Suy nhược thần kinh đang ngày càng trở nên phổ biến do áp lực cuộc sống hiện đại. Chứng bệnh này rất nguy hiểm, nó tiến triển âm thầm và ảnh hưởng đến cả sức khỏe tinh thần lẫn thể chất. Triệu chứng suy nhược thần kinh khá dễ nhận biết. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ nói tới 7 dấu hiệu điển hình nhất.
16/07/2020 | Suy nhược cơ thể có thể gây ra những ảnh hưởng gì tới sức khỏe?09/05/2020 | Tình trạng suy nhược cơ thể có nguy hiểm hay không?
1. Vì sao bạn bị suy nhược thần kinh?
Suy nhược thần kinh còn được gọi là căn bệnh “hiện đại”, nguyên nhân xuất phát từ vấn đề căng thẳng tâm lý, áp lực, stress kéo dài do công việc hoặc cuộc sống.
Suy nhược thần kinh do căng thẳng, stress kéo dài
Ngoài ra, những yếu tố khác có thể dẫn đến bệnh là:
-
Thần kinh yếu.
-
Tác nhân kích thích thần kinh xuất hiện thường xuyên trong môi trường sống như: tiếng ồn, ô nhiễm không khí, điều kiện sống không tốt, không khí bức bách, môi trường học tập và làm việc không tốt,…
-
Bệnh lý mạn tính gây khó chịu kéo dài cho cơ thể như: viêm xoang, viêm loét dạ dày, viêm túi mật,…
-
Chế độ dinh dưỡng kém, thiếu dinh dưỡng và thiếu năng lượng cho hoạt động của bộ não.
-
Mất ngủ kéo dài hoặc làm việc quá nhiều nhưng ngủ không đủ giấc.
-
Nghiện rượu, bia hoặc các chất kích thích, thức uống không tốt như cà phê, trà đặc,…
-
Lao động trí óc quá sức.
Suy nhược thần kinh không được điều trị sẽ nguy hiểm cho sức khỏe tinh thần và thể chất
Tuy không phải bệnh lý nguy hiểm cấp bách song suy nhược thần kinh có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người bệnh. Điều nguy hiểm hơn là hầu hết bệnh nhân không ý thức được tình trạng bệnh của mình để điều trị, can thiệp tâm lý kịp thời.
2. Triệu chứng suy nhược thần kinh
Nắm được các triệu chứng suy nhược thần kinh sẽ giúp chúng ta phát hiện sớm nếu bệnh xảy ra với bản thân hoặc người thân để có can thiệp kịp thời.
2.1. Mất ngủ, rối loạn giấc ngủ
Một số người sẽ gặp tình trạng mất ngủ, một số người người khác bị rối loạn giấc ngủ như tỉnh giữa đêm, ngủ không ngon giấc,… Thực tế giấc ngủ là khoảng thời gian quan trọng để cơ thể lẫn bộ não nghỉ ngơi, phục hồi sau thời gian dài hoạt động.
Bộ não cũng là nơi điều hòa và kiểm soát giấc ngủ. Do rối loạn chức năng vỏ não và các trung khu dưới vỏ não điều khiển nên những người bị suy nhược thần kinh thường mất ngủ.
Rất nhiều bệnh nhân khi gặp phải tình trạng này đã tìm đến thuốc an thần, tuy nhiên hầu hết không có kết quả tốt hoặc kết quả không đáng kể. Hơn nữa còn gây hại cho sức khỏe và dạ dày.
Một trong những triệu chứng điển hình của suy nhược thần kinh là rối loạn giấc ngủ
2.2. Cơ thể mệt mỏi
Mệt mỏi là tình trạng thường xảy ra khi cơ thể làm việc quá sức hoặc sau một ngày dài làm việc, tuy nhiên khi bổ sung dinh dưỡng và nghỉ ngơi thì sức khỏe sẽ được phục hồi. Tuy nhiên, nếu mệt mỏi do suy nhược thần kinh thì dù nghỉ ngơi và dinh dưỡng tốt nhưng vẫn không cải thiện được hoặc cải thiện không đáng kể.
