Vạn Lý Trường Thành ở đâu? Bạn đã biết gì về địa điểm du lịch nổi tiếng này. Cùng Ximgo tìm hiểu trong bài viết dưới đây, trước khi xách balo đi nhé!
1. Vạn Lý Trường Thành ở đâu?
Vạn Lý Trường Thành nằm ở tỉnh nào Trung Quốc? Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng công trình này tọa lạc ở Bắc Kinh, nhưng thực tế thì không phải vậy. Đáp án cho câu hỏi Vạn Lý Trường Thành ở đâu chính là nằm ở tên gọi của nó. Thực chất, “Vạn Lý Trường Thành” là tên gọi ám chỉ những bức tường thành được nối dài vô tận, vì thế nó sẽ không tọa lạc ở một vị trí cụ thể.
Vạn Lý Trường Thành là kỳ quan nhân tạo được xây dựng từ khoảng 2300 năm trước, đặt nền móng đầu tiên vào thời Xuân Thu (770-476 TCN). Bức tường thành này có chiều vạn dặm đi qua 15 tỉnh của Trung Quốc, cửa quan đầu tiện đặt tại tỉnh Liêu Ninh Trung Quốc và kéo dài sang tận biên giới của Hàn Quốc.
Vạn Lý Trường Thành mang một ý nghĩa vô cùng to lớn trong văn hóa và lịch sử của người dân Trung Hoa. Vào thời đại phong kiến, bức tường thành này có chức năng như một hệ thống phù thủ kiên cố, vững chãi, giúp bảo vệ người dân trong thành khỏi sự đánh chiếm của các bộ tộc du mục như Quân Hung Nô, Mãn Châu, Mông Cổ.
Chính bổ vai trò quan trọng này, sau khi nhà Tần diệt vong, các triều đại kế tiếp của Trung Quốc đã tiếp tục công cuộc tu sửa và nối dài bức tường thành thêm 1000km nữa. Mãi đến tận thời nhà Minh, công cuộc xây dựng Vạn Lý Trường Thành mới được hoàn tất.
Qua vết thăng trầm của thời gian, ước tính có tới 30% di tích đã bị tàn phá do sự tác động của thiên nhiên và con người. Tuy nhiên, Vạn Lý Trường Thành vẫn trở thành biểu tượng du lịch hàng đầu của đất nước Trung Hoa, Bát Đại Lĩnh, Kim Sơn Lĩnh, Tư Mã Đài,… là những khu vực tường thành nổi tiếng hàng năm vẫn thu hút hàng ngàn khách du lịch tới tham quan và khám phá.
2. Vạn Lý Trường Thành được xây dựng như thế nào?
Theo các ghi chép trong tài liệu lịch sử Trung Quốc cho biết, tuy công trình này được hoàn thành và phát triển vào thời nhà Minh, nhưng người có công gây dựng Vạn Lý Trường Thành lại là Tần Thủy Hoàng.
Sau khi lên ngôi vua, vì lo sợ quân Hung Nô sẽ đánh chiếm Thành, Tần Thủy Hoàng đã ngay lập tức hạ lệnh huy động tới 300.000 binh lính và hàng triệu dân nghèo, tù nhân đi xây thành lũy.
Nguyên liệu để xây dựng thành thời ấy chủ yếu là đất, đá và vôi. Tuy nhiên để kết dính các nguyên liệu ấy với nhau, họ đã nghĩ ra một loại vật liệu tuyệt vời có khả năng thay thế được xi măng như hiện giờ chúng ta hay dùng, đó chính là gạo nếp.
Quá trình xây dựng thành là một công việc hết sức vất vả và nguy hiểm, địa hình nơi đây vốn không bằng phẳng, xung quanh toàn là núi đá treo leo, sông hồ chảy xiết hay sa mạc hoang vu.
Họ phải lao động miệt mài từ sáng tinh mơ cho tới tờ mờ tối, không kể trời nóng như đổ lửa, lạnh thấu xương hay mưa gió, bão bùng, họ đều phải gồng mình, vắt kiệt sức. Bất kỳ sự phản kháng hay lười biếng sẽ nhận được hậu quả vô cùng thảm khốc.
Do lao động dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt lại hay bị đánh đập, ăn uống kham khổ, bệnh tật không có thuốc thang, ước tính có tới hơn 1 triệu người dân khổ sai đã phải bỏ mạng nơi đây, thân xác của họ bị vùi sâu trong đất đá, hòa vào vôi vữa. Vạn Lý Trường Thành là niềm đáng tự hào của người dân Trung Hoa, nhưng ẩn chứa trong đó là nhiều câu chuyện cay đắng mà những người nông dân phong kiến phải gánh chịu.
3. Cảm nhận Vạn Lý Trường Thành
Khi nhắc tới Trung Quốc, chúng ta thường nhớ ngay tới những món ăn ngon của Bắc Kinh, nét cổ kinh, trang nghiêm của Di Hòa Viên, hay sự phồn hoa, lộng lẫy của bến Thượng Hải. Nhưng khi nói tới một biểu tượng không thể xóa nhòa của lịch sử, con người và văn hóa Trung Hoa thì không thể là cái tên khác ngoài “Vạn Lý Trường Thành”.
Điểm ấn tượng của “Bức tượng thành dài vạn dặm” này chính là các cửa ải. Đây là những cửa ngõ quan trọng, nơi giao thương hàng hóa và cũng là nơi quân đội tập trung nhiều nhất để bảo vệ yên bình cho đất nước. Trong suốt chiều dài của Vạn Lý Trường Thành xuất hiện rất nhiều các cửa ải nổi tiếng, phải kể đến như Nhạn Môn Quan, Sơn Hải Quan,…
Sơn Hải Quan là cửa ải đầu tiên của bức tường thành, nằm ở giữa hai tỉnh Liêu Ninh và Hà Bắc. Đức từ vị trí này, du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh đẹp từ dãy núi Yên Sơn ở phía Bắc, hay ngắm nhìn biển Bột Hải ở phía Nam, xung quanh “4 phương 8 hướng” đều có cảnh đẹp, đây là lý do vì sao khu vực này lại đón nhiều du khách tới tham quan, khám phá nhiều đến vậy.
Một cửa ải khắc nổi tiếng không kém đó chính là Nhạn Môn Quan. Nơi đây có địa hình khá hiểm trở, xung quanh là thung lũng, vách núi treo leo. Đứng từ đây, bạn sẽ cảm nhận rõ nét nhất về sự hùng vĩ, tráng lệ của “Công trình thế kỷ”. Mỗi một mùa, Vạn Lý Trường Thành đều khoác lên mình một vẻ đẹp riêng, nhưng có lẽ mùa thu ở Vạn Lý Trường Thành lại khiến người ta lưu luyến nhiều hơn cả.
Khi tiết trời vào thu, khung cảnh hai bên của Vạn Lý Trường Thành như tô điểm thêm nét cổ kính, hoang sơ và tráng lệ khiến cho bức tranh ấy trở nên hoàn hảo hơn.
4. Toàn cảnh Vạn Lý Trường Thành
Nguồn video: FAHOKA Xê Dịch
Chắc hẳn qua bài viết này, bạn đã biết thêm nhiều thông tin về địa danh mang ý nghĩa lịch sử của Trung Hoa. Nếu có cơ hội đặt chân tới đất nước này, đừng bỏ qua chuyến khám phá Vạn Lý Trường Thành nhé, có nhiều trải nghiệm thú vị đang chờ đón bạn đó!
Nguồn ảnh: Internet