Chùa Láng ở đâu? Thờ Ai? Cầu gì? Hướng dẫn đường đi?

Chùa Láng ở đâu? Thờ Ai? Cầu gì? Hướng dẫn đường đi?

Chùa láng ở đâu

Chùa Láng thuộc nội thành Hà Nội, nơi gửi gắm bao tâm tình, tín ngưỡng Phật Giáo của phật tử trong và ngoài nước mỗi khi có dịp về thủ đô. Dù trải qua bao nhiêu biến cố, với những nỗ lực đáng được ghi nhận của con dân Việt, ngôi chùa trở thành một biểu tượng không thể thiếu khi nhắc đến Hà Nội.

1. Chùa láng ở đâu

Chùa Láng hiện tọa lạc ở: P.Láng Thượng, Q. Đống Đa, Hà Nội. Từ đầu phố Chùa Láng đi vào khoảng 700m là bạn có thể nhìn thấy ngôi chùa ở phía bên tay trái

chùa láng

2. Lịch sử hình thành chùa Láng

Vào thời nhà Lý: Chùa Láng được xây dựng, theo lời truyền lại của các sư và người dân. Đó là thời vua Lý Anh Tông (1138 – 1175), con trai vua Lý Thần Tông.

Vào các năm 1901, 1989: Ngôi chùa có bước chuyển mình quan trọng trong kiến trúc và diện tích khuôn viên chùa ( trùng tu).

Ngoài ra, ngôi chùa còn trải qua nhiều lần trùng tu khác.

3. Chùa Láng giờ mở cửa

Chùa Láng có thời gian hoạt động cả tuần, mở lúc 7h00 – 17h00. Lưu ý: Nếu vào các ngày lễ lớn thì thời gian được kéo dài hơn.

Chùa Láng giờ mở cửa

4. Cách đi đến chùa Láng

  • Cách đi đến chùa Láng bằng xe ô tô

Chùa Láng, bạn đến tham qua chùa với nhiều hình thức như tự đi hoặc thuê xe, theo xe du lịch, dù phương tiện công cộng.

Tuyến xe bus 21B: Bến xe Mỹ Đình – Đô thị Pháp Vân. Giá vé: 7.000 đồng/ lượt.

Lưu ý: bạn chú ý trạm dừng và tự quản lý đồ cá nhân.

  • Hướng dẫn đi đến chùa Láng bằng xe máy

Chùa Láng cách ủy ban nhân dân phường Láng Thượng không xa, bạn có thể theo google map đến ủy ban, sau đó tìm cách gửi xe rồi đi bộ tới vẫn được (khoảng 450m).

tam quan chùa láng đống đa hà nội

Cách 1: Theo hướng Tây Bắc, vào ngõ 898 đường Láng, rẽ phải, rồi rẽ trái. Bạn rẽ phải, đi thẳng và điểm đến ở bên trái.

Cách 2: Như trên, qua ngõ 989 đường Láng và ngõ 157 chùa Láng.

Cách 3: Như trên và qua ngõ 185 Phố chùa Láng.

Lưu ý: Bạn cần kiểm tra hành trang trước khi di chuyển và tuân thủ luật giao thông. Bạn nhớ tìm nơi gửi xe an toàn gần chùa ( chùa Láng không giữ xe cho khách).

5. Kiến trúc thiết kế tại chùa Láng

Chùa Láng (Chiêu Thiền tự), ngự trị đã lâu. Ngôi chùa cổ kính, trang nghiêm, khí chất kể cả lịch sử và kiến trúc, tô điểm thêm ánh hào quang cho Thủ Đô nước nhà.

Một trong số những điểm đặc biệt cần để tâm khi nhìn về kiến trúc của ngôi chùa.

  • Cổng ngoài của chùa Láng

Chùa Láng có cổng ngoài đồ sộ, vững chắc với kết cấu bốn cột vuông kết hợp ba mái cong không trùm lên cột.

lối vào chùa Láng

Các mái được gắn với giàn sườn, mái ở cổng chính cao hơn hai mái ở cổng phụ. Hình ảnh, làm liên tưởng đến lối kiến trúc mái trong nghệ thuật thiết kế cồng Phủ Chúa.

Tấm hoành phi lớn, với dòng chữ “ Thiền thiên Khải Thánh”, được đặt trên cổng.

