Nếu như trước đây, chính trực là một đức tính cao đẹp mà một người được xã hội trao tặng. Cổng vào ở những nơi công quyền cũng luôn ghi 4 chữ “quang minh chính đại” ý chỉ sự rõ ràng, trong sáng, thẳng thắng và nêu cao chính nghĩa. Triết lý sống thời đó luôn chống lại cách sống cơ hội, lập lờ, hai mặt…
Thế nhưng, ngày nay thái độ sống mang tính “nhất nguyên” ấy dường như đã bị thay thế bởi “nhị nguyên” hay “tam, tứ… nguyên” mà xã hội hiện đại hay dùng bằng cụm từ “tiêu chuẩn kép” (double standard). Và dường như thái độ sống… kép ấy đang dần trở thành một lối hành xử phổ biến trên toàn thế giới.
1. Tiêu chuẩn kép là gì?
Tiêu chuẩn kép là một cụm từ được sử dụng khá khá phổ biến trong xã hội hiện đại, đặc biệt là với giới trẻ, thế nhưng, tiêu chuẩn kép là gì và như thế nào thì được gọi là tiêu chuẩn kép thì không phải ai cũng biết?
Thực tế, tiêu chuẩn kép có thể hiểu đơn giản là cùng một sự việc, hành động, nhưng lại có nhận định đánh giá theo nhiều hướng khác nhau, tùy theo cái nào có lợi và phù hợp với mục đích của mình. Đa số dùng để bao biện hoặc hợp lý hóa cho hành vi của mình, áp đặt lên phía còn lại.
Một tiêu chuẩn kép có thể dễ dàng phân biệt với hình thức thể hiện, như việc một số việc được xem là hoàn hảo và tuyệt vời nếu do người này làm, nhưng cũng chính việc đó lại là thứ không thể chấp nhận và cấm kỵ nếu do người khác làm. Nó vi phạm tất cả các nguyên tắc về sự công bằng khi những người khác nhau lại có mức độ trách nhiệm khác nhau khi làm cùng một việc.
Nói một cách thẳng thắng, cụm từ “tiêu chuẩn kép” chính là cách nói lịch sự để chỉ tính hai mặt, tính cơ hội thực dụng, mập mờ, vô nguyên tắc của một hành động đó. Thậm chí, có người còn cho rằng, tiêu chuẩn kép vi phạm tất cả các nguyên tắc về sự công bằng, nó được xem như một loại thành kiến và không công bằng về đạo đức nếu nói theo nguyên tắc tất cả đều bình đẳng và tự do.
2. Nguồn gốc và sự phát triển của cụm từ tiêu chuẩn kép (double standard)
Thuật ngữ double standard (tiêu chuẩn kép) đã được sử dụng từ thế kỷ 18 dùng để chỉ sự bất bình đẳng trong việc đối với phụ nữ.
Vào năm 1775, cụm từ “tiêu chuẩn kép” đã được Thomas Paine (triết gia và nhà hoạt động xã hội) sử dụng trong một bài viết nói về phụ nữ đăng trên tạp chí Pennsylvania.
Đến năm 1930 ở Mỹ, cụm từ “tiêu chuẩn kép” trở nên phổ biến hơn khi nó được dùng để phản ánh sự phân biệt đối với nam nữ khi đứng trước cùng một vấn đề.
Ở Việt Nam thời gian qua người ta cũng sử dụng nhiều cụm từ “tiêu chuẩn kép” để chỉ sự phân biệt, chẳng hạn như “nhà có cỗ, phụ nữ rửa bát nấu cơm, đàn ông ngồi chơi xơi nước”, hay khi thấy một vụ bạo hành trong mối quan hệ, người đi đường thường lập tức can ngăn khi thấy người bạn trai đánh bạn gái mình, trong khi đó lại có thái độ thờ thờ ơ, thậm chí là cười cợt khi sự việc diễn ra ở chiều ngược lại….
Xem thêm: Mang nghĩa không mấy thân thiện, vậy chính xác ‘Pick me girl’, ‘Pick me boy’ là gì?
3. Một số tiêu chuẩn kép thường thấy trong đời sống hàng ngày
Dường như ai trong chúng ta cũng đều có ít nhất một “tiêu chuẩn kép” trong cuộc sống hàng ngày, nhưng chúng ta thường sẽ nhận định chúng là bình thường và không quan tâm quá nhiều về chúng. Hoặc đôi khi chính chúng ta cũng không hề phát hiện bản thân mình có “tiêu chuẩn kép”.
Hãy cùng điểm qua một số tình huống tiêu chuẩn kép thường gặp trong cuộc sống hàng ngày:
Tóm lại, tiêu chuẩn kép là lối tư duy thiếu logic, chủ yếu dựa vào cảm xúc để đánh giá người khác nên thường sẽ hành xử thiếu công tâm và khoa học. Điều đáng nói là hiện nay rất nhiều người mặc nhiên áp dụng tiêu chuẩn kép cho những người xung quanh mà không hề biết mình đang bị “tiêu chuẩn kép”.
Sưu tầm
Nguồn ảnh: Internet