Xét nghiệm sán chó còn được gọi là xét nghiệm ký sinh trùng, sử dụng phương pháp ELISA, dành riêng cho những người có những dấu hiệu bị nhiễm ký sinh trùng. Vậy xét nghiệm sán chó bao nhiêu tiền, có nguy hiểm và phức tạp hay không?
17/12/2019 | Xét nghiệm beta hCG là gì và khi nào nên thực hiện?17/12/2019 | Xét nghiệm yếu tố dạng thấp và những điều cần biết17/12/2019 | Ý nghĩa xét nghiệm HbA1c đối với bệnh nhân đái tháo đường17/12/2019 | Xét nghiệm Anti – CCP có ý nghĩa gì với người mắc viêm khớp dạng thấp
1. Những lý do cần xét nghiệm sán chó kịp thời?
Sán chó là một ký sinh trùng có tên tiếng là Echinococcus. Người có thể nhiễm sán chó bằng cách ăn phải thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm bẩn có chứa trứng sán.
Sán chó – hay còn được gọi với tên quốc tế là Echinococcus
Loại ký sinh trùng này khi xâm nhập vào bên trong cơ thể con người sẽ không phát triển ngay lập tức thành giun trưởng thành ở đường tiêu hóa, mà chúng sẽ tiếp tục tồn tại dưới dạng ấu trùng, trở thành những khối u hoàn toàn có thể di chuyển được bên trong mô mềm và da.
Sau đó, nó sẽ đi đến khắp các bộ phận của cơ thể con người như: gan, tim, thận, phổi, da, mắt và thậm chí là não,… Đặc biệt, nếu để chúng di chuyển đến mắt thì có thể khiến người bệnh bị xuất huyết, giảm thị lực, thậm chí là mù lòa. Ngoài ra, khi chúng đi vào mũi và tai của bạn còn gây ra hiện tượng như viêm mũi, nhức tai.
Nếu để tình trạng bệnh duy trì trong thời gian dài, ấu trùng nguy hiểm này sẽ đi đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể như gan, phổi, có thể là não, cơ tim, gây ra đau bụng, khó thở, đau đầu, tức ngực, dẫn tới liệt, tử vong.
Hình 2: Những bệnh nhân đang phải điều trị do nhiễm sán chó
Bạn hoàn toàn có thể phòng tránh những trường hợp này bằng cách xét nghiệm giun sán kịp thời để đưa ra hướng điều trị tích cực nhất. Để bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân, xét nghiệm sán chó định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần đối với cả trẻ nhỏ và người lớn là việc làm cần thiết, được các chuyên gia đầu ngành khuyến cáo, đặc biệt là với gia đình có nuôi chó, mèo.
2. Xét nghiệm sán chó khi nào?
Nếu cơ thể của bạn đang gặp phải một trong những dấu hiệu sau đây, hãy đến ngay cơ sở y tế để tiến hành xét nghiệm sán chó kịp thời:
a. Có dấu hiệu suy giảm miễn dịch
Cơ thể có dấu hiệu suy giảm hệ miễn dịch, bởi khi bệnh nhân bị mắc bệnh sán chó sẽ bị ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, gây ra tình trạng giảm sự tổng hợp Glucolin miễn dịch A.
Triệu chứng đầu tiên mà người bệnh gặp phải thường là đau đầu, mệt mỏi, có dấu hiệu trí nhớ suy giảm, mất tập trung. Hơn nữa, còn có thể bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng trong cơ thể, nguyên nhân chính là do gặp phải sự khó khăn trong quá trình đồng hóa protein, Carbohydrate, các chất béo, vitamin A, B12,…
b. Gặp phải các vấn đề về da
Một số bệnh nhân sẽ gặp phải các vấn đề về da như mẩn ngứa, nổi mề đay, lâu ngày không khỏi.