  • Ngôi nhà Bát Giác trong chùa Láng

Qua cổng Tam Quan là sân gạch Bát Tràng, giữa khuôn viên chùa có chiếc sập đá. Khoảng trống này, là nơi thường được dùng đặt kiệu trong các lễ hội lớn. Cuối sân, có cổng Tam Quan.

nhà Bát Giác

Khi phật tử qua cổng Tam Quan, theo con đường gạch đỏ dẫn vào ngôi nhà Bát Giác (ở hai bên đường là những hàng cây muỗm có số tuổi cao).

Ngôi nhà Bát Giác của chùa Láng là nơi đặt tượng của Thiền Sư Từ Đạo Hạnh.

  • Các công trình kiến trúc nổi bật ở chùa Láng

Qua nhà Bát Giác, phật tử có thể ngắm nhìn những công trình đẹp trong khuôn viên rộng.

Nhà bái đường, nhà thiêu hương, thượng điện,….

thập điện chùa Láng

Ở hai đầu tòa tiền đường, có động Thập Điện Diêm Vương rất đẹp, ấn tượng. Ở khu vực này, thể hiện những hình phạt ở các tầng địa ngục với các tội danh khác nhau.

Đặc biệt, ngôi chùa có số lượng tượng thờ nhiều, khoảng 198 bức tượng. Các tượng: Tứ Đại Thiên Vương, Chuẩn Đề, Đế Thích,…

6. Chùa Láng thờ ai

Chùa Láng là ngôi cổ tự nổi tiếng cổ xưa và linh thiêng, thuộc một trong những quận nội thành Hà Nội. Ngôi chùa thờ Thiền Sư Từ Đạo Hạnh.

Theo lời kể lại, vua Lý Nhân Tông không có con trai và người nối ngôi sau nhà vua là con trai của quý tộc Sùng Hiền. Thiền Sư là vua Lý Thần Tông.

Vua Lý Anh Tông ban lệnh xây ngôi chùa, vừa để kính Phật, vừa để tưởng nhớ đến đấng sinh thành của ông.

chính đạo chùa Láng

7. Đi chùa Láng cầu gì

Chùa Láng rất đặc biệt, ấn tượng và linh thiêng. Ngôi chùa được xem là vùng đất “tiền Phật, hậu Thánh”, có nghĩa là vào ngày lễ đặc biệt liên quan đến Thiền Sư, thì được quyền dâng lễ mặn để cúng ngài.

Những người hữu duyên, thường đến đây để cầu cho gia đạo bình yên hạnh phúc, cầu có con nối dõi, cầu công danh sự nghiệp thuận lợi.

8. Lễ hội chùa Láng

Chùa Láng, cứ mỗi năm tổ chức nhiều lễ hội, để phật tử cả nước trở về cùng nhau hội ngộ, chia sẻ những điều hay và cầu nguyện, dâng hương.

Lễ hội chùa Láng

Một số lễ hội nổi bật khi nhắc đến chùa Láng: Hội thầy Sư Từ Đạo Hạnh ( ngày 7/3 theo âm lịch), lễ hội mùa xuân ( khai bút, cầu nguyện, nhân duyên,..), lễ hội trăng rằm, lễ hội vu lan ( mùa báo hiếu),…

Ghi chú: Vào ngày hội Thiền Sư, kiệu của ông được đưa đến chùa Hoa Lăng ( xã Dịch Vọng, nơi thờ bố mẹ ông).

9. Lưu ý khi đi lễ chùa Láng

Chùa Láng và cuốn cẩm nang một số lưu ý cần nắm khi đi lễ ở chùa.Trang phục gọn gàng, đơn giản hoặc trang nghiêm.

  • Ngôn từ sử dụng, hành vi ứng xử cần đúng mực.
  • Không tùy ý chụp ảnh hoặc vào khu vực cấm.

khu sân sau chùa láng

  • Không buôn bán, trục lợi tại đất Phật.
  • Không mang theo và không sử dụng đồ ăn mặn tại chùa.
  • Khi dâng lễ cho, có một số vị trí trong chùa được quyền dâng lễ mặn.

Chùa Láng có lượng phật tử đến đông, nhiều khóa tu được diễn ra. Khi bạn có dịp về thăm lăng Bác, mời bạn ghé qua chùa.

Cảm ơn bạn đã đọc. Nét đẹp trường tồn của thời gian!