Hoa rơi hữu ý, nước chảy vô tình, mọi chuyện đến hay đi đều là duyên phận, hãy bình thản mà đón nhận
Câu chuyện được bắt nguồn bởi câu truyện sau:
Ngày xửa ngày xưa, thời Đường dưới triều vua Đường Hi Tông, Vu Hựu một chàng thư sinh bản tính hiền lành nho nhã, văn thơ lai láng. Một ngày nọ lang thang bên dòng song vô tình nhặt được một chiếc là đỏ dập dềnh trôi, trên chiếc lá đề bài thơ rằng:
“Lưu thủy hà thái cấp,
Thâm cung tận nhật nhàn.
Ân cần tạ hồng diệp,
Hảo khứ đáo nhân gian.”
(Nước chảy sao mà vội,
Thâm cung suốt buổi nhàn.
Ân cần nhờ lá thắm,
Trôi đến tận nhân gian).
(sưu tầm)
Đó là một bài thơ cũng là nỗi lòng của một giai nhân chốn thâm cung, dù được ở trong hoàng cung xa hoa tráng lệ nhưng người con gái phải sống trong cảnh phòng không lạnh lẽo, buồn tủi với số phận ai oán của mình nên đã mượn chiếc lá gửi gắp những nỗi lòng mình và thả trôi theo dòng nước trôi ra ngoài cung cấm.
Chàng thư sinh Vu Hựu đọc xong bài thơ cũng hiểu nỗi lòng của người đẹp và nhặt 1 chiếc lá viết lại 1 bài thơ và lên thượng nguồn dòng sông mà thả xuống:
Sầu kiến oanh đề liễu nhứ phi
Thượng dương cung nữ đoạn trường thì
Quân ân bất cấm đông lưu thủy
Diệp thượng đề thi ký dữ thùy?”
(Ngắm liễu nghe oanh thoáng cảm hoài
Cung cấm người đang buổi ngậm ngùi
Nước trôi không xiết ngăn tình ấy
Trên lá thơ đề gửi đến ai)
(sưu tầm)
Chiếc lá lại tiếp tục theo dòng nước trôi vào hoàng cung, kỳ lạ thay chủ nhân của chiếc lá trước đó là Hàn Thúy Tần đã nhặt được chiếc lá đó, trong lòng nàng xao xuyến khi nhận được hồi âm của một người tri kỷ ngoài kia dù chẳng biết mặt chàng.
Mãi về sau nhà vua cho 3000 cung nữ được hồi hương, Hàn Thúy Tần trở về nhà người thân thích là nhà đại quan họ Hàn. Không ngờ rằng Vu Hựu cũng đang nương nhờ ở đây, hai người hội ngộ, tâm đầu ý hợp đã nên duyên vợ chồng.
Vào đêm tân hôn Vô Hựu đã vô tình thấy chiếc lá bài thơ của mình được cất giữ cẩn thận trong rương son phấn của nàng, mới hay mối lương duyên là do Thiên định.
Người ta thường nói không có duyên thì không thể gặp mặt, không có phận thì không thể kết đôi. Như chiếc là kia dẫu theo dòng nước vô định chẳng biết dạt về đâu mà vẫn vô tình cập bến người hữu duyên.
Còn thiếu nữ kia, nàng được gọi vào cung để tiến vua sẽ có một địa vị cao sang, nhưng dẫu cách Hoàng Đế chỉ một bức tường mà cả đời cũng không gặp mặt, cuối cũng cũng chỉ đơn côi gối chiếc âu cũng là vô duyên vô phận như câu thơ
Hoa rơi hữu ý
Nước chảy vô tình
Một đời xuân xanh
Tan thành mây khói
(Sưu tầm)
Nhờ đó mới hay Thiên định kỳ duyên, có những thứ con người ta cố chấp thực hiện một điều gì đó thì chỉ chuốc lại những nỗi buồn. Bởi có những thứ không mong cầu thì lại đến, những thứ theo đuổi mãi vẫn không được.
Chỉ thận theo Thiên ý, tùy kỳ tự nhiên, duyên đến vui vẻ mà đón nhận, duyên đi đừng níu kéo mà thêm nuối tiếc, thì mới có thể hạnh phúc và sống trọn vẹn.
Cuối cùng câu nói Hoa rơi hữu ý, nước chảy vô tình duyên đến duyên đi bình thản đón nhận dùng để ám chỉ những người có lòng, lại hợp duyên thì sớm muộn cũng được ở bên nhau.