Exposure Là Gì – Những Điều Cần Biết Về Giá Trị Phơi Sáng

Exposure Là Gì – Những Điều Cần Biết Về Giá Trị Phơi Sáng

Exposure là gì

Exposure Là Gì

Trong nhiếp ảnh chúng ta thường nghe rất nhiều tới thuật ngữ Exposure, vậy thì Exposure là gì ? Exposure có tên đầy đủ là Exposure Value được viết tắt là EV, một cách đơn giản và dễ hiểu nhất thì Exposure là giá trị đo lượng sáng vào máy ảnh thông qua ba thông số cài đặt là ISO, khẩu độ và tốc độ màn trập.

Exposure-la-gi-1

EV quá cao ảnh sẽ cháy sáng và ngược lại EV thấp ảnh sẽ bị tối đi

Xem thêm

  • Những Kinh Nghiệm Cần Biết Khi Chụp Ảnh Ngược Sáng
  • Những Điều Cần Biết Khi Chụp Ảnh HDR
  • Tìm Hiểu Về Ảnh Nghệ Thuật Trắng Đen

Các Thông Số Ảnh Hưởng Tới Exposure

Để có được giá trị đo sáng đúng thì các bạn phải nắm được 3 thông số quan trọng nhất liên quan tới đo sáng là độ nhạy sáng ISO, khẩu độ và tốc độ màn trập.

Mối tương quan giữa ba giá trị này thường được thể hiện qua tam giác phơi sáng

Exposure-la-gi-2

Để kiểm soát được cả 3 thông số các bạn nên sử dụng chế độ phơi sáng thủ công (Chế độ chụp M). Mặc dù chế độ này khá khó để sử dụng thành thạo đối với người mới bắt đầu, nhưng nếu ai đã quen và vận dụng tốt chế này sẽ giúp các bạn điều chỉnh ánh sáng theo đúng ý đồ mình mong muốn được tốt nhất.

Độ Nhạy Sáng ISO

ISO là giá trị thể hiện độ nhạy sáng của cảm biến máy ảnh đối với ánh sáng khi đi vào máy ảnh. Tùy từng điều kiện chụp mà ta sử dụng các giá trị độ nhạy sáng khác nhau, ISO thấp thường được dùng trong điều kiện sáng mạnh, hoặc khi phơi sáng. Còn ISO cao dùng khi chụp thiếu sáng hoặc chụp với tốc độ màn trập nhanh.

Hình ảnh minh họa dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn độ nhạy sáng ISO

Exposure-la-gi-3

Chú ý : Khi càng tăng ISO khi chụp ảnh thì sẽ xuất hiện các hạt noise, tại ISO quá cao các bạn sẽ nhận thấy điều này rõ nhất như ở bức ảnh ở trên. Khi đủ sáng, độ nhạy ISO thấp, cảm biến máy ảnh không cần làm việc nhiều, do đó ảnh rất mịn.

Khẩu Độ

Khẩu độ là đường kính lỗ mở của các lá khẩu ống kính khi chụp ảnh, giúp điều tiết lượng ánh sáng đi vào cảm biến máy ảnh.

Exposure-la-gi-4

Trên hình là ảnh chụp ở các khẩu độ khác nhau (cùng một tốc độ chụp) các bạn có thể nhận thấy khi mở khẩu lớn, lượng ánh sáng đi vào nhiều hơn nên ảnh sẽ sáng hơn đồng thời background mờ hơn so với khi khép khẩu.

Khẩu độ mở lớn (f/1.4-f2.8) thích hợp cho việc chụp ảnh chân dung, vì khẩu độ lớn sẽ làm background mờ hơn do đó sẽ nổi bật chủ thể lên.

Còn khi khép khẩu (f/11-f/16) thì phù hợp cho chụp ảnh phỏng cảnh để độ sâu trường ảnh được tốt nhất.

Khi cài đặt ở khẩu độ nhỏ, cho phép ta có thể điều chỉnh ISO thấp để ảnh không bị các hạt noise.

Tốc Độ Màn Trập

Tốc độ màn trập (shutter speed) là khoảng thời gian màn trập mở để ánh sáng đi vào cảm biến máy ảnh, hay nói cách khác đây là khoảng thời gian để máy ảnh chụp một bức ảnh.

Tốc độ màn trập thấp có thể giúp ta chụp phơi sáng được lâu hơn, thích hợp cho chụp phơi sáng đường phố hay chụp Milky way.

Tốc độ màn trập nhanh giúp ta chụp được những khoảnh khắc chuyển động nhanh, như hình ảnh các vận động viên đang chạy hay những chiếc xe đua đang di chuyển với tốc độ cao (đóng băng chuyển động).

Exposure-la-gi-5

Tốc độ màn trập chậm giúp ta chụp được những bức ảnh đang chuyển động sẽ bị nhòe tạo hiệu ứng đang di chuyển cho bức ảnh

Bức ảnh trên được chụp tại một cây cầu có ít người qua lại nên thời gian phơi sáng lên tận 80s để có thể thu được những tia sáng kéo dài tuyệt đẹp.

exposure-la-gi-8

Bức ảnh chụp tại cầu Djurhamn, Thụy Điển ở tiêu cự 16mm – khẩu độ ƒ/5.6 – tốc độ màn trập 80s – ISO 200 (Nguồn Unsplash)

Khi chụp ở tốc độ màn trập thấp có thể giúp ta giảm giá trị ISO xuống thấp để ảnh đỡ bị noise hơn.

Mình đã viết bài chi tiết và đầy đủ hơn rất nhiều về độ nhạy sáng ISO, khẩu độ và tốc độ màn trập, các bạn có thể vào đọc theo link bài viết ở dưới đây.

  • Tìm Hiểu Về Độ Nhạy Sáng ISO Và Tốc Độ Màn Trập Của Máy Ảnh
  • Tìm Hiểu Về Khẩu Độ Của Ống Kính

Kết Luận

Việc hiểu và nắm bắt được 3 thông số trong tam giác phơi sáng là điều hết sức quan trọng, nó sẽ giúp các bạn kiểm soát được độ phơi sáng cho bức ảnh.

Để hiểu rõ hơn về các mối liên hệ của chúng trong tam giác phơi sáng, các bạn nên thực hành chụp nhiều chủ đề, trong các môi trường khác nhau như chụp ảnh chân dung, chụp ảnh sự kiện, chụp ảnh đời sống, ảnh phong cảnh…để có thể vận dụng được một cách linh hoạt nhất.

Hẹn gặp các bạn ở những bài viết tiếp theo của Tiệm Ảnh Sky nhé !

Thông tin liên hệ

  • Facebook: Trần Phú hoặc Tiệm Ảnh Sky
  • Điện Thoại: 035.4593.189
  • Email : [email protected]