【HAVIP】Thỏa ước lao động tập thể tiếng Anh là gì?

Thỏa ước lao đông tập thể tiếng anh là gì

Tùy theo từng thời kì, từng nơi mà thỏa ước lao động tập thể được gọi với nhiều tên gọi khác nhau. Nhưng xét về thực chất thỏa ước lao động tập thể là những quy định nội bộ của doanh nghiệp, trong đó bao gồm những thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về những vấn đề có liên quan đến quan hệ lao động.

1. Thỏa ước lao đông tập thể tiếng Anh là gì?

Khoản 1 điều 73 bộ luật Lao động đưa ra khái niệm thỏa ước lao động tập thể như sau: “Thỏa ước lao động tập thể (tiếng Anh: Collective Labour Agreement) là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.”

Thỏa ước lao động tập thể gồm: thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành và hình thức thỏa ước lao động tập thể khác do Chính phủ quy định. Mặc dù là văn bản thỏa thuận giữa các bên tuy nhiên nội dung thỏa thuận không được trái với quy định của pháp luật và phải có lợi hơn cho người lao động so với quy định của pháp luật.

Thỏa ước lao động tập thể là cơ sở pháp lý chủ yếu để từ đó hình thành nên mối quan hệ lao động có tính tập thể, tạo nên sự cộng đồng trách nhiệm của cả hai bên trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh trên cơ sở pháp luật lao động. Hơn thế nữa, nó còn tạo điều kiện để người lao động, bằng sự thượng lượng, mặc cả, thông qua sức mạnh của cả tập thể với người sử dụng lao động để có thể hưởng những lợi ích cao hơn so với sự quy định trong pháp luật.

Thực hiện ký thỏa ước lao động tập thể góp phần điều hòa lợi ích, hạn chế cạnh tranh không cần thiết, tạo ra những điều kiện cho sự gắn bó chặt chẽ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để xem xét giải quyết tranh chấp lao động tập thể, một khi có tranh chấp lao động tập thể xảy ra.

Thỏa ước lao động tập thể nếu được ký kết đúng đắn, trên cơ sở bình đẳng, tự do thương lượng, hợp tác sẽ là nguồn quy phạm thích hợp tại chỗ bổ sung cho nội quy doanh nghiệp, tăng cường kỷ luật trong doanh nghiệp và còn là cơ sở pháp lý quan trọng để doanh nghiệp tiến hành ký hợp đồng lao động với người lao động, phù hợp với điều kiện, khả năng của doanh nghiệp, đảm bảo quyền lợi của hai bên.

a. Nội dung thỏa ước lao động tập thể là gì?

Đối với một người lao động, việc được tiếp cận với nội dung của bản thỏa ước lao động tập thể hiện nay rất quan trọng. Nó sẽ cho người lao động biết được đâu là những quyền lợi mà mình sẽ được hưởng, cùng với đó là những nghĩa vụ mà người lao động buộc phải chấp nhận nếu muốn được làm việc tiếp.

Và về mặt pháp lý, bản thỏa ước lao động tập thế giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động sẽ bao gồm các nhóm nội dung như:

Nhóm đầu tiên là những nội dung chủ yếu của bản thỏa ước lao động tập thể, bao gồm các cam kết của đôi bên về các vấn đề việc làm cũng như những yêu tố liên quan như: thời gian làm việc, thời gian nghỉ giải lao, các khoản lương; thưởng, các chế độ bảo hiểm dành cho người lao động. Ngoài ra cũng là những định mức về lao động, an toàn; vệ sinh lao động mà tập thể người lao động sẽ được hưởng trong quá trình làm việc tại công ty.

Nhóm thứ hai bao gồm các nội dung ngoài lề mà trong quá trình thương lượng giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động mà hai bên đồng ý để đưa vào bản thỏa ước. Những vấn đề đó có thể là các quyền lợi về đào tạo, trách nhiệm của tập thể người lao động đối với sự phát triển của công ti. Ngoài ra, đó có thể là những cách thức giải quyết khi xuất hiện tranh chấp lao động giữa các thành viên với nhau hoặc giữa người lao động với người sử dụng lao động.

Vì vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, nội dung bản thỏa ước lao động tập thể thường bao gồm những điều như:

  • Việc làm, đảm bảo việc làm
  • Thời gian làm việc, nghỉ ngơi
  • Tiền lương, thưởng, phụ cấp
  • Định mức lao động
  • An toàn, vệ sinh lao động
  • Bảo hiểm xã hội, y tế với người lao động

b. Ai là người ký kết thỏa ước lao động tập thể?

Thỏa ước lao động tập thể được ký kết giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động. Cụ thể theo Điều 18 Nghị định 05/2015/NĐ-CP:

  • Phía tập thể lao động: Chủ tịch công đoàn cơ sở hoặc Chủ tịch công đoàn cấp trên trực tiếp nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở;
  • Phía người sử dụng lao động: Người đại diện theo pháp luật, người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.