Nhiều bệnh nhân cho biết, họ càng ngủ càng thấy cơ thể mệt mỏi và mất sức. Trạng thái cơ thể không tốt cùng với tinh thần bực bội, khó chịu, nằm không yên, giấc ngủ kém khiến bệnh nhân không thể làm việc, sinh hoạt tốt. Cùng với đó, có thể xuất hiện 1 số triệu chứng khác như: tim đập nhanh, thở gấp, tức ngực, hồi hộp, đau tức dạ dày,…
2.3. Rối loạn lo âu
Đây là tình trạng bình thường khi tinh thần căng thẳng hoặc biết trước nguy hiểm song nếu tình trạng này kéo dài, thường xuyên và không rõ nguyên do thì nguyên nhân có thể do suy nhược thần kinh. Điều nguy hiểm là nếu rối loạn lo âu kéo dài, người bệnh có thể bị trầm cảm. Đây là kết quả tích lũy sau thời gian dài căng thẳng tinh thần không được giải quyết và thư giãn.
Người bệnh suy nhược thần kinh kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm
2.4. Trốn tránh, ngại giao tiếp
Ở bệnh nhân suy nhược thần kinh, do bộ não mất cân bằng serotonin nên thường bị căng thẳng khi tiếp xúc với người khác, nhất là ở nơi đông người. Vì thế họ có xu hướng né tránh mọi người, tự cô lập và ở một mình. Từ đó dẫn tới tình trạng lo âu, trầm cảm.
Để cải thiện vấn đề này, cả bản thân người bệnh lẫn người xung quanh đều nên cùng cố gắng, hãy chia sẻ những vấn đề bạn gặp phải để giải tỏa và cùng giải quyết.
2.5. Suy giảm trí nhớ, mất tập trung
Việc não bộ bị suy giảm chức năng sẽ khiến cho người bệnh rất khó để tập trung, nhất là trong những vấn đề mới. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và học tập, giảm hiệu quả công việc và khả năng phát triển của bản thân.
Có một mối liên hệ được xác định giữa chứng suy nhược thần kinh, mất tập trung lâu dài với các bệnh như Alzheimer, Parkinson,…
2.6. Hoảng loạn
Khi rối loạn lo âu kéo dài, suy nhược thần kinh nặng hơn, những cơn hoảng loạn sẽ xuất hiện. Người bệnh luôn tràn ngập cảm xúc sợ hãi, không thể kiểm soát tinh thần và bản thân. Khi gặp tình trạng này, đầu tiên hãy cố gắng kiểm soát hơi thở, thở chậm hơi, dài hơi hơn.
Một hơi thở dài sẽ giúp hệ thần kinh giao cảm được xoa dịu, từ đó bạn sẽ cảm thấy được thư giãn hơn.
Cảm xúc hoảng loạn cho thấy bệnh suy nhược thần kinh nặng
2.7. Triệu chứng khác
Bệnh nhân suy nhược thần kinh còn có thể xuất hiện những triệu chứng không điển hình liên quan đến rối loạn chức năng cơ quan như:
-
Triệu chứng cơ xương khớp: nhức cơ, đau mỏi cột sống, mỏi cổ, đau thắt lưng,…
-
Triệu chứng thần kinh: Đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, rối loạn cảm giác.
-
Triệu chứng tiêu hóa: chán ăn, táo bón, chướng bụng, cảm giác buồn nôn, đầy hơi,…
Nếu bạn có những triệu chứng suy nhược thần kinh này, hãy sớm tới gặp bác sĩ tâm lý để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị càng sớm càng tốt. Bệnh suy nhược thần kinh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả phụ nữ và nam giới nên không được chủ quan nếu bản thân có triệu chứng bệnh. Đồng thời hãy phòng ngừa bệnh bằng kiểm soát tốt yếu tố nguy cơ.