Trong kho vận, đôi lúc số lượng hàng của bạn không đủ lớn để chất đầy 1 container. Khi ấy, vận chuyển hàng lẻ LCL sẽ là lựa chọn hợp lý, tối ưu về mặt chi phí cho bạn. Hãy cùng MekongSoft tìm hiểu LCL là gì? RT là gì? Cách ứng dụng RT trong tính cước vận chuyển hàng lẻ LCL như thế nào qua bài viết sau nhé.
LCL là gì?
LCL là cụm viết tắt của Less-than-container load tức là số lượng hàng không đủ hoặc kích thước hàng nhỏ không thể chất đầy 1 container hàng. LCL còn được gọi là hàng ghép, hàng lẻ, hàng consol (consolidation).
Vận chuyển hàng LCL tức là 1 lô hàng không đủ điều kiện để đóng đầy 1 container hàng nên cần gom nhóm với các lô khác có cùng một điểm đến cần vận chuyển nhằm lấp đầy đủ 1 container, đảm bảo hiệu quả và chi phí khi vận chuyển.
Khi nhập khẩu hay xuất khẩu, nếu hàng hóa không đủ xếp đầy vào 1 container thì chủ hàng hay đơn vị vận chuyển sẽ sử dụng dịch vụ LCL để giảm chi phí. LCL được coi là 1 giải pháp logistics hiệu quả, phát triển mạnh mẽ trong thời đại thương mại điện tử lên ngôi.
Xem thêm : Doanh nghiệp logistics là gì?
Các thuật ngữ trong tính cước vận chuyển (freight rate)
Bạn cần nắm được các thuật ngữ logistics dưới đây để có thể tính cước vận chuyển của một lô hàng ghép LCL.
- CBM: tức mét khối (m3), là viết tắt của CuBic Meter, tức đơn vị tính thể tích của lô hàng, được đo theo công thức dài (m) x rộng (m) x cao (m).
- MT: là đơn vị tính trọng lượng của lô hàng, là viết tắt của Metric Ton (tức 1 tấn = 1.000 kg).
- RT: là đơn vị giá cước vận chuyển (freight rate) tính bằng cách so sánh giá cước giữa MT giá cước tính theo trọng lượng và CBM giá cước tính theo thể tích; giá nào cao hơn thì lấy giá đó để tính cho lô hàng. RT là viết tắt của cụm từ Revenue Ton.
- FT: là đơn vị giá cước vận chuyển (freight rate) tính bằng cách so sánh giá cước giữa MT giá cước tính theo trọng lượng và CBM giá cước tính theo thể tích; giá nào cao hơn thì lấy giá đó để tính cho lô hàng. FT là viết tắt của cụm từ Freight Ton.
Xem thêm : RD là gì?
Cách tính giá cước vận chuyển (freight rate) LCL
Bước 1: Đo các cạnh của kiện hàng theo tiêu chí cao, dài, rộng theo đơn vị mét (m). Rồi lấy dài x rộng x cao để tính được thể tích của lô hàng.
Ví dụ: Nếu kích thước của 1 kiện hàng là Dài: 5 m x Rộng: 2 m x Cao: 2 m thì thể tích của kiện hàng này sẽ là: 5 x 2 x 2 = 20 CBM.
Bước 2: Cân kiện hàng đang có để biết được trọng lượng. Bạn đo theo đơn vị tấn (MT).
Ví dụ: Bạn cân kiện hàng được 2,4 tấn (2.400 kg) thì MT là 2,4.
Bước 3: Đơn vị vận chuyển hàng lẻ LCL sẽ cung cấp cho bạn giá cước. Dựa theo giá này, bạn sẽ tính được cước theo trọng lượng MT và cước theo thể tích CBM.
Ví dụ: Nếu giá cước được công ty vận chuyển chào giá là 30 USD/tấn, thì giá cước vận chuyển tính theo trọng lượng MT và tính theo thể tích CBM cho kiện hàng này sẽ là:
Giá cước vận chuyển tính theo trọng lượng MT là: 2,4 tấn x 30 USD = 72 USD
Giá cước vận chuyển tính theo thể tích CBM là: 20 CBM x 30 USD = 600 USD
Bước 4: So sánh giá cước giữa MT giá cước tính theo trọng lượng và CBM giá cước tính theo thể tích => Giá nào cao hơn thì lấy giá đó để tính cho lô hàng.
Trong ví dụ này, giá CBM cao hơn MT nên phí RT áp dụng cho kiện hàng này là: 600 USD.
Trong thực tế, cước vận chuyển sẽ còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác ngoài CBM, MT, RT như: phí cầu cảng (pier-pass), phí vệ sinh xe tải (Clean Truck Fee), phí vận chuyển nội địa (Trucking fee), phí giao hàng tại cảng đến (Destination Delivery Charge – DDC), phí vận chuyển hàng hóa đường biển (Ocean freight – O/F), phí xe nâng (Forklift fee), phí chứng từ hàng nhập (Inbound Documentation), phí kho bãi (Warehouse surcharge), phí hải quan vào nội địa (Customscharge), phí chứng thư hun trùng (Fumigation documentary fee)…
Khi vận chuyển hàng lẻ LCL, bạn nên tham khảo giá từ nhiều đơn vị, xem cách tính RT của bên nào là có lợi nhất về mặt giá cả trước khi quyết định lựa chọn đơn vị vận chuyển.
Qua bài viết này, hy vọng bạn đã biết RT là gì, cách áp dụng RT và các trị số, khái niệm trong tính cước phí vận tải hàng lẻ LCL 1 cách nhanh chóng, chính xác.