Nếu có ủy quyền cho người khác ký thì phải ủy quyền bằng văn bản và người được ủy quyền không được tiếp tục ủy quyền cho người khác.

Lưu ý:

Thỏa ước lao động tập thể chỉ được ký kết khi các bên đã đạt được thỏa thuận tại phiên thương lượng tập thể và:

  • Có trên 50% số người của tập thể lao động biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được (trường hợp ký thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp);
  • Có trên 50% số đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được (trường hợp ký thỏa ước lao động tập thể ngành);

Khi thoả ước lao động tập thể được ký kết, người sử dụng lao động phải công bố cho mọi người lao động của mình biết.

Bạn có thể tải Mẫu Thỏa ước lao động tập thể 2020 chi tiết nhất tại đây: Mau-Thoa-uoc-lao-dong-tap-the-2020

3. Những điểm khác biệt giữa thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động

Thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đều được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, tuy nhiên, giữa thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động có nhiều sự khác biệt, cụ thể:

Thoả uớc lao động tập thể Hợp đồng lao động Khái niệm Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể (Khoản 1 Điều 73 Bộ luật Lao động 2012). Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động (Điều 15 Bộ luật Lao động 2012). Phân loại – Thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp.

– Thoả ước lao động tập thể ngành.

– Thỏa ước lao động tập thể khác.

(Khoản 1 Điều 73 Bộ luật Lao động 2012).

– Hợp đồng lao động có thời hạn.

– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

– Hợp đồng thời vụ.

(Điều 22 Bộ luật Lao động 2012).

Chủ thể tham gia ký kết – Đại diện tập thể người lao động.

– Người sử dụng lao động hoặc đại diện nguời sử dụng lao động.

– Cá nhân hoặc đại diện theo pháp luật của cá nhân trong truờng hợp nguời lao động từ đủ 13 đến duới 15 tuổi.

– Người sử dụng lao động.

Hình thức – Đối với thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp đuợc lập thành 5 bản (Khoản 2 Điều 83 Bộ luật Lao động 2012).

– Đối với thoả ước lao động tập thể ngành đuợc lập thành 4 bản (Khoản 2 Điều 87 Bộ luật Lao động 2012).

Thoả thuận bằng văn bản được lập thành 2 bản (Khoản 1 Điều 16 Bộ luật Lao động 2012). Hiệu lực hợp đồng Ngày có hiệu lực đuợc ghi rõ trong thoả ước; trường hợp thoả ước không ghi rõ thì thoả ước có hiệu lực từ ngày các bên ký kết (Điều 76 Bộ luật Lao động 2012). Hợp đồng có hiệu lực từ ngày các bên giao kết (Điều 25 Bộ luật Lao động 2012). Thoả ước lao động tập thể có thời hạn từ 1 năm đến 3 năm; đối với các doanh nghiệp lần đầu tiên ký thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp thì thoả ước duới 1 năm (Điều 85, 89 Bộ luật Lao động 2012). Tuỳ vào loại hợp đồng Thủ tục đăng ký

Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký kết, người sử dụng lao động hoặc đại diện nguời sử dụng lao động gửi thoả ước đến các cơ quan sau:

– Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh đối với thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp

– Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đối với thoả ước tập thể ngành

(Điều 75 Bộ luật Lao động 2012)

Không quy định

4. Phân biệt thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp và thỏa ước lao động tập thể ngành

Thỏa ước lao động (TƯLĐ) tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể. TƯLĐ tập thể gồm: TƯLĐ tập thể doanh nghiệp; TƯLĐ tập thể ngành và hình thức TƯLĐ tập thể khác do Chính phủ quy định.

Sự khác nhau giữa TƯLĐ tập thể doanh nghiệp và TƯLĐ tập thể ngành được thể hiện qua bảng sau:

Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp

Thỏa ước lao động tập thể ngành

Chủ thể tham gia ký kết Thỏa ước

– Bên tập thể lao động là đại diện tập thể lao động tại cơ sở;

– Bên người sử dụng lao động là người sử dụng lao động hoặc người đại diện của người sử dụng lao động.

(Khoản 1, Điều 83 của Bộ luật lao động năm 2012)

– Bên tập thể lao động là Chủ tịch công đoàn ngành;

– Bên người sử dụng lao động là đại diện của tổ chức đại diện người sử dụng lao động đã tham gia thương lượng tập thể ngành.

(Khoản 1, Điều 87 của Bộ luật lao động năm 2012)

Tỷ lệthông qua Thỏa ước

TƯLĐ tập thể doanh nghiệp chỉ được ký kết khi các bên đã đạt được thỏa thuận tại phiên họp thương lượng tập thể và có trên 50% số người của tập thể lao động biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể.

(Điểm a, Khoản 2, Điều 74 Bộ luật lao động năm 2012)

TƯLĐ tập thể ngành chỉ được ký kết khi các bên đã đạt được thỏa thuận tại phiên họp thương lượng tập thể ngành và có trên 50% số đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên cơ sở biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể.