Hình ảnh: Sán chó kí sinh dưới da một bệnh nhân nhiễm sán
c. Tổn thương về xương và cơ bắp
Sán chó xâm nhập cơ thể, đi vào các mô, gây ra sự chấn thương nghiêm trọng khiến cho cơ thể người bệnh xuất hiện tình trạng đau khớp xương và cơ bắp. Đây là hậu quả của sự hoạt động của ký sinh trùng trong cơ thể hoặc có thể là do hiện tượng phản ứng miễn dịch gây nên.
d. Bồn chồn lo lắng
Khi cơ thể nhiễm trùng nghiêm trọng hay mạn tính, các độc tố trong cơ thể có thể kích thích đến hệ thần kinh trung ương, gây ra tình trạng mất ngủ, ngủ không ngon giấc, rơi vào trạng thái lo lắng, căng thẳng thần kinh nghiêm trọng.
Ngoài ra, còn có các dấu hiệu là:
-
Sán chó có thể gây ra sự rối loạn chức năng của đường tiêu hóa, gây ra một số phản ứng dị ứng cho người bệnh.
-
Một căn bệnh thường đi kèm khi nhiễm sán chó mà bạn đọc có thể dễ dàng nhận biết chính là nghiến răng khi đi ngủ.
-
Thường xuyên bị mất ngủ, thức dậy lúc nửa đêm do gan đang cố gắng để loại bỏ các độc tố trong cơ thể.
-
Tình trạng tiêu chảy, chướng bụng, đầy hơi, hoặc bị kích thích ruột.
Hình 4: Đầy hơi, tiêu chảy là một trong những dấu hiệu nổi bật của bệnh nhiễm sán chó
3. Xét nghiệm sán chó bao nhiêu tiền?
Bạn không cần quá lo lắng xét nghiệm sán chó bao nhiêu tiền bởi chi phí dịch vụ này khá rẻ. Chi phí xét nghiệm sán chó hiện nay chỉ dao động trong khoảng từ 100 – 120k/1 lần, phụ thuộc vào cơ sở vật chất, điều kiện khám bệnh của từng cơ sở khám bệnh. Do đó, nếu bạn đang có nhu cầu xét nghiệm sán chó, hãy liên hệ trực tiếp với các địa chỉ uy tín tại địa phương để nhận được những thông tin chính xác nhất.
Ngoài ra, MEDLATEC có một lưu ý đến với bạn đọc là các xét nghiệm máu tầm soát ký sinh trùng sẽ không cần thiết nhịn đói trước khi lấy máu. Hơn nữa,hoàn toàn có thể lấy máu vào bất cứ lúc nào thuận tiện nhất, sáng hoặc chiều.
Tuy nhiên, nếu ngoài xét nghiệm ký sinh trùng kèm khám bệnh thì hãy khám vào buổi sáng và nhịn ăn sáng để nhận được chỉ định chính xác nhất từ bác sỹ.
4. Xét nghiệm sán chó là lấy máu hay bệnh phẩm như thế nào?
Đa số các trường hợp thì mẫu bệnh phẩm sẽ được lấy từ nơi ký sinh trùng đang cư trú trong cơ thể, hoặc từ các sản phẩm đào thải.
Các mẫu bệnh phẩm ký sinh trùng được sử dụng cho quá trình kiểm tra bao gồm:
-
Phân.
-
Máu.
-
Mô: đây là nơi cư trú của các ấu trùng như giun xoắn, các vi nấm, ấu trùng sán dây lợn.
-
Một số mẫu vật được sử dụng để tìm kiếm kí sinh trùng: ngoài việc làm xét nghiệm để xác định ký sinh trùng trên người, còn cần tìm kiếm ký sinh trùng tại các vật chủ trung gian như cua, tôm, cá, một số sinh vật trung gian như nhặng, ruồi, hoặc thực vật thủy sinh, nước, đất, rau,…
-
Những loại dịch hoặc chất thải như đờm, dịch ngoáy họng, mủ vết thương, dịch màng bụng, dịch màng phổi,… để tìm ra những loại đơn bào, vi nấm gây nên bệnh cho con người.
Như vậy, MEDLATEC đã chia sẻ đến bạn đọc những điều cần biết về xét nghiệm sán chó, xét nghiệm sán chó bao nhiêu tiền,… MEDLATEC hiện là địa chỉ uy tín, tin cậy nhất về xét nghiệm nói chung cũng như xét nghiệm sán chó nói riêng.
Gọi ngay tới tổng đài 1900.56.56.56 của MERDLATEC để được tư vấn cụ thể về xét nghiệm sán chó
Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ MEDLATEC để được giải đáp từ chuyên gia.