pleiku, cách trung tâm thành phố Pleiku 50km về phía Đông Bắc. Không những là điểm du lịch sinh thái lý tưởng mà đây còn là cơ sở nghiên cứu khoa học bởi đây là nơi cư trú của vô số loại cây và thú quý hiếm tồn tại ở Việt Nam.
8. Di tích lịch sử – văn hoá tại thành phố Pleiku
Chùa Minh Thành là một quần thể chùa sở hữu lối kiến trúc Phật giáo độc đáo tọa lạc trên ngọn đồi phía Tây Nam thành phố Pleiku. Ngôi chùa là niềm tự hào lớn của người dân phố núi Gia Lai.
Nhà lao Pleiku là nơi giam giữ tù chính trị đã tồn tại đã hơn nửa thập kỷ, trở thành di tích lịch sử ghi lại sự đàn áp và bóc lột man rợn của bọn thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
9. Lễ hội, làng nghề truyền thống tại thành phố Pleiku
Theo truyền thống, cứ đến tháng 11 hàng năm, thành phố Pleiku lại tổ chức Lễ hội hoa dã quỳ – núi lửa Chư Đang Ya. Tại đây, khách du lịch có cơ hội tìm hiểu, tham gia các hoạt động đan lát, dệt thổ cẩm, tạc tượng, thưởng thức múa cồng chiêng, các món ăn dân tộc và thưởng lãm hoa dã quỳ.
10. Đồ lưu niệm
Tại Pleiku bày bán đa dạng các sản phẩm đồ lưu niệm được tự tay làm bởi người dân địa phương. Đây là sản phẩm từ làng nghề truyền thống hiện vẫn còn lưu giữ, xây dựng và phát triển các sản phẩm với chất lượng tinh xảo và hoàn thiện đến từng chi tiết. Một món đồ lưu niệm nơi phương xa sẽ góp phần làm cho chuyến đi đến Pleiku của bạn thêm phần đáng nhớ.
Kết luận
Qua 10 điều đặc biệt về vùng đất Gia Lai anh hùng, chúng tôi hy vọng bạn sẽ không còn thắc mắc “Pleiku thuộc tỉnh nào” nữa cũng như hiểu hơn về nơi đây qua nhiều mặt đời sống, kinh tế, xã hội. Vẫn còn rất nhiều điều thú vị và hấp dẫn tại thành phố Pleiku sẽ được liên tục cập nhật và giới thiệu đến bạn trong các chuyên mục tiếp theo.