(Điểm b, Khoản 2, Điều 74 Bộ luật lao động năm 2012)

Thủ tục đăng ký

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký kết, người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động phải gửi một bản thỏa ước đến:

Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

(Điều 74 của Bộ luật lao động năm 2012)

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký kết, người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động phải gửi một bản thỏa ước đến:

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

(Điều 74 của Bộ luật lao động năm 2012)

Lưu giữ

Phải làm thành 05 bản, trong đó:

– Mỗi bên ký kết giữ 01 bản;

– 01 bản gửi cơ quan nhà nước về lao động cấp tỉnh;

– 01 bản gửi công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và 01 bản gửi tổ chức đại diện người sử dụng lao động mà người sử dụng lao động là thành viên.

(Khoản 2, Điều 83 của Bộ luật lao động năm 2012)

Phải làm thành 04 bản, trong đó:

– Mỗi bên ký kết giữ 01 bản;

– 01 bản gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

– 01 bản gửi công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

(Khoản 2, Điều 87 của Bộ luật lao động năm 2012)

Thời hạn củaThỏa ước

Từ 01 năm đến 03 năm.

Đối với doanh nghiệp lần đầu tiên ký kết TƯLĐ tập thể, thì có thể ký kết với thời hạn dưới 01 năm.

(Điều 85 của Bộ luật lao động năm 2012)

Từ 01 năm đến 03 năm.

(Điều 89 của Bộ luật lao động năm 2012)

Quan hệ giữa TƯLĐ tập thể doanh nghiệp với TƯLĐ tập thể ngành

– Những nội dung của TƯLĐ tập thể doanh nghiệp hoặc quy định của người sử dụng lao động về quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của người lao động trong doanh nghiệp thấp hơn những nội dung được quy định tương ứng của TƯLĐ tập thể ngành thì phải sửa đổi, bổ sung TƯLĐ tập thể doanh nghiệp trong thời hạn 03 tháng, kể từ TƯLĐ tập thể ngành có hiệu lực.

– Doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng của TƯLĐ tập thể ngành nhưng chưa xây dựng TƯLĐ tập thể doanh nghiệp, có thể xây dựng thêm TƯLĐ tập thể doanh nghiệp với những điều khoản có lợi hơn cho người lao động so với quy định của TƯLĐ tập thể ngành.

5. Những điểm khác biệt giữa thỏa ước lao động tập thể và văn bản pháp luật nhà nước

Thỏa ước lao động tập thể Văn bản pháp luật nhà nước Thỏa ước lao động tập thể là sự thỏa thuận giữa tập thể lao động và NSDLĐ, hay nói cách khác, Thỏa ước lao động tập thể là sự thỏa thuận giữa các bên trong QHLĐ tập thể. Văn bản quy phạm pháp luật lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và chỉ thể hiện ý chí của Nhà nước. Thỏa ước lao động tập thể thường chứa đựng những nội dung có lợi hơn cho NLĐ so với các văn bản quy phạm pháp luật lao động. Văn bản quy phạm pháp luật lao động chỉ đặt ra tiêu chuẩn tối thiểu về quyền lợi của NLĐ khi tham gia vào QHLĐ. Thỏa ước lao động tập thể thường có phạm vi áp dụng hẹp hơn văn bản quy phạm pháp luật lao động. Các văn bản quy phạm pháp luật lao động thường phạm vị áp dụng toàn quốc hoặc một địa phương.

6. Các loại thỏa ước lao động tập thể

Hiện nay, pháp luật nước ta ghi nhận hai loại thỏa ước lao động tập thể là thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp và thỏa ước lao động tập thể ngành.

Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp là Thỏa ước lao động tập thể chỉ có hiệu lực trong phạm vi doanh nghiệp. Trên thực tế, đây là loại Thỏa ước lao động tập thể thông dụng nhất.

Thỏa ước lao động tập thể ngành là Thỏa ước lao động tập thể được ký kết giữa đại diện của NLĐ và đại diện của NSDLĐ trong một ngành kinh tế – kỹ thuật. Thỏa ước lao động tập thể ngành có hiệu lực trong phạm vi của một ngành kinh tế – kỹ thuật. Về nguyên tắc, nội dung của Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp không được trái với nội dung của Thỏa ước lao động tập thể ngành. Khi Thỏa ước lao động tập thể ngành được ký kết, những nội dung của Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp thấp hơn những nội dung được quy định tương ứng của Thỏa ước lao động tập thể ngành phải được sửa đổi, bổ sung trong thời hạn ba tháng kể từ ngày Thỏa ước lao động tập thể ngành có hiệu lực. Doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng của Thỏa ước lao động tập thể ngành nhưng chưa xây dựng Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp có thể xây dựng thêm Thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp với những điều khoản có lợi hơn cho NLĐ.

Link bài viết: https://havip.com.vn/thoa-uoc-lao-dong-tap-the-tieng-anh-la-gi

Link trang chủ: https://havip.com.vn/